5 KINH TẾ n Thứ Năm n Ngày 31/10/2024 Thiệt hại nặng nề nhất phải kể đến xã Trường Thuỷ (Lệ Thuỷ). Địa phương này thuộc vùng trung du của Quảng Bình, lâu nay không có lũ lụt. Chính vì thế mà người dân nơi đây đầu tư xây chuồng trại phát triển chăn nuôi, có những trang trại quy mô nuôi lên đến cả chục nghìn con gà. Chủ tịch xã Trường Thuỷ Phạm Hữu Tình cho biết, năm nay là lần đầu tiên xã Trường Thuỷ xuất hiện ngập lụt dạng lũ quét. Chỉ trong vòng chưa đến 1 giờ đồng hồ, nước từ thượng nguồn đổ về dâng lên hơn 1m khiến người dân không kịp trở tay. Của cải, đồ đạc trong nhà gần như bị ngập nước hết vì không kịp dọn lũ. Thiệt hại nặng nhất là các trang trại chăn nuôi trên địa bàn. Thống kê sơ bộ, có hàng chục hộ gia đình chăn nuôi ở xã Trường Thuỷ bị thiệt hại do ngập lụt, có những hộ gia đình gần như trắng tay sau lũ. Toàn xã có khoảng 32.000 con gà và hơn 200 con lợn bị chết do ngập nước. Nặng nhất là hộ anh Đỗ Văn Cường (thôn Văn Minh) bị chết 6.000 con gà, trong đó có 4.000 con gà 2 tháng tuổi, số còn lại mới thả, trọng lượng khoảng hơn 4 tấn; cùng với hơn 3 tấn bột bị ướt, thiệt hại ước tính 420 triệu đồng. Hộ gia đình anh Mai Văn Hoá (thôn Hương Thi) bị chết 4.000 con gà, trọng lượng khoảng 4,5 tấn và 3 tấn bột, thiệt hại khoảng 485 triệu đồng. Hộ gia đình bà Mai Thị Gái (thôn Hương Thi) chết 30 con lợn, trọng lượng khoảng 3 tấn, ước thiệt hại gần 200 triệu đồng… Anh Đỗ Văn Cường cho biết, anh là hộ gia đình trẻ, sau khi cưới vợ chồng anh vay mượn đầu tư chuồng trại chăn nuôi gà từ 4 năm nay. Mỗi năm trang trại của anh nuôi bình quân 30.000 con gà, trừ chi phí, anh thu về hơn 150 triệu đồng/năm. Trận lũ vừa rồi trang trại nuôi gà của anh ngập hơn 1m, sau 1 đêm đàn gà 6.000 con chỉ còn lại vài con thoi thóp. “Nước lên quá nhanh như lũ quét. Khoảng 18 giờ ngày 27/10, nước từ thượng nguồn đổ về, chỉ sau 1 giờ đồng hồ là ngập hơn 1m, vợ chồng em trở tay không kịp. Sáng ra nhìn đàn gà chết nằm la liệt mà tím tái ruột gan, nhưng cũng phải cắn răng nhờ hàng xóm thu gom mang đi chôn” - anh Cường tâm sự. Không chỉ ở Trường Thuỷ, mà nhiều xã vùng Trũng, những hộ chăn nuôi vịt thả đồng cũng thiệt hại nặng nề. Nước lũ về nhanh, hàng chục nghìn con vịt thả đồng ở những vùng đầm phá tứ tán theo nước lũ. Hộ ông Dương Văn Phong, trú xã Sơn Thuỷ (Lệ Thuỷ) về xã vùng trũng Hàm Ninh (Quảng Ninh) nuôi hơn 1.300 con vịt đẻ. Nước lũ lên trong đêm, một mình ông không thể chống chọi, khiến hơn 800 con vịt bị trôi theo dòng nước lũ… Chủ tịch xã Trường Thuỷ cho rằng, sau lũ lụt, Chính phủ cần có chính sách khoanh nợ và cho vay ưu đãi đối với những hộ gia đình chăn nuôi bị thiệt hại trong lũ, nếu không họ sẽ khó mà gượng dậy. LŨ LỤT LÀM 5 NGƯỜI CHẾT VÀ MẤT TÍCH Trong ngày 30/10, lực lượng tìm kiếm của các địa phương đã tìm thấy thi thể của 3 nạn nhân mất tích trước đó, nâng tổng số người chết trong đợt lũ lụt này ở Quảng Bình lên 4 người. Cụ thể, vào khoảng 20 giờ ngày 29/10, ông Nguyễn Công Hiền (SN 1960, ở xã Thanh Thủy, huyện Lệ Thủy) chèo thuyền đi thăm người thân trong thôn. Tuy nhiên, đến sáng 30/10, gia đình không thấy ông về nhà và lập tức báo cho chính quyền địa phương. Lực lượng chức năng phối hợp với người dân tổ chức tìm kiếm. Đến 11 giờ 45 phút cùng ngày, thi thể ông Hiền đã được tìm thấy trên tuyến đường thôn 2 - Thanh Mỹ. Chính quyền địa phương đã bàn giao thi thể nạn nhân cho gia đình để lo hậu sự. Cùng thời điểm, 2 nạn nhân mất tích khác cũng được tìm thấy là ông Ngô Du Lâm (44 tuổi, ngụ phường Nam Lý, TP Đồng Hới) mất tích khi đang thả lưới khu vực ruộng đồng ở thành phố Đồng Hới lúc nước lũ dâng cao hôm 28/10 và ông Phạm Văn Cứ (64 tuổi, ngụ xã Gia Ninh, huyện Quảng Ninh) bị lật đò mất tích khi đang di chuyển tài sản để tránh lũ. Trước đó, tại huyện Lệ Thủy, ngày 27/10, anh Lê Ngọc Hơn (SN 2001, thôn Thanh Sơn, xã Thái Thủy) khi làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại khu vực hạ lưu đập Thanh Sơn không may bị lũ cuốn trôi. Thi thể anh cũng đã được tìm thấy và an táng theo phong tục địa phương. Người mất tích hiện nay vẫn đang được tìm kiếm là anh Nguyễn Văn B. (SN 1985) bị lật đò khi đang trên đường đi đón cháu. HOÀNG NAM Nước lũ lên quá nhanh, nhiều trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm ở Quảng Bình không kịp trở tay, toàn bộ vật nuôi bị đuối nước, hoặc bị lũ cuốn trôi, thiệt hại nặng nề. Nhiều chủ trang trại trắng tay sau lũ lụt. Các hộ gia đình phải nhờ người thu gom, rồi thuê xe mang đi chôn Hàng loạt trang trại trắng tay sau lũ lụt QUẢNG BÌNH: CHỦ ĐỘNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG MỚI Dù từ nửa cuối năm 2022 đến nay thị trường tiêu thụ chính của ngành may mặc, giày da Thanh Hóa là Hoa Kỳ và các nước EU suy giảm mạnh, song các DN đã chủ động tiếp cận nhiều thị trường mới, như châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á... Đồng thời đa dạng hóa mặt hàng; chấp nhận đơn hàng giá thấp để duy trì việc làm cho người lao động. Từ những giải pháp linh hoạt đã mang lại những kết quả khả quan cho các ngành công nghiệp này trong năm 2024. Như tại Cty TNHH May 888 (huyện Quảng Xương), từ cuối năm 2022 khi thị trường Mỹ và EU sụt giảm sản lượng tiêu thụ, cùng với chấp nhận thêm các đơn hàng nhỏ, đơn hàng giảm giá, DN đã phát triển thêm và thành công khi chinh phục thêm 8 khách hàng ở các nước châu Á, giúp sản lượng tăng 20% so với năm 2023. Đại diện Cty TNHH may Thiệu Đô (huyện Thiệu Hóa) cho biết, hiện Cty có 10 dây chuyền may áo sơ mi và 6 dây chuyền may quần áo vest sản xuất hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Mỹ và các nước châu Âu. Đón trước nhu cầu phục hồi của thị trường, năm 2023 DN đã tập trung nguồn vốn mở rộng nhà xưởng, đầu tư thêm máy móc hiện đại. Từ đầu năm 2024, đến nay, Cty sản xuất được gần 1,4 triệu áo sơ mi, 240 bộ vest, với doanh thu đạt 4,3 triệu USD. Đơn hàng trong thời gian tới cũng đã được ký kết bảo đảm công việc tới tháng 5/2025. DN hiện đang tạo việc làm ổn định cho 1.100 lao động, với mức thu nhập bình quân đạt gần 8 triệu đồng/tháng. NHIỀU THÁCH THỨC Bên cạnh những tín hiệu khởi sắc về số lượng đơn hàng, ngành may mặc, giày da Thanh Hóa vẫn đối diện với nhiều thách thức, như giá đơn hàng hiện chưa khôi phục so với trước thời điểm suy thoái năm 2022, trong khi các chi phí đầu vào đều tăng cao, ảnh hưởng đến lợi nhuận của DN. Ngoài ra, gần đây các nước nhập khẩu lớn liên tiếp đưa ra những yêu cầu mới về việc nhập khẩu các sản phẩm đáp ứng tiêu chí sản xuất xanh, tuần hoàn, bảo đảm trách nhiệm xã hội và môi trường của DN. Đây là những thách thức mới và sẽ liên tục cập nhật theo xu thế mà các DN phải nỗ lực nghiên cứu, đầu tư để thích ứng. Giám đốc điều hành Cty TNHH May 888, ông Lê Văn Bắc, cho biết: Một số khách hàng từ Nhật Bản luôn có những yêu cầu cao trong sản xuất xanh, sạch, an toàn cho người lao động. Vì vậy, từ khuôn viên nhà máy tới hệ thống đèn, các tiêu chuẩn an toàn về không khí luôn được DN chú trọng bố trí. DN đã đầu tư hệ thống tiết kiệm năng lượng đầu vào trong sản xuất. Ngoài ứng dụng năng lượng mặt trời, chúng tôi còn nghiên cứu thêm các giải pháp lò hơi đốt vải để tái tạo năng lượng, phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh khác. Theo ông Trịnh Xuân Lâm, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may tỉnh Thanh Hóa, ngành may mặc Thanh Hóa mới đáp ứng tốt tiêu chí về giải quyết việc làm. Lợi nhuận sản xuất đối với DN chưa cao do chủ yếu sản xuất theo phương thức CMT (gia công), phụ thuộc vào đơn vị nhập khẩu từ mẫu thiết kế đến nguyên phụ liệu và phương thức vận tải. Trong hiệp hội, hiện đã có một số DN đi đầu trong chuyển đổi sản xuất may mặc sang sản xuất FOB (mua nguyên liệu, bán thành phẩm) hay số ít đã sản xuất theo tiêu chuẩn cao hơn là ODM (tự thiết kế, sản xuất và bán sản phẩm). Lợi nhuận các đơn hàng này tăng gấp 3 lần so với sản xuất gia công. HOÀNG LAM CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Quảng cáo THÔNG BÁO TÌM NGƯỜI TAND huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội thông báo cho ông Phan Hồng Việt, sinh năm 1980; HKTT: Xuân Thuỷ, xã Thuỷ Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội vắng mặt tại nơi cư trú từ năm 2014 đến nay không có tin tức gì. Nay ông Việt đang ở đâu liên hệ với TAND huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội để giải quyết việc bà Phan Hồng Vân yêu cầu tuyên bố ông mất tích. Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày thông báo, nếu ông Việt không có mặt tại TAND huyện Chương Mỹ thì TAND huyện Chương Mỹ sẽ giải quyết việc dân sự theo đúng quy định của pháp luật. THANH HÓA: Doanh nghiệp dệt may, da giày nỗ lực vượt khó Theo thống kê của Sở Công Thương Thanh Hóa, tỉnh hiện có gần 300 doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực dệt may, tạo việc làm cho khoảng 150.000 lao động. Lĩnh vực da - giày có 27 DN giải quyết việc làm cho khoảng 133.000 người. Các doanh nghiệp dệt may, giày da đã nỗ lực nhằm đáp ứng những tiêu chuẩn sản xuất ngày càng khắt khe của thị trường, hướng tới gia nhập sâu hơn chuỗi cung ứng. Theo số liệu từ Cục Thống kê Thanh Hóa, 7 tháng năm 2024 trong lĩnh vực may mặc, các DN đã sản xuất được 391,7 triệu sản phẩm, tăng 13,5% so với cùng kỳ. Đặc biệt, càng về cuối năm, sản lượng sản xuất tăng trưởng cao và ổn định hơn so với những tháng đầu năm. Trong lĩnh vực giày da, sản lượng sản xuất trong 7 tháng cũng đạt 153,6 triệu đôi, tăng 16,7% so với cùng kỳ. Mưa lũ cũng đã làm 5 tàu cá của ngư dân bị chìm, trong đó 1 tàu thuộc huyện Bố Trạch; 4 tàu còn lại thuộc thành phố Đồng Hới. Dây chuyển sản xuất của tổng Cty CP Tập đoàn Tiên Sơn, một trong những đơn vị đầu tiên của Thanh Hóa sản xuất các đơn hàng theo phương thức FOB
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==