3 THỜI SỰ n Thứ Năm n Ngày 31/10/2024 CÓ NÊN MỞ RỘNG PHẠM VI THÍ ĐIỂM? Liên quan đến phạm vi thực hiện, ông Nguyễn Huy Tiến cho biết, dự thảo Nghị quyết xác định việc thí điểm xử lý vật chứng, tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa thực hiện ngay từ giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, xuyên suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Ngoài ra, phạm vi chỉ áp dụng thí điểm đối với các vụ án, vụ việc hình sự thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo. Dự thảo đề xuất hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025 và được thực hiện không quá 3 năm. Đại diện cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết, việc áp dụng cơ chế thí điểm sẽ có tác động rất lớn đến quyền con người, quyền công dân, nhất là quyền tài sản. Do đó, phạm vi thí điểm giới hạn trong một số vụ việc, vụ án hình sự thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo là phù hợp. Ngoài ra, cơ quan thẩm tra tán thành với thời gian thực hiện thí điểm 3 năm, đồng thời đề nghị, qua đánh giá kết quả, nếu có đủ điều kiện, có thể nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự và các luật liên quan. Cùng ngày, nêu ý kiến tại phiên thảo luận ở tổ, đa số các đại biểu đồng tình với sự cần thiết ban hành nghị quyết này. Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hữu Chính, nguyên Chánh án TAND thành phố Hà Nội viện dẫn, theo quy định, khi khởi tố vụ án, cơ quan điều tra có quyền phong tỏa, kê biên tài sản. Tuy nhiên, cơ quan cuối cùng giải quyết số tài sản này lại do tòa án, thời gian thường kéo dài 1 - 2 năm, gây hư hỏng vật chứng. Ông Chính viện dẫn vụ án ở Bệnh viện Bạch Mai trước đây, có thiết bị y tế 40 tỷ đồng bị phong tỏa, kê biên. Sau xử lý vụ án, điều chuyển cho bệnh viện khác không ai dám nhận, phải bỏ không. Thậm chí, có những vụ án, thiết bị, máy móc để vài năm, thành sắt vụn. Ông Chính đề nghị nên mở rộng phạm vi áp dụng. Cùng mối quan tâm, đại biểu Quốc hội Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an thành phố Hà Nội cho biết, Công an Hà Nội đang phải quản lý số lượng vật chứng, tài sản rất lớn, có những tài sản để lâu quá mất giá trị, gây lãng phí, tài sản hao mòn. Không chỉ vậy, địa phương còn phải có kho vật chứng, bố trí cả người trông coi. Ông Trung cho rằng, việc ban hành văn bản này rất cần thiết. Tuy nhiên, ngoài các vụ án, vụ việc Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo, ông đề nghị, cần tính toán mở rộng phạm vi, thậm chí có luật về việc này và rút ngắn thời gian thí điểm. Cùng đề cập đến phạm vi áp dụng, đại biểu Nguyễn Phương Thủy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đồng tình với đề xuất trong dự thảo cũng như cơ quan thẩm tra, chưa nên mở rộng phạm vi thí điểm. Nhấn mạnh không cầu toàn, không nên nóng vội, bà Thủy cho rằng, cần áp dụng thận trọng, bổ sung quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân. Tuy nhiên, thời gian thí điểm có thể quy định linh hoạt, không nhất thiết phải 3 năm, vừa làm vừa đánh giá và kết hợp với việc sửa các luật khác. KHỞI ĐỘNG LẠI PHƯƠNG THỨC HỢP ĐỒNG BT Cũng trong ngày 30/10, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng trình Quốc hội dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) và Luật Đấu thầu. Đáng lưu ý, liên quan đến Luật PPP, từ năm 2021, hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao) không áp dụng đối với dự án đầu tư mới. Việc dừng thực hiện dự án BT theo Luật PPP xuất phát từ những bất cập của việc thực hiện loại hợp đồng này. Hiện, Quốc hội cho phép 3 địa phương được thí điểm triển khai loại hợp đồng BT, gồm: TP. HCM, Hà Nội và Nghệ An. Tuy nhiên, cách thức áp dụng còn chưa thống nhất, tùy thuộc vào điều kiện đặc thù của từng địa phương. Lần sửa đổi này, Chính phủ khuyến khích thực hiện phương thức PPP đối với tất cả các dự án thuộc lĩnh vực đầu tư công, trừ các dự án nhà nước độc quyền, lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Ông Dũng cho biết, Chính phủ đề xuất tiếp tục áp dụng loại hợp đồng BT thanh toán bằng tiền và quỹ đất theo hướng đổi mới toàn diện cách thức thực hiện, khắc phục tối đa các bất cập trong thực hiện loại hợp đồng này. Ngoài ra, Chính phủ trình phương án bổ sung loại hợp đồng BT không yêu cầu thanh toán để áp dụng đối với các công trình kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công... Thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng, Luật PPP đã được áp dụng khoảng 5 năm, nhưng việc huy động các nhà đầu tư tham gia các dự án PPP vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Do đó, cần làm rõ hơn các khó khăn, vướng mắc đối với các dự án PPP thời gian qua để có giải pháp phù hợp hơn. Về loại hợp đồng BT, Quốc hội đã cho phép thí điểm tại một số địa phương. Các quy định này mới đang thí điểm, chưa được tổng kết, đánh giá, chưa đủ thời gian kiểm nghiệm… Để bảo đảm tính khả thi, cơ quan thẩm tra đề nghị giao Chính phủ hướng dẫn chi tiết, với nguyên tắc đổi mới toàn diện cách thức thực hiện và thanh toán cho nhà đầu tư, không để xảy ra thất thoát, lãng phí, tiêu cực. Phát biểu tại phiên thảo luận ở tổ, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình viện dẫn, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam không chỉ cần nguồn lực nhà nước mà rất cần nguồn lực xã hội, vốn ODA… Luật PPP hiện hành đã loại bỏ phương thức hợp đồng BT, song lần sửa đổi này, Chính phủ đề xuất áp dụng trở lại trên tinh thần kiểm soát chặt chẽ hơn. Đặc biệt, ông Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh tinh thần đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp, còn nếu cứ “xách hồ sơ đi hết cửa nọ, cửa kia thì phiền hà cho doanh nghiệp”. THÀNH NAM Sáng 30/10, Viện trưởng Viện KSND Tối cao Nguyễn Huy Tiến trình Quốc hội tờ trình dự thảo Nghị quyết thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự. Đề xuất phạm vi áp dụng thí điểm đối với các vụ án, vụ việc hình sự thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo, nhận được nhiều sự quan tâm của đại biểu Quốc hội. Viện trưởng Viện KSND Tối cao Nguyễn Huy Tiến ẢNH: NHƯ Ý Đại biểu Nguyễn Phương Thủy ẢNH: NHƯ Ý Đối với việc xử lý vướng mắc các dự án BOT, BT chuyển tiếp, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, lần sửa đổi này cho phép áp dụng Luật PPP trong trường hợp được ký kết trước thời điểm luật này có hiệu lực thi hành mà chưa có quy định điều chỉnh những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện. Đối với các hợp đồng dự án BT có nội dung chưa phù hợp với quy định pháp luật tại thời điểm ký kết, Chính phủ đã đề xuất cơ chế xử lý. Tuy nhiên, đây là nội dung phức tạp, cần được rà soát đánh giá kỹ lưỡng hơn. Do đó, Chính phủ đã báo cáo cấp có thẩm quyền theo hướng nghiên cứu xây dựng nghị quyết của Quốc hội để tháo gỡ vướng mắc đối với các dự án này. CHẬM XỬ LÝ TÀI SẢN THU GIỮ TRONG CÁC VỤ ÁN: Nhiều tài sản hư hỏng, thành sắt vụn Trao đổi với PV Tiền Phong ngày 30/10 xung quanh việc sàn thương mại điện tử Temu từ Trung Quốc hoạt động kinh doanh ở Việt Nam khi chưa được cấp phép, đe dọa sản xuất trong nước, ông Lê Hoàng Tài, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, đây là thực tế mà các cơ quan quản lý phải đối mặt. Thực tế, theo ông Tài, không chỉ có sàn thương mại điện tử Temu xuất hiện ở Việt Nam gần đây, 5 năm trở lại đây, số lượng các sàn thương mại điện tử từ Trung Quốc xuất hiện nhiều hơn (Temu, Taobao, 1688, Shein) đã gây khó khăn, gây trở ngại đối với các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam. Theo lãnh đạo Cục Xúc tiến Thương mại, Temu gây chú ý do các sản phẩm thông thường được bán trên sàn thương mại điện tử này có mức giá thấp, chỉ bằng từ 50 đến 60 % so với những sàn thương mại điện tử khác. Temu đang có xu hướng cạnh tranh về giá để chiếm thị trường. “Chúng ta đều biết nếu cạnh tranh về giá thì khó cạnh tranh về mặt chất lượng. Bởi vì với mức lợi nhuận âm như vậy thì rất khó để có thể cạnh tranh đối với sản xuất”, ông Tài nhận định. Về giải pháp ứng phó, theo ông Tài, hiện nay đối với doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt các doanh nghiệp với quy mô nhỏ và vừa, cần phải kiểm soát về mặt chất lượng. Chỉ khi giữ được chất lượng thì doanh nghiệp mới giữ được chân người tiêu dùng. Về giải pháp ứng phó với cơn lốc giá rẻ từ các sàn thương mại điện tử Trung Quốc, Bộ Công Thương cho biết, trong tháng 10, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số sẽ tham mưu cho lãnh đạo Bộ báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính nghiên cứu phương án giám sát, quản lý hàng hóa nhập khẩu lưu thông qua các sàn thương mại điện tử chưa tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam. Tổng cục Quản lý thị trường sẽ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thường xuyên phối hợp với Tổng cục Hải quan tăng cường giám sát, phát hiện, xử lý kho hàng, điểm tập kết hàng hóa (nếu có) của các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới chưa được cấp đăng ký. Một cơ quan khác là Vụ Pháp chế sẽ chịu trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để rà soát các yếu tố pháp lý, đề xuất phương án xử lý các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới hoạt động trái phép. PHẠM TUYÊN BỘ CÔNG THƯƠNG: Lợi nhuận doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng ngắn hạn vì Temu
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==