10 ĐỜI SỐNG n Thứ Hai n Ngày 30/9/2024 Đại diện UBND quận Ba Đình cho biết, đến thời điểm này quận đã tổ chức kiểm định 32/74 chung cư cũ thuộc các phường Đội Cấn, Cống Vị, Ngọc Khánh, Thành Công, Giảng Võ, Liễu Giai, Trúc Bạch, đang hoàn chỉnh báo cáo kết quả để đề nghị Sở Xây dựng Hà Nội thẩm định làm cơ sở trình Hội đồng kiểm định thành phố phê duyệt kết quả kiểm định. Đã trình Sở xây dựng đợt 1 gồm 10 hồ sơ đã hoàn thành. Đối với việc lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 cho các khu chung cư cũ, UBND quận Ba Đình đã phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, tổ chức mời thầu qua mạng và đã ký Hợp đồng với Viện Quy hoạch xây dựng. Đại diện Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, sở đang tổng hợp để hoàn thiện báo cáo 3 năm thực hiện Đề án cải tạo chung cư cũ để gửi UBND thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, tiến độ chung đang chậm. Các quận, huyện đang tập trung vào kiểm định và lập quy hoạch chi tiết. "Vừa qua nhiều đơn vị kiểm định chỉ tòa chung cư mà không đánh giá hạ tầng. Đa số các khu phải đánh giá hạ tầng nên Sở Xây dựng Hà Nội đang yêu cầu làm bổ sung", đại diện Sở Xây dựng Hà Nội nói. Đáng chú ý, sau khi Luật Nhà ở năm 2023 được Quốc hội thông qua, Chính phủ ban hành Nghị định số 98/2024/NĐCP quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ, trong đó quy định Nhà nước bố trí kinh phí kiểm định nhà chung cư, lập quy hoạch; bố trí chỗ ở tạm thời cho các chủ sở hữu trong thời gian thực hiện dự án, cơ chế ưu đãi đối với chủ đầu tư. Ngoài ra, Luật Thủ đô năm 2024 cũng có những cơ chế để nhà nước thực hiện thu hồi đất đấu giá chung cư cũ trong trường hợp không lựa chọn được chủ đầu tư. Thông tin từ Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội cho biết, ngay từ khi UBND thành phố ban hành Kế hoạch 329/KH-UBND về nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ vào ngày 31/12/2021, sở này đã liên tục “thúc” các quận, huyện và thị xã Sơn Tây phối hợp với nhà đầu tư trước đây nghiên cứu lập nhiệm vụ và ý tưởng quy hoạch chung cư cũ trên địa bàn quản lý. “Các đơn vị này đã ngừng nghiên cứu do không phù hợp với quy định pháp luật hiện hành”, vị đại diện nêu. Về chi phí lập quy hoạch tổng mặt bằng, Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội cho biết, UBND thành phố Hà Nội đã thống nhất giao nhiệm vụ cho UBND cấp huyện quyết định phê duyệt dự án, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, lập quy hoạch chung cư cũ. KTS Nguyễn Anh Tuấn (Cty ATH Homes) nhận định, hiện nay nhiều chung cư cũ Hà Nội đang bị nhà đầu tư thờ ơ. “Lý do là cơ chế hiện nay giao quy hoạch cho các địa phương. Thử hỏi quy hoạch địa phương làm xong, đến khi gặp chủ đầu tư liệu có phải điều chỉnh hay không? Quy hoạch đó có tạo ra lợi nhuận cho chủ đầu tư khi cải tạo chung cư cũ hay không?”, KTS Tuấn đặt câu hỏi. Ông Tuấn cho rằng, cần giao lại quyền quy hoạch cho nhà đầu tư như trước đây, họ phân định được lợi nhuận ngay trong quy hoạch thì mới thu hút được doanh nghiệp tham gia. Đại diện một doanh nghiệp bất động sản cho rằng, 3 nhà (người dân, doanh nghiệp, Nhà nước) vẫn chưa tạo được tiếng nói chung. Những năm qua vướng, bây giờ vẫn vướng, chỗ vướng chiều cao, chỗ mật độ dân số... "Nếu thành phố quyết tâm cải tạo chung cư cũ cần phân bổ quy hoạch một cách hợp lý, để doanh nghiệp muốn tham gia cải tạo chung cư cũ có thể quy gom, giải quyết được bài toán quy hoạch trong cải tạo chung cư cũ. Muốn vậy, các cơ quan quy hoạch đô thị cũng phải linh hoạt để tạo sự thông thoáng trong quá trình đầu tư", vị này nêu. TRẦN HOÀNG KHI NHÀ TRƯỜNG PHẢI TỰ ĐỔI MỚI Để đón đầu cơ hội từ làn sóng đầu tư từ các “đại bàng’’ thế giới, nhiều trường ĐH đã chính thức mở ngành và tuyển sinh ngành Vi mạch bán dẫn từ năm nay như: Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội (Trường ĐH Việt Pháp); Trường ĐH Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt - Hàn, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật (thuộc ĐH Đà Nẵng), Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM, Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn; Trường ĐH Bách Khoa, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Trường ĐH Công nghệ Thông tin (thuộc ĐH Quốc gia TPHCM); Trường ĐH Cần Thơ… Một số trường tuyển sinh, đào tạo chuyên ngành Thiết kế vi mạch trong ngành Điện tử viễn thông hoặc Khoa học máy tính, như: Trường ĐH Gia Định, Trường ĐH Việt Đức, Trường ĐH Lạc Hồng. Trước những yêu cầu mang tính đặc thù của ngành vi mạch bán dẫn, bản thân những người trong cuộc cũng nhận thấy việc đào tạo nhân lực đòi hỏi cơ sở đào tạo phải có cả năng lực và tiềm lực mạnh mẽ về cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm (PTN), chương trình đào tạo, đội ngũ giảng dạy, mạng lưới hợp tác... Trong đó, nhiều trường gặp khó khăn nhất là nguồn nhân lực phục vụ cho đào tạo (giáo viên), cơ sở vật chất, chương trình đào tạo… Trong thời gian qua, một số trường đã tìm đến sự hỗ trợ bên ngoài trường. Trường ĐH Lạc Hồng đã gửi giáo viên đi đào tạo, tham gia trực tiếp quy trình sản xuất và lớp học thiết kế chip bán dẫn... Trường cũng mua phần mềm và thiết kế vi mạch bán dẫn của Synopsys và phần cứng đi kèm để phục vụ công tác đào tạo, phối hợp cùng ONSEMI để đào tạo tại trường và gửi sinh viên đi thực tập trực tiếp trên dây chuyền sản xuất của công ty… Trường còn hợp tác với Trường ĐH Bang Azirona (Mỹ) và nhiều trường ĐH ở Đài Loan (Trung Quốc) để chuyển giao chương trình đào tạo thiết kế chip cũng như hợp tác để đào tạo giáo viên cho trường. Có lợi thế đã hợp tác với các ĐH hàng đầu của Cộng hòa Liên bang Đức. Trường ĐH Việt Đức bắt tay với Trường ĐH Stuttgart (CHLB Đức) đào tạo về kĩ thuật bán dẫn và hệ thống vi mạch. Cụ thể, sinh viên của trường có thể tham gia học kì trao đổi tại ĐH Stuttgart để học chuyên sâu về công nghệ bán dẫn, hệ thống vi điện tử và thiết kế chip. Sinh viên sẽ được học tập, làm việc trong các hệ thống phòng thí nghiệm rất hiện đại của ĐH Stuttgart. Một khó khăn nữa của ngành Vi mạch bán dẫn là kén người học. Ví dụ như ngành thiết kế vi mạch, công nghệ bán dẫn đòi hỏi sinh viên phải có năng khiếu tự nhiên, năng lực suy luận, năng lực Toán học, Vật lí học, Hóa học,… Những thí sinh không có năng khiếu và năng lực liên quan đến khoa học tự nhiên rất khó để vào và theo được ngành này. CÓ HÀNH LANG PHÁP LÍ, CẦN TÌM LỐI ĐI RIÊNG Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quyết định 1017/QĐ-TTg phê duyệt chương trình “Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050". Theo quyết định, phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam đào tạo ít nhất 50.000 nhân lực có trình độ từ ĐH trở lên phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn, trong đó đào tạo ít nhất 42.000 kĩ sư, cử nhân; có ít nhất 7.500 học viên cao học và 500 nghiên cứu sinh; PGS.TS Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng, việc tập trung đào tạo kĩ sư cho ngành công nghiệp bán dẫn là một hướng đi chiến lược, có yếu tố quyết định để có thể tận dụng cơ hội tiếp cận, chuyển giao công nghệ, thúc đẩy sự phát triển kinh tế nhanh, bền vững, đồng thời cũng là yếu tố quan trọng để thực hiện chiến lược Make-in-Việt Nam. Nhận thức được vấn đề này, nhiều trường trên toàn quốc có chương trình đào tạo liên quan tới vi mạch bán dẫn. Nhưng ông Sơn cũng khẳng định việc ra đời một ngành đào tạo mới không hề đơn giản. Theo ông Sơn, mã ngành cũng chỉ là một con số, việc ra đời một ngành đào tạo mới phải như thế nào? Nó chỉ có 2 cách, một là ngành lớn phát triển quá mạnh, phạm vi về kiến thức, nền tảng khoa học quá rộng và phân nhánh nên chúng ta cần có một ngành đào tạo mới. “Việc đào tạo ngành mới không hề dễ dàng. Giảng viên ngành mới có không hay vẫn là các thầy cô là giảng viên mạch điện, điện tử, thiết kế. Các trường rất cần dự báo chính xác về nhu cầu nhân lực vi mạch bán dẫn để xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo hữu hiệu.”, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn chia sẻ. NGHIÊM HUÊ Cuối năm 2021, UBND thành phố Hà Nội ban hành quyết định về “Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội”, đến nay đã gần 3 năm thực hiện, chung cư cũ vẫn ngổn ngang chưa có thời hạn cải tạo. Chương trình Kĩ thuật vi điện tử và Công nghệ nano của ĐH Bách khoa Hà Nội ra đời tập trung vào lĩnh vực chế tạo sản xuất Thách thức và cơ hội Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn, với điều kiện hiện nay, hai khâu trong ngành công nghiệp bán dẫn mà Việt Nam có lợi thế là thiết kế, đóng gói, kiểm thử chip và các trường đang rất cần dự báo chính xác về nhu cầu nhân lực vi mạch bán dẫn để xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo hữu hiệu. Khu tập thể Văn Chương xuống cấp nghiêm trọng ĐÀO TẠO NHÂN LỰC NGÀNH VI MẠCH BÁN DẪN: CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Năm 2024 chứng kiến hiện tượng hàng loạt trường đại học (ĐH) từ công lập đến tư thục mở ngành vi mạch bán dẫn để tuyển sinh. Các trường đã kịp thời bắt “trend” nhưng theo các chuyên gia trong ngành, để đào tạo được ngành học này không đơn giản như những ngành khác. Bài 1: Ngành hot nhưng… không dễ CẢI TẠO CHUNG CƯ CŨ HÀ NỘI: Vì sao doanh nghiệp thờ ơ?
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==