Tiền Phong số 272

carbon KINH TẾ 5 n Thứ Bảy n Ngày 28/9/2024 Ngày 27/9, Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ lưu vực sông Bến Hải Nguyễn Ngọc Hùng cho biết, ban của ông là một trong những đơn vị quản lý rừng lớn nhất ở tỉnh Quảng Trị. Ban quản lý 21.000ha rừng, trong đó hơn 11.000ha rừng tự nhiên được chi trả tiền tín chỉ carbon. Năm 2023, ban nhận được 1,5 tỷ đồng tiền tín chỉ carbon từ Ngân hàng Thế giới. Số tiền này được chuyển về tài khoản của đơn vị từ hơn nửa năm nay, song đến bây giờ vẫn chưa thể chi trả cho cộng đồng. “Nếu số tiền này không vướng quy định thì sẽ được sử dụng để chi trả các khoản chi phí quản lý hoạt động khoán bảo vệ rừng, hoạt động hỗ trợ sinh kế cho cộng đồng có tham gia thỏa thuận quản lý rừng, hỗ trợ UBND xã có tham gia thỏa thuận quản lý rừng... Các kế hoạch vẫn đang nằm trên giấy vì vướng quy định của Nghị định 107”, ông Hùng nói. Theo ông Hùng, Nghị định 107 quy định, không chi trả chồng chéo với các khoản chi khác từ ngân sách nhà nước. Song thực tế đa phần diện tích rừng tự nhiên tại tỉnh Quảng Trị đã được bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước để bảo vệ rừng. Mức kinh phí ngân sách chi trả để bảo vệ rừng từ 300.000-400.000 đồng/ha tuỳ tình hình của từng xã. Do đó, nếu chi thêm tiền tín chỉ carbon sẽ trở thành chi chồng chéo, vi phạm Nghị định 107. Để gỡ vướng, Ban Quản lý rừng phòng hộ lưu vực sông Bến Hải đã lập phương án, chi 50 triệu đồng cho mỗi thôn, bản ở gần rừng và tham gia bảo vệ rừng thuộc 3 xã Vĩnh Hà, Vĩnh Ô, Vĩnh Khê ở huyện Vĩnh Linh. Số tiền này sẽ phục vụ xây dựng, mua sắm công trình phúc lợi cộng đồng, do thôn, bản tự đề xuất. Số tiền còn lại, Ban sẽ đầu tư các công trình lâm sinh, trồng cây rừng bản địa… Tuy nhiên, phương án này hiện vẫn còn nằm trên giấy, chưa được duyệt. Ông Trần Xuân Dưỡng-Giám đốc Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Trị cho biết, hơn 126.692 ha rừng của tỉnh này được chi trả tín chỉ carbon. Tỉnh đã nhận về hơn 50 tỷ đồng nhưng đang “mắc kẹt”, do các chủ rừng là ban quản lý rừng phòng hộ và công ty lâm nghiệp gặp khó khi chi trả tiền tín chỉ carbon bởi vướng Nghị định 107. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Quảng Trị Hồ Xuân Hòe cho hay, hiện mức trần chi trả bảo vệ rừng theo quy định mới nhất ở mức cao nhất lên đến 800.000 đồng/ha. Song thực tế mức chi trả của các chương trình bảo vệ rừng khác cũng hưởng từ ngân sách Nhà nước hiện mới ở mức 300.000 đồng/ha. Nếu tính khoản chi trả từ tín chỉ carbon để đạt mức trần 800.000 đồng/ha sẽ giúp nâng cao thu nhập và ý thức trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ rừng. “Để nâng cao hiệu quả khai thác tín chỉ carbon, góp phần bảo vệ rừng bền vững, thời gian tới các cơ quan trung ương cần nghiên cứu, sửa đổi nghị định 107, giúp khơi thông dòng tiền tín chỉ carbon”, ông Hòe nói. Ông Hà Sỹ Đồng-Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, tỉnh đã có văn bản kiến nghị Bộ NN&PTNT tháo gỡ những quy định gây vướng mắc ở Nghị định 107, rất mong sẽ sớm có giải pháp tháo gỡ. H.THÀNH Tỉnh Đắk Lắk là địa phương bán thành công khí nhà kính (CO2e) giảm phát thải trên lúa đầu tiên của Việt Nam, mở ra cơ hội biến không khí thành tiền. Trung tuần tháng 9, Công ty Cổ phần Net Zero Carbon mua gần 17 tấn giảm phát thải CO2e từ mô hình thí điểm “Giải pháp lúa xanh giảm phát thải và tăng năng suất” được triển khai trong vụ đông xuân 2023-2024 trên diện tích 4,2ha tại xã Bình Hòa (huyện Krông Ana, Đắk Lắk). Đây là số lượng giảm phát thải CO2e đầu tiên trên lúa của Việt Nam được bán thành công từ mô hình thí điểm trên. Theo tìm hiểu của phóng viên, mô hình này được áp dụng quy trình canh tác lúa ướt - khô xen kẽ của Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI), kết hợp sử dụng chế phẩm Nano composite của Cty Cổ phần BSB Nanotech và áp dụng quy trình báo cáo xác nhận giảm phát thải của Cty Cổ phần Net Zero Carbon. Sau hơn 3 tháng thực hiện, mô hình này đã mang lại kết quả tích cực: So với mô hình đối chứng (canh tác truyền thống), năng suất trung bình đạt gần 11,7 tấn/ ha, tăng hơn 0,93 tấn/ha; giảm chi phí đầu tư (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…). Lợi nhuận ròng của mô hình đạt gần 94,8 triệu đồng, tăng trên 15,5 triệu đồng so với mô hình đối chứng. Quan trọng hơn, mô hình giúp nông dân thay đổi phương pháp canh tác truyền thống, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cải tạo đất lúa. Đồng thời, mô hình giúp giảm phát thải được gần 4 tấn/ha khí nhà kính (CO2e), góp phần bảo vệ môi trường, lúa sạch hơn, sản xuất an toàn hơn… Là một trong những nông dân đầu tiên tham gia thực hiện thí điểm mô hình canh tác lúa xanh giảm phát thải, ông Lê Như Hùng ở xã Bình Hòa (huyện Krông Ana) cho biết, cách canh tác trên giúp giảm một nửa lượng nước tưới và giảm 15% chi phí, nhưng tăng năng suất so với canh tác lúa thông thường. Đặc biệt, khi mô hình thành công còn góp phần bảo vệ môi trường, thêm thu nhập từ bán tín chỉ carbon. Ông Nguyễn Hắc Hiển, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Đắk Lắk cho biết, hằng năm toàn tỉnh sản xuất lúa ổn định trên 100.000ha, chiếm gần 35% tổng diện tích gieo trồng cây, sản lượng ước đạt 800.000 tấn/năm. Việc thực hiện thí điểm thành công mô hình canh tác lúa xanh giảm phát thải tại xã Bình Hòa, huyện Krông Ana là cơ sở quan trọng để Đắk Lắk phát triển bền vững ngành hàng lúa gạo, nhằm gia tăng giá trị, nâng cao thu nhập cho người dân. “Mô hình canh tác trên giúp người dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, giảm phát thải, giảm vật tư đầu vào và đặc biệt là tiết kiệm nước”. Tỉnh Lâm Đồng là một trong những địa phương có diện tích rừng lớn bậc nhất Tây Nguyên với tỷ lệ che phủ rừng trên 54%. Theo thống kê của Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng, tính đến năm 2023, tổng diện tích rừng trên địa bàn tỉnh đạt gần 540.000ha. Toàn tỉnh có nhiều dự án đã được triển khai nhằm bảo tồn rừng và phát triển hệ sinh thái bền vững, đồng thời tạo cơ hội bán tín chỉ carbon trên thị trường quốc tế. Đơn cử, dự án bảo vệ rừng REDD+ (Giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng) có thể mang lại nguồn thu lớn từ việc bán tín chỉ carbon. Mới đây, hai nhà đầu tư có trụ sở tại TP Hồ Chí Minh có tờ trình đề nghị tỉnh Lâm Đồng cùng các sở, ban, ngành liên quan xem xét có chủ trương cho phép được khảo sát, nghiên cứu đầu tư dự án “Xác lập, khai thác tín chỉ carbon từ rừng tại tỉnh Lâm Đồng”. HUỲNH THUỶ - THÁI LÂM Trong tài khoản của các chủ rừng ở tỉnh Quảng Trị có hơn 50 tỷ đồng tiền chi trả tín chỉ carbon được Ngân hàng Thế giới chuyển về hơn nửa năm nay, song các chủ rừng chưa thể chi trả cho cộng đồng bảo vệ rừng bởi vướng một quy định trong Nghị định 107. Các dự án bảo tồn và phát triển rừng bền vững ở Tây Nguyên có thể tạo ra lượng lớn tín chỉ carbon để bán trên thị trường quốc tế. Trong đó, Đắk Lắk là địa phương bán thành công khí nhà kính (CO2e) giảm phát thải trên lúa đầu tiên của Việt Nam, mở ra cơ hội biến không khí thành tiền. Lãnh đạo UBND tỉnh, Sở NN&PTNT Quảng Trị, cơ quan liên quan và các chủ rừng luôn quan tâm đến việc bảo vệ, phát triển rừng bền vững NGUỒN THU CHO DÂN Theo kế hoạch của Bộ NN&PTNN, thông qua thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính (ERPA) vùng Nam Trung bộ và Tây Nguyên, Việt Nam chuyển nhượng cho LEAF/ Emergent 5,15 triệu tấn CO2 giảm phát thải từ rừng tại vùng Nam Trung bộ và Tây Nguyên trong giai đoạn 2022-2026. Kiến nghị sửa nghị định để gỡ vướng tiền tín chỉ carbon Dư địa lớn để kiếm tiền thật từ “bán không khí” bảo vệ, Phát triển rừng và Phòng, chống thiên tai, thì kế hoạch chi trả cho việc bán tín chỉ carbon là nội dung mới, trong quá trình triển khai phát sinh một số khó khăn, vướng mắc. Tại điểm c khoản 2 điều 3 Nghị định 107, quy định nguyên tắc “chi không chồng chéo với các khoản chi khác của ngân sách nhà nước”. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều đơn vị nhận tiền chi trả tín chỉ carbon nhưng chưa thể giải ngân. Phần lớn diện tích rừng tự nhiên ở Thanh Hóa đang được bố trí kinh phí từ các chương trình, dự án thuộc ngân sách nhà nước để bảo vệ, khoán bảo vệ rừng. Nếu thực hiện theo nguyên tắc của Nghị định 107 là “chi chồng chéo với các khoản chi khác của ngân sách nhà nước”, sẽ còn lại rất ít diện tích rừng thực hiện việc khoán, bảo vệ”. Ngoài ra, tại khoản 2 điều 5 Nghị định 107, quy định về đối tượng tham gia thỏa thuận quản lý rừng với chủ rừng tổ chức là cộng đồng dân cư. Trong khi đó, thực tế tại Thanh Hóa diện tích rừng tự nhiên ở vùng sâu, vùng xa, dọc biên giới Việt - Lào là những nơi có rất ít hoặc không có cộng đồng dân cư sinh sống. Do vậy, chủ rừng là tổ chức không thể thực hiện khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư. “Việc giải ngân tiền bán tín chỉ carbon năm 2023 chưa thực hiện xong. Năm 2024, kế hoạch tài chính chưa được phân bổ. Thực tế, trong 162 tỷ đồng Quỹ bảo vệ, phát triển rừng và phòng, chống thiên tai nhận từ Trung ương thì có 23 tỷ tiền bán tín chỉ carbon được sử dụng có hiệu quả, hơn 100 tỷ đồng đang đóng băng ở ngân hàng. Quỹ bảo vệ, Phát triển rừng và Phòng, chống thiên tai Thanh Hóa kiến nghị Quỹ cùng tên ở Trung ương kéo dài thời gian thực hiện chi trả chi phí bán tín chỉ carbon đến năm 2027 và sớm báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tháo gỡ những vướng mắc trên”- ông Nguyễn Văn Tuấn thông tin. HOÀNG LAM Huyện Như Thanh (Thanh Hóa) có hơn 11.000 ha rừng tự nhiên đủ tiêu chuẩn bán tín chỉ carbon Mô hình trồng lúa giảm phát thải, tăng năng suất ở Đắk Lắk

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==