3 THỜI SỰ n Thứ Bảy n Ngày 28/9/2024 Một trong những nội dung được DN mong ngóng nhất tại buổi đối thoại chính là hoàn thuế VAT. Có mặt từ rất sớm với xấp hồ sơ trên tay, ông Nguyễn Thanh Phương, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty CP Fococev (quận 1, TPHCM) chuyên xuất khẩu bột sắn nói rằng, vì không được Cục Thuế TPHCM hoàn thuế hàng trăm tỷ đồng nên DN này buộc phải khởi kiện cơ quan thuế ra tòa. Theo ông Phương, hiện tại công ty không được giải quyết các hồ sơ hoàn thuế từ tháng 6/2020 đến nay, với số tiền lên tới 366 tỷ đồng. Cục Thuế TPHCM đưa nhiều lý do không đúng pháp luật, như yêu cầu Công ty CP Fococev phải cung cấp tài liệu, chứng từ theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa từ nơi mua tinh bột sắn ra cửa khẩu biên giới, như họ và tên tài xế, số CMND lái xe, loại xe, số hiệu, trọng tải xe, số lượng xe, biển số xe... dẫn đến không thể giải quyết hoàn thuế VAT cho DN. “Công ty CP Fococev đồng cảm với Cục Thuế TPHCM trách nhiệm trong công tác kiểm tra hoàn thuế, nhưng không đồng ý việc phát sinh các thủ tục không đúng quy định pháp luật” - ông Phương nói. Đại diện Công ty TNHH Saigon PTS cho biết, vướng mắc mà DN xuất khẩu khó hoàn thuế VAT phổ biến nhất là DN đối tác sau một thời gian không còn hoạt động do kinh doanh khó khăn; hoặc là công ty thuộc danh sách công ty “ma” mua bán hóa đơn, chỉ cần một hoá đơn không hợp lệ thì không đủ điều kiện hoàn thuế VAT. “Công ty nước ngoài thường có nhiều tài khoản ngân hàng. Nay ký hợp đồng họ để tài khoản này, nhưng khi thanh toán họ lại chuyển bằng một tài khoản ngân hàng khác. Chính vì điều này cũng khiến DN bị chậm hoàn thuế”- đại diện công ty cho biết. Đại diện một doanh nghiệp đến từ Đồng Nai chuyên xuất khẩu hàng gốm sứ, mua hàng từ nhà cung cấp ở khắp các tỉnh thành. Hồ sơ đề nghị hoàn thuế kỳ từ tháng 4/2021 đến tháng 6/2022 đã được xác minh. Tuy nhiên, do vướng mắc ở việc xác định tỷ lệ khoáng sản, mà cơ quan thuế TPHCM “lúng túng trong xử lý”. Theo DN này, Tổng cục Thuế nên có hướng dẫn để cơ quan thuế địa phương thực hiện giải quyết sớm. Đại diện Công ty TNHH MTV Sigma Long An phản ánh, vài năm qua, việc hoàn thuế chậm hơn nhiều so với trước đây. Việc xác minh hóa đơn, công ty đối tác bỏ địa chỉ kinh doanh… khiến số thuế hoàn phải điều chỉnh nhiều lần, gây chậm trễ. “Điều này chất thêm khó khăn cho DN, kiến nghị Tổng cục Thuế cần phân loại hồ sơ hoàn thuế luồng xanh, vàng, đỏ như hải quan; công tác hậu kiểm cũng rất lâu, nên hoàn thuế trước và hậu kiểm sớm. Sau khi hoàn, nếu khi hậu kiểm phát hiện sai sót thì có thể truy thu hoàn ngay. DN rất cần tài chính quay vòng để sản xuất kinh doanh” - đại diện Công ty TNHH MTV Sigma Long An nêu. GỠ VƯỚNG TẠI CHỖ Đối với từng trường hợp DN nêu tại hội nghị, lãnh đạo ngành Thuế “gỡ vướng” ngay tại chỗ. Như với Công ty CP Fococev, bà Lê Thị Duyên Hải - Vụ trưởng Vụ Kê khai và Kế toán thuế (Tổng cục Thuế) cho biết, những trúc trắc trong việc hoàn thuế VAT của Công ty CP Fococev đến từ việc các năm vừa qua, DN này xuất khẩu bột sắn qua đường bộ. Tuy nhiên khi cơ quan thuế Việt Nam phối hợp với cơ quan thuế của Trung Quốc xác minh thì phát hiện trong số các đối tác của Công ty CP Fococev, có DN không tồn tại hoặc đã ngừng hoạt động, không hoạt động tại nơi đăng ký, đang hoạt động nhưng không thừa nhận có ký hợp đồng với DN. Với kết quả xác minh như trên, cơ quan thuế đặt nghi vấn liệu hợp đồng có hiệu lực pháp lý không nên mới có những quyết định truy thu thuế. “Tổng cục Thuế đã yêu cầu Cục thuế TPHCM rà soát các thông báo gửi DN (yêu cầu bổ sung tài liệu). Những thông tin nào Cục thuế TPHCM yêu cầu đúng quy định pháp luật, cần cùng nhau rà soát để giải quyết, đảm bảo đúng bản chất giữa bên mua - bên bán, đúng quy định pháp luật. Với những yêu cầu không phù hợp quy định pháp luật, không thuộc trách nhiệm, cơ quan thuế phải có những phương pháp khác phù hợp” - bà Hải nói. Về trường hợp Công ty Saigon PTS, bà Phạm Thị Minh Hiền - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách Tổng cục Thuế cho biết, khi DN nộp hồ sơ hoàn thuế VAT thì cơ quan thuế sẽ xét duyệt hồ sơ đủ điều kiện hoàn thuế VAT theo quy định. Đối với trường hợp DN có một số hoá đơn cơ quan thuế chưa xem xét thì Tổng cục Thuế sẽ trao đổi lại với các cơ quan thuế liên quan để thống nhất cách thức xử lý. “Số tài khoản của công ty nước ngoài thanh toán chuyển khoản cho Công ty Saigon PTS là một tài khoản khác trên hợp đồng xuất khẩu ban đầu của hai bên. Công ty Saigon PTS cần trao đổi với đối tác cung cấp giấy tờ chứng minh xác nhận số tài khoản khác đó cũng là số tài khoản của công ty thì cơ quan thuế mới đủ cơ sở để xử lý hoàn thuế VAT”- bà Hiền cho biết. Chia sẻ tại hội nghị, ông Mai Sơn - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, mặc dù vẫn còn đó những vấn đề về chính sách, thủ tục hành chính và sự tuân thủ của DN và người nộp thuế trong thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước cần phải xem xét thấu đáo hơn, tuy nhiên buổi đối thoại đã mở ra một tinh thần cầu thị, lắng nghe và hợp tác giữa các bên. Ngành Thuế đã và đang chú trọng đẩy mạnh cải cách thể chế chính sách thuế, hiện đại hóa công tác quản lý thuế, đơn giản hóa các thủ tục hành chính thuế, cung ứng các dịch vụ thuế điện tử và công cụ hỗ trợ tối đa giúp người dân, DN thực hiện nghĩa vụ thuế thuận lợi. UYÊN PHƯƠNG Ngày 27/9, tại TPHCM, Tổng cục Thuế tổ chức đối thoại với gần 300 doanh nghiệp (DN), người nộp thuế tại 5 tỉnh, thành phía Nam. Tại đây, những vấn đề liên quan đến thuế giá trị gia tăng (VAT), hóa đơn, hoàn thuế VAT, thuế thu nhập DN, các ưu đãi miễn giảm, các khoản thu từ đất... đều được lãnh đạo ngành thuế lắng nghe, trao đổi. Doanh nghiệp phản ánh bị chậm hoàn thuế hàng trăm tỷ đồng ẢNH: U.P Ông Nguyễn Nam Bình - Cục trưởng Cục Thuế TPHCM cho biết hội nghị đối thoại với 5 tỉnh thành phía Nam là cơ hội để Cục Thuế TPHCM nói riêng và Tổng cục Thuế nói chung lắng nghe những ý kiến của DN, người nộp thuế về các vấn đề liên quan đến việc thực thi chính sách pháp luật về thuế, cải cách, thủ tục hành chính về thuế. ĐỀ XUẤT ĐÁNH THUẾ NGƯỜI CÓ NHIỀU BẤT ĐỘNG SẢN Ngày 27/9, tại họp báo thường kỳ quý 3/2024, Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi cho biết, Bộ Tài chính hoàn toàn đồng tình với đề xuất đánh thuế người có nhiều bất động sản để tránh đầu cơ, đảm bảo thị trường phát triển minh bạch, ổn định. “Đây là đề xuất rất đáng tiếp thu và nghiên cứu, Bộ Tài chính hoàn toàn đồng tình. Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu các chính sách tài chính về đất đai, thị trường bất động sản để góp phần có thị trường bất động sản minh bạch, ổn định và phát triển”, Thứ trưởng Chi nói. Theo Thứ trưởng Chi, bên cạnh việc đánh thuế, để phát triển thị trường bất động sản minh bạch, cần đồng bộ chính sách khác như đất đai, quy hoạch… Trước đó, tại báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Xây dựng đề xuất chính sách đánh thuế với trường hợp sở hữu, sử dụng nhiều nhà, đất nhằm hạn chế đầu cơ, mua đi bán lại trong thời gian ngắn để kiếm lời. Cũng tại họp báo, ông Nguyễn Tân Thịnh, Cục trưởng Cục Quản lý công sản cho biết, Bộ Tài chính vừa có văn bản trình Chính phủ xin ý kiến về dự thảo giảm thuế nhà đất năm 2024. Trong đó, đưa ra 2 phương án giảm tiền thuê đất: 15% và 30%. Lý giải về việc đưa ra 2 phương án này, ông Thịnh cho biết, ban đầu Bộ Tài chính xin chủ trương dự kiến giảm 15%, tương ứng mức giảm trong năm 2020, khi đại dịch COVID-19 xảy ra. Tuy nhiên, vừa qua, nhiều địa phương chịu ảnh hưởng rất lớn của cơn bão số 3, Bộ Tài chính đề xuất tăng gấp đôi mức giảm so với dự kiến ban đầu, từ 15% lên 30%, tương ứng mức giảm của các năm 2021, 2022, 2023. Bộ Tài chính sẽ tập hợp ý kiến của các bộ, ngành, địa phương để báo cáo Chính phủ lựa chọn phương án cho phù hợp bối cảnh hiện nay. HƠN 6.500 TRƯỜNG HỢP BỊ HOÃN XUẤT CẢNH Trả lời câu hỏi về việc cấm xuất cảnh chủ doanh nghiệp nợ thuế, ông Đặng Ngọc Minh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, Luật Quản lý thuế quy định tạm hoãn xuất cảnh với cá nhân, đại diện pháp nhân của doanh nghiệp. Theo ông Minh, tạm hoãn xuất cảnh chỉ là một trong nhiều biện pháp cưỡng chế của cơ quan thuế. Đối với trường hợp cấm xuất cảnh người đại diện doanh nghiệp cụ thể, trước khi tạm hoãn xuất cảnh, cơ quan thuế áp dụng nhiều giải pháp cưỡng chế thuế với doanh nghiệp. “Trách nhiệm cá nhân phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Trường hợp cá nhân cụ thể bị cấm xuất cảnh do nợ thuế, cơ quan thuế sẽ đưa ra giải pháp phù hợp đảm bảo tuân thủ pháp luật”, ông Minh nói. Cơ quan thuế đề xuất tạm hoãn xuất cảnh 2.411 trường hợp nợ thuế trong năm 2023 và tạm hoãn xuất cảnh với hơn 6.500 trường hợp kể từ đầu năm tới nay. Với đề xuất sàn TMĐT kê khai thuế thay người bán hàng, ông Đặng Ngọc Minh cho biết, đây là giải pháp tăng hiệu quả quản lý thuế. Luật quản lý Thuế đưa ra giải pháp phối hợp giữa bộ, ngành, doanh nghiệp và sàn TMĐT trong cung cấp thông tin cho cơ quan thuế. Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, hoạt động TMĐT phát triển, thay đổi phương thức quản lý thuế là tất yếu. Việc áp dụng đề xuất mới khó khăn, Bộ Tài chính yêu cầu đơn vị trực thuộc lắng nghe ý kiến doanh nghiệp để chọn giải pháp hiệu quả, phù hợp. QUỲNH NGA Bộ Tài chính đồng tình với đề xuất đánh thuế người có nhiều nhà, đất Bộ Tài chính chia sẻ thông tin liên quan chính sách thuế như: cấm xuất cảnh với người đại diện doanh nghiệp nợ thuế, đề xuất sàn thương mại điện tử (TMĐT) kê khai thuế thay người bán hàng, đề xuất đánh thuế người có nhiều bất động sản. Doanh nghiệp vẫn kêu vì chậm được hoàn thuế
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==