3 THỜI SỰ n Thứ Năm n Ngày 29/8/2024 Biểu dương và chúc mừng những kết quả, thành tích của Thường vụ Quân ủy T.Ư, Bộ Quốc phòng và cán bộ, chiến sĩ toàn quân đạt được từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định: Quân đội có vai trò quan trọng trong giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước; bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ trọng yếu của Quân đội; Quân đội phải được quan tâm xây dựng vững mạnh về mọi mặt. Về nhiệm vụ, giải pháp đến năm 2025, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm yêu cầu Quân ủy T.Ư, Bộ Quốc phòng tập trung thực hiện tốt chức năng tham mưu chiến lược với Đảng, Nhà nước về Quân sự - Quốc phòng; chủ động, nhạy bén nâng cao năng lực nghiên cứu, dự báo, có đối sách xử lý linh hoạt, hiệu quả các tình huống, không để bị động bất ngờ. Phối hợp triển khai hiệu quả Nghị quyết T.Ư 8 khóa XIII về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; các chiến lược, đề án, dự án, hệ thống pháp luật về Quân sự - Quốc phòng; chủ động nghiên cứu, đề xuất ban hành các chủ trương, chính sách, pháp luật về Quân sự - Quốc phòng, đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc cả trước mắt và lâu dài. Bên cạnh đó, cần nhận thức và quán triệt sâu sắc hơn nữa việc thực hiện đường lối quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, với quan điểm dựa vào dân, “dân là gốc”, là trung tâm, là chủ thể. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về quốc phòng ở tất cả các cấp; phối hợp triển khai cụ thể các giải pháp xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, phòng thủ quân khu, khu vực phòng thủ các cấp vững chắc; thực hiện tốt chủ trương kết hợp quốc phòng với kinh tế, kinh tế với quốc phòng. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lưu ý, cần đặc biệt chăm lo xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội; Đảng bộ Quân đội phải làm gương, làm mẫu về mọi mặt trong toàn Đảng; phối hợp rà soát, cụ thể hóa chủ trương của Trung ương về cán bộ và công tác cán bộ phù hợp với đặc thù Quân đội. Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Quân đội phải chủ động, tích cực, triển khai đồng bộ, toàn diện, hiệu quả công tác hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng, bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia, dân tộc theo phương châm “thêm bạn, bớt thù”, “dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Kịp thời nhận diện, xử lý đúng đắn, hài hòa, linh hoạt đối tác, đối tượng, không để bị động, bất ngờ; ngăn ngừa nguy cơ xung đột, đối đầu, tránh bị cô lập, lệ thuộc. THỤY DU TỔNG BÍ THƯ, CHỦ TỊCH NƯỚC TÔ LÂM: Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia, dân tộc Ngày 28/8, tại Hà Nội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Bí thư Quân uỷ T.Ư Tô Lâm chủ trì làm việc với Ban Thường vụ Quân ủy T.Ư. Cùng dự có Thủ tướng Phạm Minh Chính; Đại tướng Phan Văn Giang - Phó Bí thư Quân ủy T.Ư, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các đại biểu trồng cây lưu niệm tại khuôn viên trụ sở Bộ Quốc phòng, sáng 28/8 ẢNH: PV NHIỀU VI PHẠM Ở CHUNG CƯ CAO TẦNG Liên quan đến chế độ, chính sách cho lực lượng làm nhiệm vụ PCCC&CHCN, ĐBQH Đặng Bích Ngọc (Hòa Bình) đề nghị dự thảo luật bổ sung thêm cụm từ “bố trí cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị” vào trước cụm từ lực lượng PCCC&CNCH bám sát địa bàn cơ sở. Bởi theo bà, nếu chỉ quy định riêng về lực lượng mà không có phương tiện, thiết bị thì sẽ rất khó khăn để thực hiện công tác PCCC tại cơ sở. Theo bà Ngọc, trong PCCC luôn phải thực hiện nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả. Người thực hiện nhiệm vụ phải dũng cảm, quyết đoán, trong điều kiện môi trường rất khắc nghiệt, có mức độ nguy hiểm cao. Tuy nhiên, công tác PCCC ở cơ sở gặp rất nhiều khó khăn, nhất là ở cấp huyện, cấp xã. Khi có báo cháy, xe chuyên dụng di chuyển đến các điểm ở xa thì cơ bản đám cháy đã cháy xong, rất khó khăn. Mặt khác, phương tiện, thiết bị chuyên dùng ở cơ sở còn lạc hậu, kém chất lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu, nên cần được đầu tư, nâng cấp. “Cần có sự ưu tiên thỏa đáng về nguồn lực tài chính để mua sắm, đầu tư trang thiết bị, những phương tiện tiên tiến, hiện đại, kể cả những trang thiết bị là máy bay nhằm phục vụ tốt cho việc PCCC&CNCH”, bà Ngọc nói. Đề cập đến các vụ cháy ở các chung cư cao tầng, ĐBQH Tô Ái Vang (Sóc Trăng) cho rằng, có nguyên nhân từ vi phạm các quy định trong hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn PCCC. Theo đại biểu, trên thực tế, một số nơi thiết kế tầng hầm không có, hoặc là có hệ thống chữa cháy tự động, hệ thống hút khói, lối thoát nạn nhưng không hoàn chỉnh. Một số công trình tại các lối ra vào, tầng hầm dùng các hệ thống cửa sắt hoặc cửa cuốn, khi xảy ra cháy gây khó khăn trong thoát nạn, chữa cháy. Nhiều chung cư cao tầng không tuân thủ nguyên tắc về lối thoát nạn, tấm quảng cáo bịt cả ban công, dẫn đến tiềm ẩn nhiều nguy cơ... Từ đó, ĐBQH kiến nghị, Chính phủ sớm điều chỉnh hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để đáp ứng sự phát triển nhanh của lĩnh vực xây dựng, phát triển đô thị hiện nay. Cạnh đó, cần tăng cường trang bị hoặc có chính sách trợ giá, khuyến khích nghiên cứu khoa học trong nước phát minh thêm nhiều tính năng của robot điều khiển từ xa trong chữa cháy, hỗ trợ đắc lực cho lực lượng PCCC&CNCH. 3 NĂM 3 QUY CHUẨN Cho rằng, tiêu chuẩn, quy chuẩn về PCCC đang quy định quá cao khiến doanh nghiệp rất sợ, ĐBQH Đinh Ngọc Minh (Cà Mau) nêu, có doanh nghiệp chỉ đầu tư 1 tỷ đồng nhưng nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn, tiêu chí PCCC phải mất 2 - 3 tỷ đồng, lớn hơn nhiều tiền đầu tư. “Luật cần quan tâm, giải quyết bất cập này”, ông Minh đề nghị. Về phân cấp trong thẩm tra, thẩm định PCCC, ông Minh ghi nhận hiện có sự tiến bộ lớn, nhưng vẫn băn khoăn khi mỗi công trình có tới 2 cơ quan thẩm định, một cơ quan xây dựng, một cơ quan công an. Điều đó làm thủ tục hành chính tăng lên, doanh nghiệp kêu và phản ứng. Trong khi đó, ĐBQH Đặng Bích Ngọc (Hòa Bình) cho rằng, thời gian qua các bộ, ngành đã xây dựng tới 230 tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia, nhưng có tiêu chuẩn vừa được ban hành đã thay đổi, thậm chí “3 năm 3 quy chuẩn”. “Chỉ đọc và hiểu các tiêu chuẩn đã rất khó khăn. Đã vậy, một số tiêu chuẩn thiếu thực tế, không có tính khả thi”, đại biểu nêu. Do đó, bà Ngọc đề nghị các bộ, ngành cần phối hợp rà soát, sửa đổi các tiêu chuẩn PCCC đảm bảo thống nhất, tránh gây phiền hà, khó khăn cho doanh nghiệp và người dân. Nhấn mạnh, những nơi xảy ra cháy thường là những khu dân cư xuống cấp, dịch vụ karaoke, nhà trọ, cơ sở sản xuất kinh doanh dễ cháy, nhà ở, ngõ hẻm, ngách, nơi chứa chất dễ cháy, ĐBQH Đặng Bích Ngọc đề nghị các quy định nên phân biệt rõ các loại hình cơ sở sản xuất kinh doanh dễ cháy, nổ - các loại hình này cần quy định khắt khe về PCCC. Còn đối với các cơ sở ít xảy ra cháy, dễ dàng cứu chữa thì quy định về phòng cháy dễ hơn, sẽ giảm chi phí cho doanh nghiệp và người dân. THÀNH NAM Đề nghị trang bị máy bay, robot hỗ trợ chữa cháy Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm yêu cầu Quân đội triển khai điều chỉnh tổ chức lực lượng chặt chẽ, bài bản, đúng kế hoạch, lộ trình; cơ bản hoàn thành điều chỉnh tổ chức lực lượng, để đến năm 2025 hoàn thành mục tiêu xây dựng Quân đội tinh, gọn, mạnh, tạo tiền đề vững chắc, phấn đấu đến năm 2030 xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Về phòng cháy đối với phương tiện giao thông, ĐBQH Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp), đề nghị nêu rõ vận tải hành khách trên ô tô 8 chỗ (không kể chỗ của người lái xe), khi tham gia giao thông phải trang bị phương tiện chữa cháy. Tuy nhiên, nếu là loại xe ô tô tương tự của gia đình thì có quy định theo luật này hay không? Theo ông Hòa, với xe gia đình thì không nên quy định phải trang bị phương tiện chữa cháy. ĐBQH Đặng Bích Ngọc (Hòa Bình) ẢNH: QH ĐBQH Tô Ái Vang (Sóc Trăng) ẢNH: QH Ngày 28/8, tại hội nghị đại biểu Quốc hội (ĐBQH) hoạt động chuyên trách thảo luận về dự án Luật Phòng cháy chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn (PCCC&CNCH), đại biểu đề nghị cần trang bị máy bay, huy động robot để hỗ trợ chữa cháy, cứu hộ cứu nạn.
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==