8 VĂN HÓA - GIẢI TRÍ n Thứ Tư n Ngày 14/8/2024 DI SẢN VIỆT VANG DANH QUỐC TẾ Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) Nguyễn Văn Hùng vừa ban hành các quyết định về việc công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Phở Hà Nội và phở Nam Định cùng được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia dịp này. Phở là món ăn phổ biến trong văn hóa ẩm thực Việt Nam, được nhiều người ưa chuộng không chỉ ở trong nước mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Bộ VHTTDL đưa phở Hà Nội và Nam Định vào loại hình tri thức dân gian. Theo hồ sơ đề xuất của Hà Nội, chủ thể của món phở là những cá nhân, gia đình trực tiếp thực hành và nắm giữ tri thức, kỹ thuật, bí quyết chế biến phở. Bí quyết đó được trao truyền qua nhiều thế hệ, thể hiện yếu tố tiếp nối bản sắc và thương hiệu được ghi nhận. Phở Hà Nội có yếu tố của loại hình tập quán xã hội và tín ngưỡng. “Người sành ăn phở, người ăn phở kỹ càng không dễ tính, nhất tề không bước vào một cửa hiệu phở nào bất kỳ để mà ăn liều ăn lĩnh”, tác giả Vũ Bằng viết trong cuốn Món ngon Hà Nội. Một số quán phở nổi tiếng của Hà Nội cũng có tên trong danh mục của Michelin. Theo số liệu thống kê của Phòng Quản lý di sản, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, tại 30/30 quận, huyện, thị xã đều có hàng phở. Tính đến năm 2023, Hà Nội có gần 700 quán phở, tập trung chủ yếu trên địa bàn các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Long Biên. Phở Việt được tạp chí Business Insider bình chọn là một trong những món phải ăn thử một lần trong đời đối với những người thích du lịch trên thế giới. Phở cũng trở thành thương hiệu ẩm thực của Nam Định. Phở Nam Định có đặc trưng là nước dùng nhiều gừng, nước mắm, có vị ngọt đậm và ít dậy mùi quế, hồi. Phở Nam Định đáp ứng đầy đủ các tiêu chí gồm tính đại diện, thể hiện bản sắc cộng đồng, địa phương, phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của con người, được kế tục qua nhiều thế hệ, có khả năng phục hồi và tồn tại lâu dài. Di sản này được cộng đồng đồng thuận, tự nguyện đề cử và cam kết bảo vệ. Ông Đỗ Văn Tuyến, Chủ tịch UBND xã Nam Thái, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định cho biết, nghề nấu phở ở xã này đã trở thành nghề truyền thống. Nhiều gia đình có 4-5 đời làm nghề. Phở Nam Định có mặt ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước, vừa tạo sinh kế, vừa giới thiệu nét ẩm thực độc đáo của địa phương. SONG HÀNH VỚI DU LỊCH Phở là món ăn không thể thiếu trong mục tiêu đưa Việt Nam trở thành bếp ăn của thế giới. Từ lâu, ngành du lịch xác định ẩm thực là thế mạnh nổi trội, coi du lịch ẩm thực là sản phẩm đặc trưng, gắn với yếu tố văn hóa địa phương, vùng miền. Tại Festival Phở 2024 tổ chức tháng 3 vừa qua, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam Lã Quốc Khánh nhìn nhận, bạn bè quốc tế ấn tượng với phở Việt Nam. Nhật có mỳ ramen rất ngon nhưng họ nói phở Việt Nam có vị rất khó quên. Hiếm có món ăn nào được yêu thích một cách rộng rãi như phở. “Bạn bè quốc tế thường nói với tôi rằng, ai từng ăn phở Việt Nam một lần sẽ coi đó như người bạn tri kỷ vậy”, ông Khánh cho hay. Nhà nghiên cứu Nguyễn Trương Quý nhận định, việc công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc Phở Hà Nội, phở Nam Định chính thức có tên trong danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, loại hình tri thức dân gian. Tuy nhiên, để di sản văn hóa phi vật thể quốc gia không chỉ là cái mác, cần những chiến lược quảng bá bài bản để phát huy, lan tỏa giá trị của “sứ giả” ẩm thực Việt. Phở là món ăn không thể thiếu trong mục tiêu đưa Việt Nam trở thành bếp ăn của thế giới Phở Hà Nội, Nam Định được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể từ ngày 9/8 Khi phở thành di sản quốc gia CÔNG TRƯỜNG CAO TỐC CHỜ CÁT Trên công trường gói thầu XL02 (đoạn qua xã Tân Phú, huyện Thới Bình, Cà Mau) thuộc dự án Cao tốc Bắc - Nam đoạn Hậu Giang - Cà Mau (khởi công tháng 1/2023), trong 1 năm qua, do thiếu cát san nền, nhà thầu chủ yếu thi công các cầu trên tuyến, đường công vụ, bóc đất hữu cơ phần đường chính rồi để đó chờ cát. Từ đầu tháng 7 tới nay, công trường rộn ràng hơn khi các sà lan đầu tiên đưa cát biển về công trường. Khu vực thi công hơn 1 tháng trước móc phủ bạt, công trường ngập nước nay rục rịch chuyển mình. Dù vậy, lượng cát biển về cũng chưa đáp ứng đủ để đẩy tiến độ thi công, nên nhiều vị trí tuyến chính vẫn là ao, cỏ 2 bên bờ xanh tốt. Ông Phạm Văn Dự, Giám đốc Ban điều hành gói thầu XL02 cho biết, chiều 9/7, sà lan chở cát biển đầu tiên về cao tốc đoạn cuối tỉnh Cà Mau. “Có cát biển về công trình, anh em công nhân có công ăn việc làm, phục hồi dần tiến độ thi công bị chậm nhiều tháng qua do thiếu cát. Hiện gói thầu cần thêm gần 1 triệu m3 cát mới đủ cho toàn bộ nền đường”, ông Dự nói. Những ngày giữa tháng 7/2024, ghi nhận của PV Tiền Phong tại công trường thi công Dự án thành phần 2 thuộc cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng (qua địa bàn TP Cần Thơ, dài hơn 37km, với 5 gói thầu xây lắp), không khí thi công có phần tấp nập hơn 1 tháng trước, nhưng còn cầm chừng, vì cát về “nhỏ giọt”. Tại công trường gói thầu 14 qua xã Trường Xuân (huyện Thới Lai, Cần Thơ), một số cầu trên tuyến đã làm xong, nhưng phần đường dẫn, nền đường chính (khoảng 3km) đã cào bóc hết đất mặt, không có cát san lấp nên biến thành ao tù nước đọng, cỏ mọc um tùm. Bên cạnh việc thi công cầu, cống trước, nhiều tháng qua, nhà thầu còn phải bố trí nhân sự, máy móc để bơm hút nước, phát quang cỏ dại trên công trường, để khi có cát sẽ đủ điều kiện thi công ngay. Hiện cát về gói thầu này chỉ đủ để làm một số vị trí đường gom, đường công vụ. Ông Trần Văn Hành, cán bộ phụ trách thi công của Cty CP Xây dựng Dịch vụ và Thương mại 68 (nhà thầu thi công gói thầu 14, Dự án thành phần 2 cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng) cho biết, từ giữa tháng 5 cát về công trình. Ban đầu, mỗi ngày có khoảng 400m3 cát được đưa về, nhưng từ đầu tháng 7 đến nay giảm còn khoảng 200m3 cát/ngày, trong khi nhu cầu thi công theo tiến độ cần 1.000m3 cát/ngày. Nhà thầu này đang chờ thêm cát từ các mỏ mới bổ sung, nhưng nhanh cũng phải 2 tháng nữa mới xong thủ tục để có cát. Tại gói thầu số 11 (cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng), từ 7h30 mỗi sáng, hàng chục công nhân, máy móc đã tập trung thi công ép cọc. Tiếng máy móc thi công xoá tan sự tĩnh lặng vốn có của vùng quê xã Thạnh Tiến, huyện Vĩnh Thạnh (TP Cần Thơ). Nhờ cát về công trường nhiều hơn, công nhân có việc làm. Vị trí công trường này, vài tháng trước, chỉ lác đác công nhân, máy móc, thiết bị nằm chờ cát. Công trường Cao tốc Cần Thơ - Cà Mau đoạn qua tỉnh Hậu Giang chờ cát để san nền vào tháng 5/2024 ẢNH: CẢNH KỲ Trong khi sạt lở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ngày càng nghiêm trọng, để đột phá điểm nghẽn hạ tầng cho cả vùng cất cánh, nhu cầu cát sông để phục vụ san lấp các dự án rất lớn. Điều này đặt ra một nan đề giữa khai thác cát san lấp phục vụ phát triển và làm thế nào bảo vệ những dòng sông. nNHÓM PV ĐBSCL KÝ SỰ QUAY CUỒNG TRONG CƠN KHÁT CÁT Bài 3: Sức ép vật liệu cho cao tốc
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==