Tiền Phong số 220

lại cả một quá trình, vì có những giá trị văn hóa khi đã đánh đổi, không thể lấy lại”, ông Lê Quốc Minh nêu. Một số chuyên gia nhận định, hiện tại ở Việt Nam khi nói đến công nghiệp văn hóa nhiều người vẫn đang chỉ nhìn ở góc độ lý luận, phê bình mà chưa có mô hình tham khảo, đường hướng chiến lược, hệ thống đào tạo, chỉ số đo đếm cụ thể. Đạo diễn Việt Tú cho rằng, công nghiệp văn hóa ở Việt Nam có xu hướng tập trung vào khái niệm và lĩnh vực bảo tồn di sản, hay văn hóa dân tộc, trong đó lễ hội gần như là phương tiện biểu đạt duy nhất. Việc đo lường hiệu quả kinh tế như chỉ số về lượt khách đến, độ hài lòng của du khách, tần suất quay trở lại, số công ăn việc làm, hay GDP tạo ra cho địa phương có lễ hội… còn bỏ ngỏ. “Chỉ cần thay đổi cách nhìn, coi đây là các tác phẩm, sản phẩm, hệ sinh thái trong nền công nghiệp văn hóa với cách tiếp cận khác thì cùng lúc chúng ta vẫn đạt được mục tiêu kép đó là quảng bá văn hóa, di sản, vừa mang tính giải trí thu hút du khách, tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương và quốc gia”, đạo diễn Việt Tú nêu quan điểm. Ông Tú cho rằng, cần sớm loại bỏ tư duy trông vào ngân sách như một bầu sữa để phát triển công nghiệp văn hóa. Ngân sách chỉ nên được sử dụng ở tầm vĩ mô như tạo ra các mô hình đào tạo con người, mô hình khởi nghiệp, các công trình nghiên cứu… “Việc sử dụng ngân sách công nhưng không hề có các chỉ số hiệu quả (KPI), chỉ số đo đếm chỉ tạo ra sự lãng phí và không hiệu quả. Bất kỳ ai sử dụng ngân sách cũng cần chịu trách nhiệm cho tính hiệu quả như các doanh nghiệp trên thị trường”, đạo diễn Việt Tú đề xuất. Bên cạnh việc có sản phẩm, sản phẩm đó phải tạo ra được các chỉ số cụ thể và đóng góp vào nền kinh tế như một trụ cột chính. Các chuyên gia cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào công nghiệp văn hóa, lập chuyên ngành và tổ chức đào tạo nhân sự... Nguồn nhân lực vẫn giữ vai trò nòng cốt để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, sáng tạo. Tuy nhiên, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng trọng điểm nguồn nhân lực này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. “Những người thực hành sáng tạo các sản phẩm văn hóa thiếu kỹ năng quản lý, kinh doanh, kiến thức về công nghệ và tư duy sáng tạo. Trong khi đó, đội ngũ trong các doanh nghiệp dịch vụ sáng tạo lại thiếu kiến thức về vốn văn hóa, tư duy sáng tạo… Vì thế cần thiết phải có những chính sách cụ thể và cập nhật hơn, cũng như xây dựng mô hình giáo dục và phát triển nguồn nhân lực mới hiện đại, mang tính sáng tạo, có tầm nhìn và đủ năng lực”, PGS.TS Phạm Quỳnh Phương, Khoa Công nghiệp văn hóa và Di sản, Trường Khoa học liên ngành và nghệ thuật (Đại học Quốc gia Hà Nội) nêu. Sự đầu tư bài bản, liên tục và đồng bộ giúp công nghiệp văn hóa tạo sinh kế cho người dân và sự phát triển kinh tế bền vững. GIA LINH - NGỌC ÁNH 9 n Thứ Tư n Ngày 7/8/2024 VĂN HÓA - GIẢI TRÍ Công nghiệp văn hóa tại Việt Nam quá tập trung vào bảo tồn di sản, văn hóa dân tộc, chưa có nhiều mô hình cụ thể CHUYỆN HÔM NAY Mục tiêu tham vọng và cũng đầy gian nan được làm nóng lên tại hội nghị quốc tế “Vai trò và đóng góp của phong trào UNESCO đối với công nghiệp văn hóa”, được tổ chức tại Quảng Ninh vào 5-6/8, nhân Hội nghị Ban chấp hành Liên hiệp các hội UNESCO thế giới lần thứ 43. Hơn 40 đại diện từ các quốc gia thành viên Liên hiệp chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý báu về vai trò của công nghiệp văn hóa và nền kinh tế sáng tạo trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và bảo tồn di sản văn hóa. Trong 12 ngành chủ chốt của công nghiệp văn hóa được Chính phủ phê duyệt trong chiến lược như thiết kế, điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, phần mềm và các trò chơi giải trí, thủ công mỹ nghệ..., du lịch văn hóa Việt Nam đang chiếm ưu thế. Hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú tạo cho Việt Nam vị thế đáng mơ ước và đầy tự hào. Thực tế, các di sản được UNESCO vinh danh như vịnh Hạ Long, Hoàng thành Thăng Long, phố cổ Hội An, cố đô Huế... trong những năm qua đóng vai trò nòng cốt cho các sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo, thấm đẫm bản sắc Việt. Giá trị tinh thần, cảnh quan được chuyển hóa thành những giá trị thặng dư bằng doanh thu, sự tăng trưởng kinh tế, tạo sinh kế cho cộng đồng, góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững, đồng thời quảng bá tích cực hình ảnh đất nước và con người Việt Nam. Điều quan trọng hơn cả ở chỗ, quan điểm bảo tồn di sản không còn phiến diện nữa. Bởi bảo tồn không có nghĩa là giữ nguyên trạng khiến di sản chết dần chết mòn, bảo tồn luôn gắn liền với phát huy, vận động làm cho di sản thêm sinh sắc. Đương nhiên điều này không có nghĩa là tận thu, bất chấp đánh đổi di sản lấy sự tăng trưởng ngắn hạn. Không thể chỉ trông vào tài nguyên, tiềm năng mà lơ là những hạn chế và thách thức trước mắt. Việt Nam mới ở ngưỡng tầm trung trong phát triển công nghiệp văn hóa, lại xuất phát chậm hơn nhiều quốc gia khác gần chục năm (khái niệm công nghiệp văn hóa được UNESCO công bố vào năm 2007). Vì thế chúng ta đang đối mặt với những bộn bề về khoảng trống nhất định của hành lang pháp lý, thiếu hụt chính sách ưu đãi, sự đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực chưa tương xứng... Còn nhớ, trong hội nghị đầu tiên và quan trọng về phát triển công nghiệp văn hóa diễn ra cuối tháng 12/2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu liên ngành chung tay khơi thông nguồn lực bằng nhiều giải pháp cụ thể, đồng bộ từ hoàn thiện chính sách, đầu tư gói tín dụng vài chục nghìn tỷ đồng cho tới việc đào tạo nhân tài. Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch đang lấy ý kiến tham vấn về Đề án chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045, đặt ra các mục tiêu doanh thu cụ thể cho từng lĩnh vực, tiếp tục đẩy mạnh ba trung tâm công nghiệp văn hóa trọng điểm là Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM. Nhìn vào các con số để thấy điều đáng mừng, định kiến văn hóa chỉ biết tiêu tiền đã dần được dịch chuyển sang nhận thức rằng, văn hóa hái ra tiền, công nghiệp văn hóa là gà đẻ trứng vàng. T.T Khơi thông nguồn lực TIẾP THEO TRANG 1 Ông Nguyễn Thanh Hồng - Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Quảng Nam cho rằng, phát triển công nghiệp văn hóa đang trở thành xu hướng và được xác định là phần quan trọng, bền vững, thu hút nguồn lực, lao động, việc làm, phát huy lợi thế cạnh tranh. Những năm qua, tỉnh Quảng Nam đã chủ trương phát triển du lịch bền vững, đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa, hoàn thiện thị trường văn hóa, gắn liền với các sản phẩm du lịch nhằm phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống người dân. Quảng Nam xác định chọn Hội An là thành phố thí điểm theo hướng đặt công nghiệp văn hóa là một trong những điểm nhấn để phát triển bền vững. Thực tiễn cho thấy, với những giá trị nổi bật về di sản văn hóa, Hội An là một trong những địa phương có tiềm năng rất lớn để phát triển ngành công nghiệp văn hóa gắn với phát triển du lịch và nhiều ngành dịch vụ, dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo. Di sản văn hóa thế giới Hội An có lợi thế là nơi hội tụ của hơn 50 nghề truyền thống, trong đó có nhiều làng nghề được đưa vào danh mục Di sản phi vật thể quốc gia như nghề gốm Thanh Hà, mộc Kim Bồng, trồng rau Trà Quế, khai thác yến sào Thanh Châu… Hội An còn có nhiều loại hình diễn xướng dân gian độc đáo như hát bả trạo, hò khoan, sắc bùa, hô hát bài chòi, dân ca, nghệ thuật tuồng. Ngoài 2 khu trưng bày lịch sử - văn hóa và truyền thống cách mạng, Hội An còn thành lập mới 4 bảo tàng chuyên đề. Trong năm qua, Hội An đã chú trọng kết hợp hài hòa các giá trị văn hóa phi vật thể trong cộng đồng, các làng nghề, văn hóa nghệ thuật truyền thống như dân ca, hát bả trạo, hát tuồng và đương đại như thơ, ca nhạc, họa... làm phong phú thêm đời sống tinh thần của nhân dân, đồng thời tạo ra những sản phẩm du lịch đặc trưng. Trong đó việc kết nối di sản phố cổ với Khu dự trữ sinh quyển thế giới Hội An - Cù Lao Chàm và không gian văn hóa làng quê, làng nghề đã tạo thêm sản phẩm độc đáo, hấp dẫn. Hội An đã thực hiện có hiệu quả việc trao truyền nghệ thuật dân gian, đưa vào biểu diễn phục vụ du khách; mở các lớp dân ca, nhạc cụ dân tộc, thành lập nhà biểu diễn nghệ thuật cổ truyền. Đây là những nét nổi bật đầu tư cho việc sáng tạo và xây dựng các sản phẩm văn hóa, du lịch bản địa có “tố chất văn hóa”. Việc này vừa giúp bảo tồn, vừa phục vụ nhu cầu của nhân dân và tạo động lực phát triển kinh tế du lịch, tiêu biểu là chương trình Đêm phố cổ, Phố đi bộ, Lễ hội đèn lồng, Sắc màu Lụa, Liên hoan âm nhạc ASEAN,... Nhờ vậy, du lịch Hội An đã nhận được nhiều danh hiệu, giải thưởng do các tổ chức uy tín trên thế giới chứng nhận và trao hạng, góp phần đưa Hội An trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn của cả nước, để ngành công nghiệp văn hóa ở Hội An đóng góp thu ngân sách địa phương chiếm tỷ trọng lớn hằng năm… “Hội An đang trở thành địa phương đi đầu của tỉnh Quảng Nam trong việc lấy nguồn lực văn hóa và sáng tạo văn hóa cho quá trình phát triển đô thị bền vững”, ông Hồng nói. Quảng Nam xác định chọn Hội An là thành phố thí điểm theo hướng đặt công nghiệp văn hóa là một trong những điểm nhấn để phát triển bền vững. Trong đó, trọng tâm là quan tâm để thực hiện xây dựng và phát triển Hội An theo định hướng thành phố Sinh thái - văn hóa - du lịch đến năm 2030. “Có thể nói công nghiệp văn hóa tại Quảng Nam đang phát huy rất tốt lợi thế, tiềm năng, sản phẩm và hỗ trợ rất tốt cho phát triển du lịch, tiêu biểu Ký ức Hội An, Vinwonder, các sản phẩm làng nghề... Địa phương cũng hướng đến sẽ có sản phẩm công nghiệp dược liệu phục vụ phát triển du lịch, nhất là du lịch chăm sóc sức khỏe” - ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Quảng Nam nói. HOÀI VĂN Quảng Nam xác định chọn Hội An là thành phố thí điểm theo hướng đặt công nghiệp văn hóa là một trong những điểm nhấn để phát triển bền vững. Trong đó, trọng tâm là xây dựng và phát triển Hội An theo định hướng thành phố sinh thái - văn hóa - du lịch. Hội An hướng đến thành phố sinh thái, văn hóa, du lịch Nghệ nhân giới thiệu các sản phẩm thủ công tới du khách tham quan ẢNH: HOÀI VĂN

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==