Tiền Phong số 220

4 THỜI SỰ n Thứ Tư n Ngày 7/8/2024 NHÀ CỬA, HOA MÀU CHÌM TRONG BIỂN NƯỚC Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lào Cai, ngày 5/8, các nhà máy thủy điện Bắc Hà, Bảo Nhai 1, Nậm Lúc đồng loạt xả lũ khiến mực nước phía hạ lưu sông Chảy qua địa bàn huyện Bắc Hà, Bảo Yên dâng cao. Các xã Bảo Nhai (huyện Bắc Hà) và Điện Quan (huyện Bảo Yên) là nơi bị ngập úng nặng nề. Cụ thể, 37 nhà dân tại huyện Bảo Yên và huyện Bắc Hà nằm sát bờ sông bị ảnh hưởng. Trong đó, thiệt hại nặng nhất là khu dân cư thôn Trang, xã Điện Quan với 20 hộ dân ngập sâu trong nước hơn 1m. Nằm ở phía hạ lưu sông Chảy, đến 14h ngày 5/8, thủy điện Thác Bà (huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái) cũng mở 2 cửa xả thoát lũ, gây ngập úng nặng 5 xã của huyện Yên Bình và một số thôn của xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Ông Phạm Thế Nguyên (ở thôn Tiên Phong, xã Hán Đà, huyện Yên Bình) cho biết, đây là đợt xả lũ lớn nhất từ năm 1996 đến nay. Mực nước lên cao khiến ngôi nhà của gia đình ông Nguyên bị ngập tầng âm với mực nước khoảng 50cm. Việc ngập úng khiến rất nhiều đồ đạc, trang thiết bị điện hư hỏng, ước tính thiệt hại trên 1,2 tỷ đồng. Ngoài gia đình ông Nguyên, 49 hộ gia đình khác cùng 30 xưởng gỗ, 47 ha lúa, hoa màu cũng bị ngập úng. Số gia cầm bị chết khoảng 400 con, bên cạnh 5 ao cá bị ngập. Nhiều vị trí dọc theo sông Chảy sạt lở. Trong khi đó, tại xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, nước dâng cao do thủy điện Thác Bà xả lũ cũng khiến 5 thôn bao gồm Cây Quân, Cây Quýt, 14, 15, Tâm Bằng cùng nhiều hecta hoa màu bị ảnh hưởng. Ông Nguyễn Xuân Tịnh (ở thôn Cây Quân, xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn) cho biết, thủy điện thông báo lượng nước xả không theo giờ, chỉ từ khoảng 16h đến 18h. Ngày 5/8, lưu lượng xả đột nhiên tăng lớn khiến người dân không kịp trở tay, nhiều tài sản hoa màu, gia cầm của bà con bị ngập, ướt, hư hỏng. MỰC NƯỚC ĐẦU NGUỒN DÂNG CAO Ngay khi nhận được tin báo về việc ngập lụt, các địa phương tại Yên Bái và Lào Cai tổ chức phương án ứng cứu; hỗ trợ người dân di chuyển đồ đạc đến nơi an toàn. Trao đổi với PV báo Tiền Phong, ông Trần Trọng Thông, Chủ tịch UBND huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai cho biết, các thủy điện khi xả lũ dù có thông báo nhưng do mực nước đầu nguồn dâng cao, lượng nước xả qua các cửa lưu lượng lớn nên gây ngập úng nhiều hộ dân sinh sống hai bên bờ sông. Nói về nguyên nhân ngập úng cục bộ trên, ông Nguyễn Trường Giang, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lào Cai cho hay, lũ từ Hà Giang và các sông, suối đổ về lớn, nhà máy thủy điện xả lũ đảm bảo theo đúng quy định và đều thông báo đến cơ quan chức năng. Tuy nhiên, do lượng nước dâng quá nhanh vẫn gây ngập úng cục bộ. Sau vụ việc trên, Sở Công Thương tỉnh Lào Cai yêu cầu các địa phương chủ động cảnh báo ứng phó đối với việc xả lũ từ các thủy điện, đồng thời rà soát lại các vị trí có nguy cơ ngập úng, di dời tài sản của người dân đến nơi an toàn. Trong khi đó, tại buổi làm việc với nhà máy thủy điện Thác Bà (huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái), lãnh đạo vận hành thủy điện này phân trần, do thủy điện nằm cuối hạ lưu, lượng nước thượng nguồn dồn về quá lớn, nếu không kịp thời xả sẽ gây hậu quả khôn lường. Vị đại diện này cho biết thêm, trong quá trình xả lũ, đơn vị luôn theo dõi sát sao lưu lượng nước trong phạm vi cho phép. Tuy nhiên, do lượng nước xả thời gian dài khiến dòng chảy không kịp tiêu thoát, gây ngập úng một số diện tích vùng hạ lưu. Liên quan đến vấn đề này, ông Lã Tuấn Hưng, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái cho biết, sau khi rà soát những ảnh hưởng do thủy điện Thác Bà xả lũ gây ra, đơn vị yêu cầu phía nhà máy cần kịp thời cung cấp thông tin về thời gian, lưu lượng xả lũ, việc di chuyển người và tài sản trước khi điều tiết xả lũ bảo đảm giảm thiểu thiệt hại tối đa cho nhân dân. Các đơn vị của huyện Yên Bình cũng thực hiện nghiêm túc trực 24/24 giờ, sẵn sàng lực lượng phương án ứng phó đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân khi có tình huống xảy ra. HÂN NGUYỄN - VĂN ĐỨC Trong các ngày 5 và 6/8, nhiều nhà máy thủy điện trên địa bàn huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai và huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái đồng loạt xả lũ, không thông báo kịp thời khiến mực nước hạ lưu dâng cao, gây ngập nhà cửa, hư hại tài sản, hoa màu của người dân. Ngày 6/8, ông Phạm Văn Thiều - Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu chủ trì cuộc họp khẩn về tình hình sạt lở tuyến đê biển Đông, đoạn giáp ranh hai tỉnh Bạc Liêu và Sóc Trăng, thuộc địa bàn xã Vĩnh Trạch Đông, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Theo thống kê ban đầu, có 2 đoạn sạt lở, kéo dài trên 100m, có đoạn sạt lở ăn vào chân đê. Tại cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, rà soát lại toàn bộ tuyến đê từ giáp tỉnh Sóc Trăng đến Gành Hào (huyện Đông Hải). Các huyện khác như: Hồng Dân, Phước Long, Vĩnh Lợi, TP Bạc Liêu… cũng rà soát các điểm nguy cơ xảy ra sạt lở để khi xảy ra sạt lở bố trí vốn làm nhanh, không để ảnh hưởng đời sống của nhân dân. Chủ tịch tỉnh Bạc Liêu cũng thống nhất ban bố tình huống khẩn cấp đoạn sạt lở đê biển Đông trên và yêu cầu các sở, ngành, địa phương khẩn trương hoàn thiện các thủ tục về pháp lý để quyết định công bố; lên phương án xây dựng công trình khẩn cấp, chọn nhà thầu đủ năng lực để thi công… TÂN LỘC Ngày 6/8, TPHCM tổng kết đề án thí điểm thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương năm 2022, đồng thời triển khai tổ chức thí điểm thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp sở, cấp phòng và tương đương năm 2024. Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Hóc Môn Huénh Thị Xuân Mai, thông qua thi tuyển các chức danh cán bộ của huyện đã tạo bước đột phá trong công tác cán bộ, hình thành môi trường thi tuyển lãnh đạo theo nguyên tắc công khai, minh bạch, cạnh tranh lành mạnh, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, lãnh đạo, quản lý. “Hai đồng chí được bổ nhiệm chức danh phó trưởng phòng ở huyện đều thể hiện tốt năng lực và trách nhiệm được giao sau 2 năm công tác. Hằng năm, cả hai đều hoàn thành tốt đến xuất sắc nhiệm vụ và cũng được quy hoạch vào các chức danh cao hơn”, bà Mai thông tin. Phát biểu chỉ đạo, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi cho rằng TPHCM đã thực hiện đúng thẩm quyền và lựa chọn được đúng người cho các vị trí việc làm và là tiền đề để tiếp tục thí điểm mở rộng trong năm 2024. Mỗi đơn vị có nhu cầu kiện toàn chức danh các phòng và đề xuất kiện toàn chức danh cấp sở, lãnh đạo quận, huyện phải có ít nhất một chức danh được thi tuyển năm nay. 7 đơn vị đã thực hiện vào năm 2022 thì mở rộng tối đa và có thể thi tuyển nhiều chức danh dựa trên kinh nghiệm đã có. NGÔ TÙNG THỦY ĐIỆN Ở LÀO CAI, YÊN BÁI XẢ LŨ: Ngập úng bủa vây hạ nguồn Tại buổi làm việc với nhà máy thủy điện Thác Bà (huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái), lãnh đạo vận hành thủy điện này phân trần, do thủy điện nằm cuối hạ lưu, lượng nước thượng nguồn dồn về quá lớn, nếu không kịp thời xả sẽ gây hậu quả khôn lường. Vị đại diện này cho biết thêm, trong quá trình xả lũ, đơn vị luôn theo dõi sát sao lưu lượng nước trong phạm vi cho phép. Tuy nhiên, do lượng nước xả thời gian dài khiến dòng chảy không kịp tiêu thoát, gây ngập úng một số diện tích vùng hạ lưu. Hàng chục hộ dân sống ven sông Chảy tại Yên Bái, Lào Cai bị ngập úng do thủy điện xả lũ Thủy điện Thác Bà (Yên Bái) xả lũ chiều ngày 5/8 Bạc Liêu sẽ ban bố tình huống khẩn cấp sạt lở đê biển Đông Một đoạn sạt lở ăn sâu vào chân đê, nguy cơ vỡ đê TPHCM: Mở rộng thi tuyÆn chàc danh lãnh đạo cấp sở Cán bộ Trung tâm Hành chÊnh công TP. Thủ Đức phục vụ người dân mNH: NGÔ T—NG

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==