Tiền Phong số 220

PGS.TS Vũ Duy Hải, Trưởng Ban Tuyển sinh - Hướng nghiệp, ĐH Bách khoa Hà Nội cho hay năm nay, nhóm lọc ảo khu vực phía Bắc vẫn do ĐH Bách khoa Hà Nội chủ trì. Số trường tham gia là 60 trường. Dữ liệu nguyện vọng của thí sinh được Bộ GD&ĐT chuyển về cho 2 nhóm lọc ảo miền Nam, miền Bắc để làm sạch. Do đó, tổng số lần lọc ảo ở nhóm miền Bắc là 20 lần. Từ ngày 13/8, các nhóm lọc ảo Nam - Bắc sẽ chạy song song với quá trình lọc ảo của Bộ GD&ĐT. Theo ông Hải dự kiến, khoảng 15h-16h ngày 17/8, quá trình lọc ảo tại nhóm trường miền Bắc kết thúc. ĐH Bách khoa Hà Nội chuyển dữ liệu cho các trường trong nhóm. ĐH Bách khoa Hà Nội công bố điểm chuẩn vào chiều tối ngày 17/8. Ông Hải thông tin, năm nay, số lượng nguyện vọng đăng kí xét tuyển vào ĐH Bách khoa Hà Nội là 90 nghìn nguyện vọng. Nhưng ở một số ngành nóng có tăng theo xu hướng chung, giống như ở phương thức xét tuyển tài năng gồm 5 ngành: IT1 (Khoa học máy tính), IT2 (Kĩ thuật máy tính), EE2 (Kĩ thuật điều khiển và Tự động hóa), ET1 (Kĩ thuật Điện tử Viễn thông) và MS2 (Kĩ thuật vi điện tử và công nghệ nano). Ở phương thức xét tuyển tài năng, đây là những ngành có tỉ lệ thí sinh lựa chọn ở mức 300-500%. Tuy nhiên, về điểm chuẩn, ông Hải dự báo những ngành nóng này có tăng nhưng không đột biến vì tỉ lệ giữa các phương thức đã công khai để thí sinh biết lựa chọn đăng kí. Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, Trường ĐH Ngoại thương cũng dự kiến công bố điểm chuẩn ngay sau khi Bộ GD&ĐT trả kết quả lọc ảo cuối cùng. NHỮNG NGÀNH ĐƯỢC ĐĂNG KÍ NHIỀU NHẤT Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho hay theo số liệu đăng kí tuyển sinh đã công bố, năm nay, tỉ lệ thí sinh đăng kí nguyện vọng xét tuyển ĐH tăng so với năm 2023 (từ 64% lên trên 68%). Lĩnh vực Khoa học tự nhiên tăng 61%, An ninh, quốc phòng tăng 46,5%, những ngành liên quan đến vi mạch, bán dẫn tăng 30%... Đặc biệt, nhóm ngành sư phạm có số lượng nguyện vọng tăng mạnh nhất, 85% (khoảng 200.000 nguyện vọng) và trở thành một trong 4 khối ngành tập trung nhiều nguyện vọng xét tuyển nhất năm nay (cùng với kinh doanh và quản lí, kĩ thuật và công nghệ, máy tính). Do đó, dự báo điểm chuẩn ngành này sẽ tăng. “Sự lựa chọn của người học có thay đổi do được tư vấn kĩ về đặc điểm, cơ hội nghề nghiệp và ngành học. Thông tin thị trường lao động cũng sát, nên xu hướng lựa chọn ngành học, chương trình học thể hiện nguyện vọng và tâm lí của các em cho thấy sự tích cực”, ông Sơn đánh giá. Một số lĩnh vực giảm như kinh doanh quản lí giảm 3%, giảm 24.000 nguyện vọng; lĩnh vực Máy tính và Công nghệ thông tin giảm do chững lại ở một số ngành liên quan, mức giảm gần 5%, tương đương 15.000 nguyện vọng; dịch vụ vận tải giảm 20%, tương đương 77.000 nguyện vọng. Với các ngành thuộc lĩnh vực STEM (Khoa học, Kĩ thuật, Công nghệ và Toán), tỉ lệ đăng kí nguyện vọng chiếm 30%, vẫn giữ mức độ tốt về nhu cầu học. Trong những năm qua, đây vẫn là những ngành luôn duy trì tăng trưởng khá. Năm nay tổng số nguyện vọng tăng 11%. Ngành liên quan đến vi mạch bán dẫn đã có mức tăng trưởng đáng kể, theo ông Sơn đánh giá điều đó cho thấy, thí sinh rất nhạy bén và nắm bắt được xu hướng phát triển. Đây là những tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, để có những số liệu chính xác hơn, còn phụ thuộc vào kết quả xét tuyển đào tạo, khi mà thí sinh xác nhận nhập học và đi học. NGHIÊM HUÊ Ghi nhận của phóng viên tại Trường ĐH Công nghệ TPHCM, vừa kết thúc đăng ký nguyện vọng xét tuyển, đến giai đoạn thanh toán lệ phí, có nhiều thí sinh và phụ huynh đã liên hệ để được hướng dẫn cách thức cho chuẩn xác. Nhiều thí sinh, phụ huynh trực tiếp đến trường nhưng cũng có không ít người liên hệ qua các kênh trực tuyến. “Trên fanpage, zalo của trường, đội hình trực hotline được tăng cường nhân sự để nhanh chóng hỗ trợ các thí sinh. Tuy nhiên, có những thời điểm quá đông nên hệ thống bị nghẽn. Nhiều trường hợp đến trực tiếp để được hướng dẫn”, Thạc sĩ Nguyễn Trần Ngọc Phương - Giám đốc Marketing và phát triển thương hiệu Trường ĐH Công nghệ TPHCM thông tin. Theo ông Phương, các thắc mắc của thí sinh phụ huynh chủ yếu liên quan đến chỗ ở, ký túc xá, hồ sơ nhập học, thời gian đi học chính thức... Có nhiều trường hợp chốt thuê chỗ trọ sớm để tránh tình trạng khan hiếm và có giá thuê phù hợp với điều kiện kinh tế. “Năm nay có khoảng 30.000 thí sinh đăng ký xét tuyển vào trường. Mỗi thí sinh có từ 1 đến 5 nguyện vọng nên tổng số nguyện vọng đăng ký vào trường khoảng 45.000 - 50.000. Con số này tương đương năm trước. Để hỗ trợ, giải đáp các thắc mắc của thí sinh, phụ huynh, bên cạnh đội ngũ nhân viên làm công tác chuyên môn, nhà trường tăng thêm nhân sự trực fanpage, zalo, trực tiếp tại văn phòng mỗi đội 15 bạn nhưng nhiều lúc cũng quá tải”, ông Phương nói. Tương tự, thạc sĩ Ngô Trí Dũng - Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng cho biết, dù thời điểm này không quá căng thẳng như những ngày thí sinh đăng ký nguyện vọng song vẫn có khá nhiều thí sinh, phụ huynh đến trực tiếp trường hoặc qua các kênh trực tuyến hỏi về điểm chuẩn, thủ tục nhập học và đặc biệt là thông tin để được nhận học bổng năm đầu và duy trì học bổng các năm tiếp theo. “Những phụ huynh, thí sinh gọi điện đến trường chứng tỏ đã nắm chắc cơ hội vào trường nên muốn rút ngắn thời gian trong quá trình nhập học cũng như chuẩn bị về tài chính, chỗ ở trong thời gian tới”, ông Dũng nhận xét. Bà Dương Thị Trọng Em - phụ huynh của thí sinh Trần Tân Phát cho hay, con bà đã trúng tuyển sớm vào Trường ĐH Công nghệ và đã đăng ký nguyện vọng 1 vào trường nên chắc chắn sẽ trúng tuyển. Tuy nhiên, sau khi đăng ký nguyện vọng thành công thì còn bước thanh toán lệ phí nguyện vọng. Để tránh sai sót, hai mẹ con bà Em đến trường để nhờ hỗ trợ. “Sau khi được các nhân viên của trường tư vấn hỗ trợ thanh toán lệ phí nguyện vọng, mẹ con tôi hỏi thêm thông tin về ngành học, hồ sơ nhập học, quy trình thực hiện,... để chuẩn bị sẵn sàng khi nhà trường yêu cầu nộp hồ sơ nhập học”, bà Em chia sẻ. NGUYỄN DŨNG Hôm qua, kết thúc thời gian nộp lệ phí xét tuyển đại học (ĐH) đợt 1 năm 2024. Thí sinh đợi đến ngày 17/8, khi kết thúc lọc ảo, các trường công bố điểm chuẩn rồi thực hiện việc xác nhận nhập học. Thí sinh tìm hiểu thông tin tuyển sinh năm 2024 ẢNH: NGHIÊM HUÊ Thí sinh, phụ huynh đến Trường ĐH Công nghệ TPHCM để được tư vấn về các thủ tục nhập học dù chưa có kết quả trúng tuyển chính thức TUYỂN SINH ĐH NĂM 2024: Nguyện vọng nhóm ngành Sư phạm tăng đột biến Chưa trúng tuyển đại học, thí sinh đã săn học bổng, chốt ký túc xá... Còn hơn 10 ngày nữa, kết quả trúng tuyển chính thức mới được các trường công bố, sau đó thí sinh sẽ xác nhận nhập học nhưng trong những ngày qua, nhiều phụ huynh, thí sinh đã liên hệ các trường để tìm hiểu thông tin về nhập học, học bổng, nhà trọ, ký túc xá… khiến các kênh tư vấn quá tải. Năm 2024, các trường ĐH của Việt Nam vẫn có khoảng 400 ngành đào tạo, chia thành 24 lĩnh vực. Theo lãnh đạo Bộ GD&ĐT, có những lĩnh vực rất nhiều ngành và nhu cầu thực tế lớn nên nếu so sánh con số tuyệt đối hay cơ cấu giữa các lĩnh vực thì đôi khi có những đánh giá chưa hoàn toàn đúng. Xây dựng bộ nguyên tắc về trí tuệ nhân tạo Trường Đại học (ĐH) Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội vừa tổ chức tọa đàm về Trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm trong lĩnh vực Giáo dục, Y tế, Nông nghiệp. Từ đó nhận diện các thách thức về khía cạnh xã hội, đạo đức về ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong các lĩnh vực để tiến tới thảo luận và xây dựng bộ nguyên tắc về trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm trong tương lai. Theo PGS.TS Nguyễn Thị Quế Anh, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật, trí tuệ nhân tạo (AI) đã, đang và sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hiện thực hóa ý tưởng học tập cá nhân hóa. Việc sử dụng AI có thể đóng vai trò là chất xúc tác cho quá trình chuyển đổi giáo dục ở tất cả các bên liên quan, từ cá nhân học sinh đến các cấp quản lí cao hơn như Bộ GD&ĐT. PGS Quế Anh nhận định bên cạnh những giá trị cốt lõi về công nghệ, việc triển khai ứng dụng AI trong lĩnh vực giáo dục có thể đi kèm với rủi ro tiềm ẩn. Vì vậy, cần đặc biệt quan tâm tới các khía cạnh đạo đức và xã hội của AI như: quyền riêng tư, bảo vệ và sử dụng dữ liệu người học; ngăn chặn phân biệt đối xử dựa trên giới tính, chủng tộc, đặc điểm kinh tế - xã hội và sự khác biệt về trình độ năng lực; ngăn chặn sự lây lan của các định kiến xã hội và văn hóa; đảm bảo rằng tất cả người học - bất kể họ sống ở đâu - đều có quyền truy cập vào cơ hội tiếp cận bình đẳng tất cả các lợi ích mới nổi. Trên cơ sở nhận diện các rủi ro đó, bà Quế Anh cho rằng cần có sự bàn thảo, hướng tới mục tiêu ưu tiên phát triển công nghệ AI hướng tới bảo vệ quyền và lợi ích của con người nói chung cũng như từng cá nhân riêng lẻ. Trong đó, tập trung vào các nguyên tắc cốt lõi như: cách tiếp cận hướng tới con người và nhân văn; tôn trọng quyền tự chủ và ý chí tự do của con người; tuân thủ pháp luật; không phân biệt đối xử; đánh giá rủi ro và tác động nhân đạo. NGHIÊM HUÊ THỜI SỰ 3 n Thứ Tư n Ngày 7/8/2024

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==