PHÓNG SỰ 15 n Thứ Tư n Ngày 7/8/2024 ĂN NGỦ CÙNG HÀNG HÓA Với diện tích chỉ 2m2, trong đó nhà vệ sinh đã chiếm hết 1/3, phần còn lại bà Lâu Lê Phương (63 tuổi, số 11 khu Chợ Gà, phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1) dùng làm nơi bán gà và làm lông gà. Lúc đầu chúng tôi nghĩ rằng đây có thể là phần đất của căn nhà bên cạnh cắt ra, nhưng bà Phương khẳng định, đây là nhà được ông bà mua từ rất lâu. Sau đó truyền cho cha mẹ, bà Phương là đời thứ 3 thừa kế ngôi nhà này. “Gia đình tôi cố cựu ở đây từ năm 1975. Nghề bán gà cũng từ cha mẹ truyền lại cho tôi. Nhà nhỏ vậy nhưng gia đình vẫn ở được. Phía dưới buôn bán, nơi nghỉ ngơi thì ở trên gác” - bà Phương đưa tay chỉ hướng có cầu thang cũ kỹ nằm ngay giữa nhà. Người phụ nữ đề nghị không chụp ảnh căn nhà vì đây là nơi buôn bán, mưu sinh kiếm sống. Bà Phương nói rằng đã quen thức khuya dậy sớm, làm việc trong không gian ẩm thấp, chật hẹp. Trong ký ức bà Phương, trước đây chợ Gà người ra kẻ vào tấp nập, nhưng giờ vào đây đa số là dân địa phương. Một số ít là mối ruột tới mua gà hoặc thuê sơ chế gà. “Buôn có bạn, bán có phường, tôi buôn bán ở đây quen rồi, toàn khách quen, khách mối nên không muốn chuyển đi đâu nữa” - bà Phương nói. Tuy các con hẻm ở khu vực này rất nhỏ, nhà cửa đều “tí hon” nhưng rất đông đúc. Tận dụng lợi thế “mặt tiền”, người dân mưu sinh bằng buôn bán đồ ăn, quán cóc. Nhiều hộ dành cả căn nhà chỉ đủ để đặt một nồi bún bò, bún riêu, bàn ghế kê ngay trên đường nội bộ, thực khách túc tắc ra vào. “Mỗi ngày tôi bán khoảng 30 tô bún bò, sau khi trừ các chi phí cũng kiếm được vài trăm ngàn đồng. Vậy là đủ sống qua ngày. Tôi chỉ ngủ khoảng 2 - 3 tiếng đồng hồ mỗi đêm, có hôm thức trắng để nấu nướng” - chị Hiền (ngụ hẻm Yersin, phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1) kể. Điều đặc biệt, dù con hẻm nhỏ xíu, chỉ đủ cho người đi bộ nhưng chứa thêm cả bàn, ghế của hàng ăn mà láng giềng không ai than phiền. “Ở đây ai cũng khổ nên thông cảm cho nhau lắm, chúng tôi cũng cố gắng để bàn ghế sát vào hiên nhà, giữ vệ sinh chung” - dì Tư bán hủ tiếu nói. Căn nhà của bà Nguyễn Thị Tuyết Mai (57 tuổi) có hình thang cân với bề ngang 3m, sâu 1m và tóp ở hai đầu nhưng nằm mặt tiền ngay hẻm lớn đường Nguyễn Trãi (phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1). Bà Mai vừa ở vừa kinh doanh tạp hóa. Bên trong căn nhà tràn ngập các mặt hàng như snack, dầu gội đầu, nước tương, nước mắm, mì gói… và cả đồ chơi trẻ em. Hỏi bà ngủ nghỉ ra sao khi xung quanh đều hàng là hàng? “Thì mình ngủ chung với hàng hóa chớ biết sao, chỉ cần đủ chỗ đặt lưng là được rồi” - bà Mai nói và cho biết, quầy hàng này là cần câu cơm duy nhất của bà. Nhà dù rất nhỏ nhưng vừa là nơi ở, vừa là nơi kinh doanh nên không gian đã chật lại càng thêm chật chội. Tranh thủ đứa trẻ đang ngủ, chị Nguyễn Thị Hiền (38 tuổi, dân cư khu Mả Lạng, Quận 1) nấu vội nồi cơm, chiên thêm con cá trong không gian quay tới quay lui đều đụng tường, đụng người. Chị Hiền đang ở cùng 9 người thân trong căn nhà 10m2 hẹp như một góc hành lang nhỏ, không bàn ghế, giường ngủ. Chiếc thang gỗ cũ kỹ được gác tạm vào tường, tạo ra những gian phòng nhỏ ở phía trên. “Trước đây tôi chạy xe ôm công nghệ giao thức ăn, do sức khỏe nên giờ ở nhà. Hàng xóm cạnh nhà có con nhỏ nhờ tôi trông hộ với giá 6 triệu đồng/tháng. Tôi giữ trẻ cả ngày, có khi qua đêm nên cũng có đồng ra đồng vào, vậy là mừng rồi” - chị Hiền cho biết. MONG ĐƯỢC CẤP CĂN CƯỚC CÔNG DÂN Ông Nguyễn Đức Phú (65 tuổi, ngụ hẻm 245/35/53 Nguyễn Trãi, quận 1) đang ở cùng con gái và cháu ngoại trong căn nhà 2m2. Ông kể, trước đây căn nhà này rộng 6m2 nhưng chủ nhà chia thành 3 căn, mỗi căn ngang 2m để bán lại cho người khác. Hơn 20 năm trước, sau khi đi kinh tế mới trở về, ông Phú mua căn nhà này với giá 50 triệu đồng. “Nhà của tôi và hai căn bên cạnh đều chung một chủ. Ba nhà xài chung một đường nước, điện thì gần đây mới có đồng hồ cho từng nhà” - ông Phú nói. Căn nhà bịt bùng chỉ có một cửa ra vào, thứ “dư dả” nhất trong nhà ông Phú có lẽ là… nắng và nóng. Mùa nắng, căn nhà không khác gì lò nung. Thương đứa cháu ngoại mới 3 tuổi, ông Phú mua trả góp cái máy lạnh với giá 4 triệu đồng, và chỉ dám bật khi nào “không thể chịu nổi”. Làm nghề chạy xe ôm mưu sinh, điều mong mỏi của ông Phú lúc này là được làm căn cước công dân như bao người. Theo ông Phú, hiện có nhiều người không được cấp căn cước giống ông. Gần đây, địa phương gọi ông lên khai báo rồi lấy dấu vân tay, rồi cấp cho tờ giấy định danh. “Tôi chỉ muốn có một tờ giấy chứng minh mình là công dân mà cũng không được, không biết lý do vì sao. Không có căn cước công dân, muốn mua bảo hiểm y tế cũng không được. Tôi đã lớn tuổi lại nhiều bệnh tật, không có bảo hiểm chỉ có chết chứ tiền đâu chạy chữa” - ông Phú thiết tha. Bà Sa Minh (66 tuổi, cư dân khu chợ Gà, Quận 1) sống bằng nghề làm thuê làm mướn bữa có bữa không. Bà cho biết, bà sống rất kham khổ nhưng nhiều người không tin chỉ vì bà có nhà ở Quận 1. “Cuộc sống của mình như vậy, nhưng tôi chẳng thấy buồn khổ vì ít ra mình còn có chỗ chui ra chui vào mà không phải thuê mướn. Tôi luôn lạc quan, chỉ mong có đủ sức khỏe và có người thuê mướn, kiếm tiền sinh sống không làm phiền đến con cháu” - bà Minh cười móm mém. Ở khu lao động này, những dãy nhà san sát như nhà trọ nhưng đông đúc hơn, ồn ào hơn và cư dân trong hẻm đều biết nhau. Hỏi tên người nào trong xóm, cư dân đều biết rõ; một người lạ mặt vào xóm bị phát hiện ngay… Xe cộ để chật kín hẻm nhưng chưa từng có chuyện mất cắp. Bà con lối xóm dù gia cảnh khó khăn nhưng tình nghĩa thì đầy tràn. Những căn nhà ở đây luôn mở toang cửa để í ới, chia sẻ cuộc sống hằng ngày với nhau. (còn tiếp) U.P Căn nhà 3m2 của bà Mai ngập snack, bim bim cũng là nơi ăn ở nhiều năm của gia đình bà ẢNH: U.P Dù sống trong không gian vô cùng chật hẹp nhưng mọi gia đình vẫn phải buôn bán để lo sinh kế. Vì vậy, những căn nhà và con hẻm vốn chật hẹp lại càng thêm chật chội khi vừa sống vừa kinh doanh buôn bán. Ông Nguyễn Văn Phú, Phó chủ tịch UBND phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1 cho biết, khu vực tứ giác Nguyễn Cư Trinh (khu phố 8, 9, 10, 11) có tổng cộng 524 căn nhà có diện tích nhỏ hơn 20 m2; riêng khu phố 8 và một phần khu phố 9 có khoảng 342 căn nhà có diện tích nhỏ hơn 20 m2. Ngoài ra có hơn 160 căn nhà có diện tích sàn nhỏ hơn 10 m2. Do nơi đây nhà cửa san sát, nguy cơ cháy nổ cao nên địa phương luôn quan tâm đến công tác PCCC bằng cách thường xuyên tổ chức tập huấn PCCC. VÀO “VƯƠNG QUỐC” TÍ HON nUYÊN PHƯƠNG PHÓNG SỰ Kỳ 3: Nhọc nhằn mưu sinh Một hộ dân hiếm hoi còn mưu sinh bằng nghề kinh doanh gà tại khu Chợ Gà, Chợ Gạo (Quận 1) ẢNH: DUY ANH Ông Nguyễn Đức Phú nhiều năm liền mong mỏi được làm CCCD như bao người ẢNH: U.P
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==