Tiền Phong số 214

“Con ơi, con linh thiêng ở đâu xin hãy nổi lên, để chú Việt vớt con mang về nhà…”. Tiếng gào khóc của người thân có con bị cuốn trôi trong trận lũ quét bất ngờ xảy ra trong đêm 24/7 ở bản Lĩnh, xã Mường Pồn, huyện Điện Biên, đã khiến cho tôi, một chiến sĩ công an vốn được rèn luyện, biết kìm nén cảm xúc để đối mặt với mọi tình huống khó khăn cũng phải rơi nước mắt. Những giọt nước mắt của sự bất lực, của nỗi đau chứng kiến mất mát không thể bù đắp, và của lòng thương cảm sâu sắc cho những con người nghèo khó đang phải gánh chịu thiên tai khốc liệt. Tôi vẫn nhớ như in cuộc gọi điện gấp gáp, hoảng loạn đêm 24/7, thúc giục chúng tôi vào tâm lũ. Đi bộ men theo đường đã bị sạt lở hơn 5km, chúng tôi mới vào được tới bản Lĩnh. Những người dân nghèo nơi đây nhìn chúng tôi với một tia hy vọng có thể cứu vãn phần nào những gì mà họ đã chắt bóp gần cả một đời bỗng dưng trôi ngay trước mặt... Lũ quét bất ngờ xảy đến trong đêm, người dân không kịp trở tay. Họ không biết chạy đi đâu bởi xung quanh mênh mông là nước. Đồ đạc, thóc, gia súc… cứ thế cuốn trôi theo dòng nước lũ. Nhiều ngôi nhà dựng tạm đã bị cuốn đi không còn dấu vết. Người dân và tất cả chúng tôi cùng hiệp lực, hy vọng cứu được con lợn, lôi được cái máy cày, bao gạo, hay từng vật dụng nhỏ nhất… Mấy ngày đầu, tôi còn có thể đi xuồng để tìm kiếm thi thể mất tích. Nhưng từ ngày thứ 3 sau lũ, tôi phải mặc áo phao, trực tiếp dầm mình trong dòng nước lũ để tìm kiếm nạn nhân mất tích. Xuống nước bơi bình thường đã mệt, nay, tôi càng thấm mệt hơn khi bơi trong dòng nước bị ken đặc bởi rác, gỗ, cây, xác lợn, gà, cá...nổi lên. Mỗi lần chạm phải một vật gì dưới nước, tim tôi thắt lại, không biết đó là cành cây, xác động vật hay là thi thể của ai đó… Ngày thứ 7 tham gia cứu hộ ở bản Lĩnh, chúng tôi vẫn đang dốc sức để tìm được thi thể của một bạn nhỏ. Những đôi mắt đỏ hoe, những khuôn mặt hốc hác vì thiếu ngủ của người dân và đồng đội hiện rõ trong từng khoảnh khắc. Cuộc sống nơi đây đã bị tàn phá nặng nề, nhưng tình người, tình đồng bào vẫn sáng ngời trong hoạn nạn. Chúng tôi, những chiến sĩ Công an phải nỗ lực hết mình để không gục ngã, bởi nhiệm vụ của tôi cùng đồng đội vẫn còn tiếp diễn... (Đại úy Vũ Văn Việt - Đội Tham mưu, Công an huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên) CHÂU LINH (ghi) OÀ KHÓC “GẶP LẠI” CHỒNG SAU HƠN 60 NĂM Lễ trao tặng di ảnh liệt sĩ phục dựng được Thành Đoàn Hà Nội tổ chức trong không gian, thời gian đặc biệt: tối 27/7, tại Nghĩa trang Liệt sĩ TP Hà Nội. Ôm tấm ảnh của chồng trên tay, bà Trần Thị Hồng (82 tuổi, ở phường Ngã Tư Sở, quận Đống Đa), khóc nghẹn: “Nhờ có bức ảnh phục dựng này mà tôi như được gặp lại chồng của hơn 60 năm về trước. Bức ảnh lột tả đúng hình ảnh của ông nhà tôi ngày xưa. Ngày ấy, ông đẹp trai, vui tính lắm…”. Ký ức về ngày xưa cũ với chồng của bà Hồng ùa về. Chồng bà là liệt sĩ Trần Minh Cương (SN 1941), hy sinh năm 1971, trong Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào. Bà kể, ông bà cưới nhau được 2 tháng thì ông đi bộ đội biền biệt suốt 3 năm trời. Sau 3 năm, ông về phép được 10 ngày rồi lại đi tiếp. Bà mang bầu rồi sinh đứa con trai đầu lòng được hơn 2 tháng thì nhận tin sét đánh ngang tai - ông đã hy sinh. Nỗi đau tột cùng, bà Hồng gượng dậy chăm con. Mặc dù được nhiều người đàn ông khác để ý, ngỏ lời hỏi cưới, nhưng suốt 63 năm qua, bà vẫn ở vậy nuôi con, thờ chồng. “Tôi rất biết ơn các cháu thanh niên, ngắm nhìn bức ảnh phục dựng này, tôi như được gặp lại chồng mình của thời trai trẻ”, bà Hồng nói. Bà Lê Thị Nga (78 tuổi, ở phường Phương Mai, quận Đống Đa), xúc động không nói nên lời khi cầm bức ảnh phục dựng chồng bà- liệt sĩ Phạm Văn Soát. Bà Nga cho biết, chồng bà hy sinh ngày 10/10/1968, ở Đồng Nai. Hiện hài cốt của ông được đưa về Nghĩa trang Liệt sĩ TP Hà Nội. “Ông ấy hy sinh không có giấy tờ, thư từ gì cho tôi, chỉ còn bức ảnh chân dung là kỷ vật duy nhất. Bao năm tháng trôi qua, bức ảnh đã mờ nhoè vì thời gian, may có các cháu thanh niên hỗ trợ phục dựng lại rất đẹp, rất giống ông hồi trẻ. Đây là món quà vô giá với gia đình chúng tôi”, bà Nga nói. MONG SỰ CHUNG TAY CỦA BẠN TRẺ MỌI MIỀN TỔ QUỐC Chứng kiến hình ảnh các thân nhân liệt sĩ mừng tủi, hạnh phúc khi được cầm trên tay những di ảnh liệt sĩ, anh Phúc Lê - Trưởng nhóm “Mùa hoa đỏ” xúc động không kém. “Tôi thấy việc làm mình thật tuyệt vời và ý nghĩa”, anh Phúc Lê nói. Khi được Thành Đoàn Hà Nội có lời mời tham gia Dự án “Phục dựng ảnh liệt sĩ trao tặng các gia đình liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, gia đình Bà mẹ Việt Nam Anh hùng trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2024”, anh Phúc Lê đã đồng ý ngay. Trong vai trò Trưởng nhóm “Màu hoa đỏ”, anh Phúc Lê đã kêu gọi, tập hợp được 17 bạn trẻ có chuyên môn về công nghệ, mỹ thuật cùng thực hiện. “Để kịp trao tặng 77 di ảnh vào đúng dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, bản thân tôi tạm gác hết tất cả công việc, dồn sức cho dự án. Mỗi ngày tôi làm việc từ 13 - 14 giờ đồng hồ. Với yêu cầu cao nhất là các bức ảnh phải giống, chân thực, mỗi bức ảnh làm xong tôi đều kiểm duyệt lại một cách cẩn thận. Chúng tôi làm bằng cả trái tim mình”, anh Phúc Lê chia sẻ. Với lòng biết ơn và tri ân sâu sắc, những di ảnh liệt sĩ được các bạn trẻ trên địa bàn Thủ đô tham gia phục dựng một cách công phu, cẩn thận. Từ các bức ảnh đen trắng đã nhuốm màu thời gian, thậm chí chỉ còn vài chi tiết, không còn nguyên vẹn, thông qua các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, hình ảnh các liệt sĩ được tái hiện một cách chân thực, với đầy đủ chi tiết, sắc màu. Anh Nguyễn Tiến Hưng - Phó Bí thư Thành Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên TP Hà Nội cho biết, dự án được Thành Đoàn Hà Nội triển khai trong 1 năm (từ tháng 7/2024 đến tháng 7/2025), với 3 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1, trao tặng 350 ảnh (77 ảnh trao dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ) và 273 ảnh trao dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10. Giai đoạn 2, sẽ trao tặng 300 ảnh nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12. Giai đoạn 3, Thành Đoàn trao tặng 420 ảnh nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/2025). Theo anh Hưng, thời gian tới, dự kiến có thêm từ 2.500 đến 3.000 gia đình đăng ký phục dựng di ảnh liệt sĩ. “Thành Đoàn Hà Nội tiếp tục mời các tổ chức, cá nhân có đam mê và có kỹ năng trong lĩnh vực phục dựng ảnh cũ trên mọi miền Tổ quốc tham gia, đồng hành cùng tuổi trẻ Thủ đô thực hiện dự án nhân văn này. Căn cứ số lượng di ảnh cần phục dựng theo thực tế, Thành Đoàn Hà Nội sẽ phân bổ thời gian thực hiện, đảm bảo 100% số ảnh gửi về sẽ được phục dựng thành công”, anh Hưng cho biết thêm. LƯU TRINH 77 bức ảnh đầu tiên trong dự án phục dựng ảnh liệt sĩ đã được Thành Đoàn Hà Nội trao tận tay cho thân nhân các gia đình liệt sĩ trên địa bàn Thủ đô trong niềm xúc động, hạnh phúc khôn nguôi. “Ông ấy hy sinh không có giấy tờ, thư từ gì cho tôi, chỉ còn bức ảnh chân dung là kỷ vật duy nhất. Bao năm tháng trôi qua, bức ảnh đã mờ nhòe vì thời gian, may có các cháu thanh niên hỗ trợ phục dựng lại rất đẹp, rất giống ông hồi trẻ. Đây là món quà vô giá với gia đình chúng tôi”. Bà LÊ THỊ NGA (ở phường Phương Mai, quận Đống Đa) GIỚI TRẺ 7 n Thứ Năm n Ngày 1/8/2024 Món quà vô giá TỪ SỞ CHỈ HUY Nâng cao nhận thức người trẻ về công tác đối ngoại Ngày 31/7, tại Hà Nội, Đoàn Khối các cơ quan T.Ư phối hợp Đoàn Thanh niên Bộ Ngoại giao tổ chức toạ đàm với chủ đề “Ngoại giao cây tre Việt Nam: Các thành tựu đối ngoại quan trọng thời gian qua góp phần vào việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng”. Dự tọa đàm có ông Nguyễn Văn Thể - Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan T.Ư; ông Nguyễn Minh Vũ - Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao. Tại chương trình, ĐVTN đã được các diễn giả là đại sứ, nguyên lãnh đạo Bộ Ngoại giao và lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Ngoại giao chia sẻ, trao đổi về đường lối đối ngoại, ngoại giao; trường phái đối ngoại mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam” với gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển. XUÂN TÙNG DỌC ĐƯỜNG CHIẾN DỊCH Nước mắt Mường Pồn Đại uý Vũ Văn Việt (SN 1992, Công an huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên), tham gia cứu hộ trận lũ quét bất ngờ xảy ra trong đêm 24/7, ở bản Lĩnh, xã Mường Pồn, huyện Điện Biên Thân nhân các gia đình xúc động khi nhận di ảnh liệt sĩ được phục dựng

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==