VIỆT NAM SẴN SÀNG TẠO THUẬN LỢI CHO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ Gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính, ông Gautam Adani, Chủ tịch Tập đoàn Adani - người được xếp hạng giàu nhất châu Á (theo xếp hạng của Bloomberg Billion Index), bày tỏ mong muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng. Lãnh đạo Adani cho biết, đang đề xuất đầu tư vào cảng Liên Chiểu - Đà Nẵng, với tổng vốn dự kiến trên 2 tỷ USD để phát triển hệ sinh thái logistics cho Đà Nẵng, khu vực miền Trung. Tập đoàn mong muốn được đầu tư vào dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân 3, với tổng vốn đầu tư dự kiến đạt 2,8 tỷ USD, và dự án xây dựng sân bay Long Thành giai đoạn 2, sân bay Chu Lai. Hoan nghênh Tập đoàn Adani, dự định hợp tác, đầu tư, mở rộng đầu tư của tập đoàn tại Việt Nam với tổng vốn khoảng 10 tỷ USD, Thủ tướng đề nghị Đà Nẵng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các cơ quan xử lý dứt điểm các vấn đề liên quan đến dự án Cảng Liên Chiểu. Người đứng đầu Chính phủ gợi mở Tập đoàn Adani tham gia vào dự án sân bay Chu Lai và hoàn thiện các hồ sơ đối với dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân 3. Tuy nhiên, Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Adani tăng cường chuyển giao công nghệ, hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam, giúp doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực, tham gia vào chuỗi cung ứng, hệ sinh thái phát triển của Adani. Trong lĩnh vực dược phẩm, lãnh đạo Tập đoàn SMS Pharmaceuticals, Công ty Sri Avantika và BDR đánh giá, Việt Nam đang phát triển rất năng động, môi trường đầu tư, kinh doanh ngày càng thuận lợi. Lãnh đạo SMS Pharmaceuticals cho biết, đã cùng với Sri Avantika Contractors thành lập liên doanh với công ty Việt Nam để đề xuất phát triển Khu công nghiệp Dược phẩm công nghệ cao tại Khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa). Dự kiến trong giai đoạn 1 sẽ đầu tư khoảng 200 triệu USD và sẽ thúc đẩy, thu hút tổng vốn đầu tư khoảng 4-5 tỷ USD trong hơn 10 năm tới. “Hiện có khoảng 50 nhà đầu tư thứ cấp sẵn sàng tham gia vào dự án này. Chúng tôi muốn là đối tác với Chính phủ Việt Nam và mang nhà đầu tư thứ cấp đến Việt Nam để tạo việc làm, thu nhập cho người dân Việt Nam, giúp các doanh nghiệp Việt Nam khởi nghiệp”, ông P. Ramesh Babu - Chủ tịch Tập đoàn SMS Pharmaceuticals, nói. Lãnh đạo Tập đoàn BDR bày tỏ mong muốn trở thành nhà đầu tư chiến lược, lâu dài về dược phẩm tại Việt Nam. Ông Dharmesh Shah, Chủ tịch sáng lập Tập đoàn BDR cho biết, đang nghiên cứu lựa chọn địa điểm để đầu tư, sản xuất các loại thuốc quan trọng, thế hệ mới và chuyển giao công nghệ, nhất là trong điều trị ung thư, AIDS…, cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Đánh giá cao hoạt động của các tập đoàn trong lĩnh vực dược phẩm của Ấn Độ, Thủ tướng cho biết, y tế, dược phẩm là lĩnh vực được Việt Nam rất quan tâm và có chính sách khuyến khích, ưu đãi. Tiềm năng hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực dược phẩm rất lớn, hiện các loại thuốc của Ấn Độ chiếm khoảng 33% thị phần thuốc tại Việt Nam. Thủ tướng nhấn mạnh Chính phủ Việt Nam luôn ủng hộ, sẵn sàng tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước, trong đó có các doanh nghiệp Ấn Độ. Tuy nhiên, Thủ tướng lưu ý tinh thần “đã nói là làm, đã cam kết phải thực hiện; đã làm, đã thực hiện là phải có kết quả, sản phẩm cụ thể, góp phần bảo vệ sức khỏe người dân”. HƯỚNG TỚI THƯƠNG MẠI SONG PHƯƠNG ĐẠT 20 TỶ USD Phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ ở New Delhi, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, việc nâng cấp quan hệ hai nước lên Đối tác Chiến lược Toàn diện đã mở ra không gian hợp tác mới về chuỗi giá trị và tài nguyên chiến lược. Bên cạnh đó, giữa hai nước có nhiều yếu tố nền tảng rất quan trọng để các doanh nghiệp hợp tác với sự tin cậy cao, đó là: Quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp; tin cậy chính trị cao; thị trường rộng mở; văn hóa, văn minh tương đồng; ý tưởng tương thông; cùng chung khát vọng xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng, phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Thủ tướng nêu rõ, Việt Nam khuyến khích các doanh nghiệp Ấn Độ mở rộng hợp tác đầu tư vào các lĩnh vực Ấn Độ có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu thu hút, ưu tiên cao. Người đứng đầu Chính phủ đồng thời nhấn mạnh tinh thần “cùng chia sẻ tầm nhìn và hành động; cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng và cùng phát triển”. Các cơ quan hai nước cần tiếp tục hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động đối thoại, kết nối đầu tư, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hai bên mở rộng hợp tác, đầu tư, kinh doanh hiệu quả; thúc đẩy, triển khai các biện pháp hiệu quả nhằm hoàn thành mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 20 tỷ USD trong thời gian tới. Thủ tướng mong muốn các doanh nghiệp, nhà đầu tư Ấn Độ quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị của các tập đoàn, đặc biệt là trong các lĩnh vực mà Việt Nam có tiềm năng; coi Việt Nam là điểm đến chiến lược cho xây dựng các trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D), ứng dụng công nghệ cao. Với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, Thủ tướng bày tỏ tin tưởng, hợp tác kinh tế - đầu tư - thương mại giữa hai nước sẽ tiếp tục là trụ cột quan trọng trong quan hệ song phương, góp phần đưa mối quan hệ giữa hai nước lên tầm cao mới. VĂN KIÊN (từ New Delhi, Ấn Độ) Ngày 31/7, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ và tiếp lãnh đạo các tập đoàn lớn của nước này đang có dự định đầu tư hàng tỷ USD vào Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực năng lượng, cảng biển, sân bay, dược phẩm. THỜI SỰ 3 n Thứ Năm n Ngày 1/8/2024 Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ ẢNH: NHẬT BẮC Nhiều tập đoàn Ấn Độ muốn đầu tư lớn vào Việt Nam Tại Diễn đàn, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đại diện cơ quan hai nước chứng kiến lễ trao Biên bản ghi nhớ giữa doanh nghiệp hai nước, như: Biên bản ghi nhớ giữa Tập đoàn Sovico và Tập đoàn Adani về hợp tác trong lĩnh vực hàng không, sân bay và logistics; Biên bản giữa Vietnam Airlines và Innovations India về tổ chức lễ hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ lần thứ 3; Biên bản ghi nhớ giữa Tập đoàn T&T và Tập đoàn Ramky hợp tác về khu công nghiệp dược phẩm… Sáng 31/7, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường làm việc với Đảng ủy Khối các cơ quan T.Ư (gọi tắt là Đảng ủy Khối). Biểu dương những thành tích, kết quả đạt được của Đảng ủy Khối trong 3 năm qua và 6 tháng đầu năm 2024, Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh, Đảng ủy Khối đã nắm chắc tình hình, chức năng, nhiệm vụ, vị trí, vai trò, thẩm quyền của Đảng bộ Khối và Đảng uỷ Khối, từ đó có nhiều đổi mới, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, phát huy sự đoàn kết, thống nhất trong toàn Đảng bộ. Đảng ủy Khối đã làm tốt công tác phối hợp với Đảng đoàn, Ban Cán sự Đảng các cơ quan T.Ư, đóng góp rất quan trọng vào công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đấu tranh ngăn chặn đẩy lùi suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, nâng cao năng lực, sức chiến đấu của Đảng. Về nhiệm vụ thời gian tới, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường yêu cầu, Đảng ủy Khối và các cấp uỷ trực thuộc cần thường xuyên giáo dục cán bộ, đảng viên nắm chắc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ của Đảng bộ Khối để lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ cho tốt. Đảng uỷ Khối phải phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Đảng đoàn, Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo các cơ quan trung ương, bộ, ngành để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng bộ Khối. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đội ngũ cán bộ, đảng viên tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, tâm huyết, gương mẫu, thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình. Thường trực Ban Bí thư nêu, Đảng ủy Khối tiếp tục quan tâm, tập trung xây dựng Đảng bộ Khối thực sự trong sạch, vững mạnh, tiêu biểu. Giữ vững và thực hiện nghiêm nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình, nguyên tắc đoàn kết thống nhất... Nâng cao năng lực, sức chiến đấu của tổ chức Đảng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đảng ủy Khối có vai trò quan trọng trong quản lý, nhận xét, đánh giá cán bộ, giúp sắp xếp cán bộ “đúng, trúng”. Đảng ủy Khối tiếp tục nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát kỷ luật Đảng. Chủ động kiểm tra, giám sát sẽ giúp ngăn ngừa chủ động các sai phạm, “tuýt còi” để quay lại đúng “quỹ đạo”, trước khi trở thành những sai phạm lớn. Lưu ý việc chuẩn bị đại hội các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV, Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh 2 vấn đề. Một là phải đảm bảo chất lượng các văn kiện, báo cáo chính trị, đường lối, chủ trương thực hiện cho đúng. Thứ hai, cần sắp xếp con người cho trúng. “Muốn trúng thì phải đánh giá thống nhất, vấn đề gì cần phối hợp, vấn đề gì thuộc thẩm quyền của mình”, Thường trực Ban Bí thư nói. TRƯỜNG PHONG Đẩy lùi suy thoái tư tưởng chính trị
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==