Tiền Phong số 214

Do ảnh hưởng của mưa bão, đến ngày 31/7 nhiều thôn xóm tại huyện Chương Mỹ vẫn bị ngập nước. Ông Nguyễn Đình Thủ (thôn Tiến Tiên, xã Tân Tiến, huyện Chương Mỹ) cho biết, từ ngày 23/7, nước sông dâng cao khiến cả thôn với khoảng 50 hộ bị ngập sâu. Đến sáng ngày31/7, nước vẫn chưa rút được bao nhiêu. Ông Lê Hoài Thi, Chủ tịch UBND xã Hoàng Văn Thụ (huyện Chương Mỹ) cho biết, đợt mưa lũ vừa qua trên địa bàn xã có 6 thôn bị ngập. Đến ngày 31/7, còn thôn Thuần Lương là chưa đi lại được. Ngoài ra, trên địa bàn xã thiệt hại khoảng 100ha lúa, 80ha thủy sản. UBND xã đã hỗ trợ cho bà con bị ngập hơn 1.000 bình nước sạch, mỳ tôm và một số nhu yếu phẩm khác. "Đỉnh lũ nước sông Bùi ngày 27/7 là 7,43m. Đến nay, nước sông Bùi đã rút, nhưng vẫn ở trên báo động 3", ông Thi thông tin. Tương tự, thôn Nhân Lý (xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ) vẫn còn bị ngập, người dân phải dùng thuyền để di chuyển. Bà Nguyễn Thị Mùi, Phó Chủ tịch UBND xã Nam Phương Tiến cho biết, nước sông Bùi qua địa bàn xã bị tràn đã làm 4 thôn bị ngập. Trong đó, 798 hộ bị ngập với 3.784 nhân khẩu, diện tích lúa bị thiệt hại khoảng 85 ha lúa và 135ha thủy sản, hơn 20.000 con gia cầm bị chết. UBND xã đã hỗ trợ người dân bình nước sạch, thuốc nhỏ mắt, tiêu chảy, Chloramin B. “Hiện chúng tôi tiếp tục chuẩn bị lương thực, nhu yếu phẩm, thuốc men để kịp thời hỗ trợ người dân và tổ chức vệ sinh môi trường ngay sau khi nước rút”, bà Mùi chia sẻ. Theo báo cáo của UBND huyện Chương Mỹ, đến 7h ngày 31/7, mưa lũ đã làm ngập 6,1km đê thuộc địa bàn 10 xã; 103 cầu, cống, đập bị hư hỏng, 114.450 đường giao thông nội đồng bị ngập. Hiện trên địa bàn huyện còn 20 thôn, xóm bị ngập từ 0,52m, trong đó khoảng 7.410 nhân khẩu bị ngập cần phải cứu trợ, 4.329 trường hợp cần phải sơ tán. Các địa phương trong huyện bị thiệt hại khoảng 1.500 ha lúa và hoa màu, 1.600 ha thủy sản, 210.000 con gia cầm bị ảnh hưởng. Huyện đã huy động 4.721 người và 199 phương tiện tham gia khắc phục hậu quả mưa lũ. Còn theo báo cáo của UBND huyện Quốc Oai, mưa lũ đã làm một công nhân tử vong do bị cuốn trôi. Ngoài ra, mưa lũ đã gây ngập úng tại 5 xã với 531 hộ bị ảnh hưởng, 1 ngôi nhà bị sập, thiệt hại 789 ha cây trồng, 240 ha thủy sản bị tràn, 11.120 gia cầm bị cuốn trôi. Tại huyện Thạch Thất, có 1 trường hợp bị đuối nước, 158 ha bị ngập trong đó 131 ha mất trắng. Theo thống kê của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội (Ban chỉ huy), đợt mưa lũ vừa qua đã gây thiệt hại cho các huyện ngoại thành. Đến sáng ngày 31/7, đã có 2.227 ha lúa bị ngập sâu, 377 ha rau màu và cây ăn quả bị ngập, thiệt hại 659 ha thủy sản. Các địa phương đã vận hành 157 trạm bơm tiêu với 516 máy bơm để tiêu úng. ỨNG PHÓ VỚI LŨ "RỪNG NGANG" Theo Ban chỉ huy, đến sáng ngày 31/7, mực nước tại một số sông khu vực ngoại thành vẫn ở mức cao. Cụ thể, mực nước sông Bùi tại trạm thủy văn Yên Duyệt (huyện Chương Mỹ) là 7,16m (trên báo động 3 là 16cm); mực nước sông Tích tại trạm thủy văn Kim Quan (huyện Thạch Thất) là 8,4m (ở mức báo động 3); mực nước tại trạm thủy văn Vĩnh Phúc (huyện Quốc Oai) là 8,13 m (trên báo động 3 là 13cm). Ngoài ra, hầu hết các hồ chứa vẫn đang ở mức cao, vượt ngưỡng tràn như hồ Đồng Mô, hồ Mèo Gù, hồ Xuân Khanh, hồ Đồng Quan… Ông Lê Hoài Thi, Chủ tịch UBND xã Hoàng Văn Thụ cho rằng, nguyên nhân nước sông Bùi, sông Tích, sông Đáy… dâng cao là do lũ rừng ngang, tức là lũ từ phía Hòa Bình đổ về. Hơn nữa, khu vực hữu Bùi, sông Tích trước đây là khu chậm lũ nên hệ thống công trình tiêu thoát chưa được đầu tư thỏa đáng. Cùng với đó, lòng sông Bùi, sông Tích nhỏ hẹp, quanh co nên việc tiêu thoát lũ rất khó và chậm. Ông Nguyễn Xuân Đại, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội cũng có chung nhận định. Về giải pháp lâu dài, ông Đại cho biết, thời gian tới thành phố tập trung khơi thông dòng chảy sông Bùi, sông Đáy để nâng cao khả năng tiêu thoát nước khi mưa lũ. Đồng thời, tiến hành giải tỏa vi phạm dọc hành lang các sông và tăng cường đầu tư cải tạo, nâng cấp các tuyến đê. Thành phố cũng sẽ nghiên cứu, đầu tư hạ tầng, công trình đối với khu vực dân cư để phát triển du lịch nhằm tăng sinh kế, nâng cao mức sống cho người dân vùng lũ. Trước đó, chiều ngày 30/7, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã thị sát, kiểm tra công tác phòng chống thiên tai tại huyện Chương Mỹ. Theo dự báo, mưa còn tiếp diễn trong những ngày tới, tình trạng ngập chưa thể cải thiện ngay, vì thế Phó Thủ tướng yêu cầu UBND thành phố Hà Nội, huyện Chương Mỹ tiếp ứng lương thực, nhu yếu phẩm kịp thời, tuyệt đối không để người dân bị đói, bị khát, bùng phát dịch bệnh. Khi nước rút, cần khẩn trương vệ sinh môi trường, khôi phục sản xuất. THANH HIẾU 14 n Thứ Năm n Ngày 1/8/2024 Trước tình trạng lũ lụt gây ngập úng tại huyện Chương Mỹ, Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu thành phố Hà Nội khẩn trương nghiên cứu, đề xuất các giải pháp ứng phó. Hơn 7.400 nhân khẩu vùng ngập cần cứu trợ NHỊP SỐNG THỦ ĐÔ Trên địa bàn huyện Chương Mỹ còn 20 thôn xóm bị ngập Về lâu dài, Phó Thủ tướng yêu cầu thành phố Hà Nội phối hợp với các bộ, ngành khẩn trương nghiên cứu, đề xuất các giải pháp ứng phó, thích ứng lũ rừng ngang, mưa lớn, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả. Ông Nguyễn Anh Sơn, Giám đốc Xí nghiệp Thủy lợi Hà Đông (Cty Đầu tư phát triển Thủy lợi Sông Nhuệ) - đơn vị quản lý, vận hành trạm bơm Yên Nghĩa cho biết, hiện nhà máy sẵn sàng vận hành 100% công suất, tuy nhiên do lượng nước về bể chứa không đủ nên thời gian qua nhà máy chỉ hoạt động từ 3 đến 7 tổ máy. Riêng thời điểm trưa 23/4 (phóng viên có mặt) chỉ 4/10 tổ máy hoạt động. Theo tìm hiểu của PV Tiền Phong, dự án trạm bơm tiêu Yên Nghĩa gồm 2 hạng mục (gói thầu) chính là xây dựng Trạm bơm Yên Nghĩa và Cải tạo, mở rộng kênh dẫn nước La Khê, dài 5,8 km. Dự án được thực hiện từ năm 2013 và có tiến độ hoàn thành theo phê duyệt ban đầu là năm 2015, tuy nhiên đến năm 2021 nhà máy mới xây xong, còn hạng mục kênh dẫn đến nay đang thi công vẫn dở dang. Trao đổi với PV Tiền Phong ông Phan Tùng Giang, Phó trưởng Phòng Quản lý dự án 1, Ban Duy tu các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở NN&PTNT Hà Nội (chủ đầu tư) cho biết, hiện dự án đã thi công được 3,3 km kênh dẫn, còn 2,5 km kênh dẫn phía sông Nhuệ chạy qua các phường của quận Hà Đông đang vướng mặt bằng nên thi công chưa xong. Theo đại diện chủ đầu tư, nếu dự án có mặt bằng việc thi công kênh dẫn La Khê chỉ từ nay đến cuối năm 2024 là xong, giúp nhà máy hoạt động 100% công suất thiết kế. Để thực hiện dự án kênh La Khê, số diện tích mặt bằng cần giải phóng là 30,7 ha, tuy nhiên đến nay đã 11 năm thực hiện nhưng UBND quận Hà Đông mới giải phóng được hơn 29 ha, còn gần 1 ha vẫn thực hiện chưa xong, dẫn đến tình trạng mưa nước sông Nhuệ dâng cao nhưng trạm bơm Yên Nghĩa không có nước để hoạt động hết công suất. Trong các cuộc họp về tiến độ dự án, lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội cho rằng, UBND quận Hà Đông đã thực hiện chậm và nhiều lần không hoàn thành kế hoạch thành phố đưa ra. Ngày 31/7 ông Hoàng Văn Tám, Chủ tịch UBND phường Quang Trung, quận Hà Đông cho biết, lý do các hộ dân chưa đồng tình với chính sách GPMB, nhiều hộ dân đề xuất phải có đất tái định cư!. “Tuy nhiên, đây là những yêu cầu khó thực hiện vì nhiều hộ đất không có giấy tờ, đất nằm trên hành lang của công trình thủy lợi. ”, ông Tám nói. Bà Phạm Thị Phương Thảo, Phó Ban QLDA Đầu tư xây dựng quận Hà Đông - đơn vị được UBND quận Hà Đông giao thực hiện công tác GPMB tại kênh La Khê cho biết, hiện dự án còn 186 hộ dân chưa nhận tiền, chưa bàn giao mặt bằng tại 4 phường Quang Trung, Yết Kiêu, La Khê, Dương Nội. Nguyên nhân công tác giải phóng mặt bằng tại đây bị chậm là do nhà và đất các hộ dân ở đây không có sổ sách, giấy tờ xác định nguồn gốc đất nên việc hỗ trợ, đền bù theo các quy định của nhà nước khó thực hiện. Theo bà Thảo, hiện Ban đang phối hợp với các đơn vị liên quan của quận tiếp tục tuyên truyền, vận động các hộ dân trên bàn giao nhà, đất và nhận tiền hỗ trợ theo mức thành phố đã phê duyệt. Từ nay đến tháng 11/2024, nếu các hộ dân không di dời, quận sẽ thực hiện việc cưỡng chế. TRỌNG ĐẢNG 11 năm không xử lý xong mặt bằng Được đầu tư đến hơn 7.400 tỷ đồng và có mục tiêu hạ mực nước lũ sông Nhuệ, giảm ngập úng cho phía Tây Hà Nội, tuy nhiên hiện trạm bơm tiêu Yên Nghĩa hoàn thành hơn 2 năm nhưng chỉ hoạt động được 40% công suất. Trong khi, tình trạng ngập úng tại khu vực nêu trên ngày càng trầm trọng... ĐẦU TƯ - PHÁT TRIỂN TRẠM BƠM 7.400 TỶ ĐỒNG CHỈ ĐẠT 40% CÔNG SUẤT: Trong khi đường ngập nhưng trạm bơm tiêu Yên Nghĩa đang hoạt động 40% công suất ẢNH: TRỌNG ĐẢNG

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==