Tiền Phong số 214

12 QUỐC TẾ n Thứ Năm n Ngày 1/8/2024 Ông Borrell cho biết, trong số các nước ASEAN, Việt Nam là quốc gia có số lượng thoả thuận, hiệp định nhiều nhất với EU, trong đó có Hiệp định thương mại tự do Việt NamEU, Hiệp định khung đối tác và hợp tác toàn diện Việt Nam-EU, Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng và nhiều thỏa thuận khác. Một cách tự nhiên, khi hai bên có hợp tác chặt chẽ, mạnh mẽ về kinh tế thì cần công nhận thực tế đó, cũng như cần thúc đẩy và làm sâu sắc hơn nữa hợp tác song phương. Ông khẳng định, EU đã có thiện chí rõ ràng về điều này và sẽ bắt đầu ngay quá trình chuẩn bị cho việc nâng cấp quan hệ với Việt Nam lên mức độ hợp tác cao nhất là Đối tác chiến lược toàn diện. Trước câu hỏi vì sao Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam-EU (EVIPA) chậm được phê duyệt, ông Borrell trả lời rằng, đang có tình trạng chậm trễ phê chuẩn EVIPA ở các nước thành viên EU. Ông cho biết đang thúc giục các quốc gia thành viên còn lại tăng tốc quá trình xem xét phê chuẩn EVIPA, vì hiệp định này vừa có lợi cho các nước thành viên EU vừa có lợi cho Việt Nam. Khi có sự bảo đảm về môi trường, giảm thiểu rủi ro, các nhà đầu tư sẽ muốn rót tiền nhiều hơn. Về nỗ lực của Việt Nam để có thể được gỡ thẻ vàng IUU (khai thác hải sản trái phép, không khai báo và không theo quy định), ông Borrell cho biết cả EU và Việt Nam đều cần nỗ lực để bảo đảm sự bền vững trong nghề cá. “Các đồng nghiệp của chúng tôi đã có những trao đổi và hợp tác hiệu quả với Bộ NN&PTNT Việt Nam về những vấn đề cụ thể, như lắp thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá để truy vết. Tiếp theo là đảm bảo thực thi hiệu quả những biện pháp này tại các địa phương liên quan”, ông nói. EU hy vọng nhận được báo cáo từ các cơ quan liên quan của Việt Nam trong mùa thu năm nay. Dựa trên báo cáo, EU sẽ tổ chức đoàn thanh tra đến Việt Nam để đánh giá tình hình và xem xét có dỡ bỏ thẻ vàng hay không. TĂNG HIỆN DIỆN Ở CHÂU Á Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (công bố năm 2021) thể hiện nhận thức của EU về vai trò trung tâm của khu vực này, trong đó có ASEAN, ông Borrell cho biết. Đã có sự hiện diện cấp độ EU và cấp độ quốc gia thành viên ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, với tàu thuyền của nước thành viên hiện diện ngày càng nhiều hơn. EU và các quốc gia thành viên đang hợp tác với nhiều quốc gia trong khu vực, xây dựng các hiệp ước an ninh với Nhật Bản, Hàn Quốc, sắp tới là Úc và New Zealand. Ông Borrell cho biết, EU tham gia thường xuyên các cơ chế đối thoại của ASEAN để duy trì trao đổi liên tục, đầy đủ với các quốc gia, đối tác ở khu vực này. EU đang có chương trình hợp tác với Việt Nam để hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực bảo đảm an ninh trên biển, an ninh mạng, quản lý khủng hoảng, ông nói. EU cũng duy trì cơ chế tham vấn đối thoại an ninh-quốc phòng thường niên với Việt Nam. Đại diện cấp cao EU khẳng định, ông vẫn còn 4 tháng nữa mới hết nhiệm kỳ; hiện vẫn làm việc để thúc đẩy hợp tác với ASEAN và Việt Nam, và chuyến thăm lần này của ông tới Việt Nam chứng minh điều đó. “Tôi tin rằng người kế nhiệm tôi vẫn sẽ thúc đẩy hợp tác với thế giới, trong đó có Việt Nam. Khi lãnh đạo mới lên nhận nhiệm vụ, có thể sau năm 2024, tôi nghĩ vẫn sẽ có sự quan tâm tương tự, thậm chí nhiều hơn với khu vực này. Chúng tôi tin rằng đây là khu vực sẽ viết tiếp lịch sử của nhân loại trong giai đoạn tới”, ông nói. THU LOAN Hamas thông báo, ông Hineyeh bị ám sát sáng 30/7 trong “một cuộc tấn công nhằm vào nơi ở của ông tại Tehran”. Hamas cáo buộc Israel đứng đằng sau vụ tấn công, nhưng Israel đến nay vẫn từ chối bình luận. Ông Haniyeh, thường trú tại Qatar, đến Tehran để dự lễ nhậm chức của tân Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian. Vụ ám sát ông Haniyeh “là hành động hèn nhát và sẽ bị đáp trả”, ông Moussa Abu Marzouk, một quan chức cấp cao của Hamas, tuyên bố trên kênh truyền hình Al-Aqsa TV. Sami Abu Zuhri, một quan chức khác của Hamas, nói với Reuters: “Vụ ám sát của Israel nhằm vào ông Haniyeh là một sự leo thang nghiêm trọng nhằm phá vỡ ý chí của Hamas. Chúng tôi sẽ tiếp tục con đường đang theo đuổi, và tự tin vào chiến thắng”. Israel đã đe dọa sẽ loại bỏ ông Haniyeh và các nhà lãnh đạo khác của Hamas sau cuộc tấn công của lực lượng nào vào Israel ngày 7/10/2023. Đầu năm nay, một cuộc không kích của Israel ở miền trung Dải Gaza đã loại bỏ ba người con trai và bốn người cháu của ông Haniyeh. Quân đội Israel cáo buộc những người này có liên quan đến “các hoạt động khủng bố”. Thời điểm đó, ông Haniyeh nói rằng, khoảng 60 thành viên gia đình ông đã bị sát hại kể từ tháng 10/2023. Ông Haniyeh là người phụ trách vấn đề ngoại giao của Hamas, đồng thời đóng vai trò hòa giải trong các cuộc đàm phán ngừng bắn và trả tự do cho các con tin Israel đang bị Hamas giam giữ. NGUY CƠ CHIẾN TRANH TOÀN DIỆN GIỮA ISRAEL VÀ HEZBOLLAH Trước khi Israel tấn công một chỉ huy cấp cao của Hezbollah, các lãnh đạo quân đội Iran dự định gặp lãnh đạo của lực lượng này để bàn về nguy cơ chiến tranh toàn diện giữa Israel và Hezbollah. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran Nasser Kanaani lên án vụ không kích Beirut, gọi đây là “hành vi vi phạm rõ ràng chủ quyền của Li-băng”. Ông cảnh báo Hezbollah và Li-băng có quyền trả đũa Israel, đồng thời tuyên bố Iran sẽ buộc Israel và Mỹ phải chịu trách nhiệm nếu xảy ra cuộc chiến tranh khu vực rộng lớn hơn. Mối đe dọa về cuộc chiến tranh quy mô khu vực trở thành cuộc khủng hoảng lớn đầu tiên mà ông Masoud Pezeshkian, vốn là bác sĩ phẫu thuật tim, phải xử lý khi vừa bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống Iran (nhậm chức ngày 30/7). Lâu nay, Iran duy trì chính sách vừa không tham gia trực tiếp vào xung đột vừa hỗ trợ một mạng lực lượng thân thiết chống lại Israel từ Libăng, Yemen, Iraq và Syria. Trong bài phát biểu nhậm chức, ông Pezeshkian nhắc đến sự ủng hộ của Iran đối với sự nghiệp của người Palestine. “Chúng tôi muốn một thế giới mà người Palestine không còn bị đối xử bất công và bị chiếm đóng. Và giấc mơ của chúng tôi là không có thêm một đứa trẻ Palestine nào bị chôn vùi khi nhà của chúng trở thành đống đổ nát. Chúng tôi có thể giúp hiện thực hóa giấc mơ này”, ông nói. Ngồi ở hàng ghế đầu của lễ nhậm chức là quan chức cấp cao của các lực lượng quân sự khu vực, gồm Hezbollah, Hamas, Jihad Hồi giáo Palestine, Houthi. Họ đã có cuộc gặp riêng Đại giáo chủ Iran Ali Khamenei và Tổng thống Pezeshkian tại Tehran trước khi dự buổi lễ. Một video về buổi lễ nhậm chức cho thấy ông Pezeshkian và ông Haniyah ôm nhau trên bục và cùng giơ tay làm dấu hiệu chiến thắng. Ngoài các nhà lãnh đạo quân sự, đại diện hơn 80 quốc gia cũng dự lễ nhậm chức. Trong quá trình vận động tranh cử, ông Pezeshkian, 69 tuổi, hứa sẽ mang lại sự thay đổi về quản lý xã hội, như nới lỏng hạn chế về khăn trùm đầu đối với phụ nữ và kiểm soát internet, cải thiện nền kinh tế thông qua việc đàm phán với phương Tây để dỡ bỏ lệnh trừng phạt. Tuy nhiên, ông cam kết sẽ tiếp tục các chính sách của nhà nước đối với Israel và hỗ trợ các nhóm quân sự. Iran từ lâu coi mạng lưới các nhóm chiến binh mà họ tài trợ, cung cấp vũ khí và hỗ trợ là một tuyến phòng thủ và cảnh báo Israel sẽ đối mặt cuộc trả đũa phối hợp nếu nước này tấn công ồ ạt vào Li-băng. “Iran không muốn chiến tranh. Chúng tôi đã nói Hezbollah kiềm chế căng thẳng với Israel. Nhưng đồng thời, chúng tôi sẽ không ngồi yên và chứng kiến đồng minh quan trọng nhất của mình bị tấn công nghiêm trọng”, Nasser Imani, một nhà phân tích thân thiết với Chính phủ Iran, nói với báo Mỹ New York Times từ Tehran. TÚ LINH-MINH HẠNH (theo New York Times, RT) Lãnh đạo cánh chính trị của Hamas, ông Ismail Haniyeh, cùng các vệ sĩ đã bị ám sát ở thủ đô Tehran của Iran, phong trào Hamas và chính quyền Iran xác nhận hôm qua. Trong khi đó, Israel tuyên bố đã tiêu diệt chỉ huy cấp cao của Hezbollah trong cuộc không kích thủ đô Beirut của Li-băng ngày 30/7, để trả đũa vụ tấn công xuyên biên giới vào Cao nguyên Golan khiến 12 thiếu niên thiệt mạng 3 ngày trước đó. Đại diện cấp cao EU về chính sách đối ngoại và an ninh Josep Borrell (phải) và Đại sứ EU tại Việt Nam Julien Guerrier trong cuộc gặp báo chí ngày 31/7 ở Hà Nội ẢNH: TH Ông Ismail Haniyeh ẢNH: ANADOLU AGENCY Ông Josep Borrel Fontelles thăm chính thức Việt Nam từ ngày 2931/7, theo lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. Ngày 30/7, ông hội kiến Chủ tịch nước Tô Lâm. Lý do EU muốn nâng cấp quan hệ với Việt Nam Lãnh đạo Hamas bị ám sát ở Iran, Israel không kích Li-băng Trong cuộc gặp các phóng viên Việt Nam và quốc tế ngày 31/7 ở Hà Nội, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Đại diện cấp cao Liên minh châu Âu (EU) về chính sách đối ngoại và an ninh Josep Borrell Fontelles cho biết những lý do khiến EU mong muốn khởi động quá trình nâng cấp quan hệ với Việt Nam.

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==