Tiền Phong số 211

6 KHOA GIÁO n Thứ Hai n Ngày 29/7/2024 Chị Phương Dung (ở Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, trong số 10 nguyện vọng con gái đăng kí, có 3 nguyện vọng trúng tuyển sớm. Tuy nhiên, do những nguyện vọng sớm không phải là ngành yêu thích nhất nên xếp sau các nguyện vọng khác. Nhưng chị Dung không yên tâm khi biết thông tin một số trường đưa ra gợi ý đăng kí nguyện vọng 1 những ngành đã trúng tuyển sớm. Theo chị Dung, Trường ĐH Mỏ - Địa chất gửi thông báo cho thí sinh trúng tuyển: “Để chính thức trúng tuyển vào Trường ĐH Mỏ - Địa chất, thí sinh cần phải đăng kí nguyện vọng trên hệ thống đăng kí của Bộ GD&ĐT trong khoảng thời gian từ 18/7 đến 17h00 ngày 31/7, đặt ngành đủ điều kiện trúng tuyển (trúng tuyển sớm) là nguyện vọng 1. Nếu thí sinh không đăng kí nguyện vọng đã được xét đủ điều kiện trúng tuyển nêu trên tại cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT đồng nghĩa với việc thí sinh từ bỏ quyền trúng tuyển này”. Đọc thông báo này, chị Dung hiểu rằng thí sinh muốn học nguyện vọng đã trúng tuyển sớm vào Trường ĐH Mỏ - Địa chất phải đặt nguyện vọng đó là nguyện vọng 1. Trong khi đó, nguyện vọng con trúng tuyển vào trường không phải là nguyện vọng mong muốn nhất nên chị băn khoăn nếu đặt nguyện vọng đã trúng tuyển vào Trường ĐH Mỏ - Địa chất không phải là nguyện vọng 1, khi lọc ảo, con không trúng tuyển nguyện vọng mong muốn thì có còn cơ hội để học ở Trường ĐH Mỏ - Địa chất không. Đến thời điểm hiện tại, Bộ GD&ĐT chỉ cho phép 2 khối trường được yêu cầu bắt buộc thí sinh đăng kí nguyện vọng xét tuyển là nguyện vọng 1 là khối trường Công an và khối trường Quân sự. Các trường ĐH dân sự, các nguyện vọng của thí sinh bình đẳng trên hệ thống xét tuyển, không có chuyện thí sinh đã trúng tuyển sớm phải đăng kí đó là nguyện vọng 1. Trao đổi với phóng viên, đại diện Phòng Đào tạo, Trường ĐH Mỏ - Địa chất khẳng định, trường không vi phạm quy định của Bộ GD&ĐT. Trường đã thông tin “nếu thí sinh không đăng kí nguyện vọng đã được xét đủ điều kiện trúng tuyển nêu trên tại cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT đồng nghĩa với việc thí sinh từ bỏ quyền trúng tuyển này”. Tuy nhiên, cách viết mập mờ ở mệnh đề 1 khiến người đọc hiểu rằng nhà trường yêu cầu thí sinh đặt ngành đủ điều kiện trúng tuyển là nguyện vọng 1. Một số trường ĐH đưa thông tin mập mờ nguyện vọng 1 để hù thí sinh nhằm tránh tình trạng ảo đối với phương thức xét tuyển sớm và cũng là để đủ chỉ tiêu tuyển sinh như Trường ĐH Y tế Công cộng, Trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương. PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT khẳng định không có trường ĐH nào (trừ khối trường Công an, Quân đội) được phép yêu cầu thí sinh phải đặt nguyện vọng trúng tuyển sớm là nguyện vọng 1. Nguyện vọng nào thí sinh yêu thích nhất dù xét tuyển bằng phương thức nào cũng nên đặt là những nguyện vọng đầu tiên. MẤT CƠ HỘI VÌ QUÊN KIỂM TRA EMAIL Tư vấn cho thí sinh, PGS Nguyễn Thu Thủy luôn nhấn mạnh việc thí sinh phải lưu ý mốc thời gian được ấn định từ các trường ĐH và Bộ GD&ĐT. Bởi mỗi mốc thời gian có một ý nghĩa nhất định và một khi đã qua, cả hệ thống không thể quay lại để phục vụ một vài thí sinh. Năm nay, một số thí sinh đã mất cơ hội trúng tuyển vì quên kiểm tra email. Một thí sinh chia sẻ chiều 22/7, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân công bố điểm chuẩn của phương thức 3, phương thức kết hợp giữa chứng chỉ tiếng Anh quốc tế và điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Tuy nhiên trước đó, thí sinh này quên kiểm tra email nên đã không làm theo hướng dẫn của trường là nhập điểm thi tốt nghiệp THPT và số báo danh lên hệ thống tuyển sinh. Thậm chí, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân còn gửi mail nhắc nhở thí sinh này trước khi hết hạn khai điểm thi tốt nghiệp THPT 2024 và số báo danh là vào lúc 17h ngày 20/7. Và email này cũng chỉ được thí sinh đọc sau khi đã qua ngày 22/7. Vậy nên, sau khi thấy trường thông báo điểm chuẩn theo phương thức 3, nam sinh này mới ngớ người vì đã quên cập nhật điểm thi tốt nghiệp THPT lên hệ thống tuyển sinh của trường. Điều này đồng nghĩa với việc, nam sinh đã không được xét tuyển. Một số thí sinh khác nói rằng, email tự động chuyển vào thư rác nên cũng rơi vào tình trạng mất cơ hội xét tuyển. Một tình huống nữa xảy ra trong khi thí sinh đăng kí nguyện vọng lên hệ thống tuyển sinh chung của Bộ GD&ĐT là sau khi đăng kí xong, thí sinh không nhận được email xác nhận. Chị Thanh Hương (ở Hoàng Mai, Hà Nội) phản ánh tới phóng viên khi con chị đã đăng kí xong 3 ngày nhưng vẫn chưa nhận được email xác nhận từ hệ thống theo quy định. Chị và con đã kiểm tra rất kĩ các thông tin liên quan đến địa chỉ email, các bước thực hiện đăng kí đều không có sai sót nên rất lo lắng. Ông Nguyễn Sơn Hải, Cục trưởng Cục Công nghệ Thông tin, Bộ GD&ĐT, cho biết trường hợp xảy ra với thí sinh trên có thể khi hệ thống gửi thư xác nhận đúng lúc hộp thư của thí sinh đưa ra trạng thái không nhận email. Nếu thí sinh khác gặp tình trạng tương tự, có thể gọi điện đến đường dây nóng của hệ thống (có trong tài khoản trực tuyến của thí sinh) để được kĩ thuật hỗ trợ. NGHIÊM HUÊ Tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Trường ĐH Xây dựng Miền Tây (Vĩnh Long) năm nay tuyển sinh 19 ngành. Theo thông báo về điểm xét tuyển của trường thì tất cả 19 ngành đều lấy điểm sàn là 14 điểm, tương đương mỗi môn đạt 4,6 điểm. Tại Trường ĐH Kiên Giang, ngoại trừ các ngành đào tạo giáo viên theo quy định của Bộ GD&ĐT có điểm sàn tối thiểu là 19 điểm, các ngành còn lại trường lấy điểm sàn là 14 điểm. 14 điểm/tổ hợp 3 môn thi cũng là điểm sàn của 17 ngành học tại Trường ĐH Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương. Riêng ngành Dược học, điểm sàn theo quy định của Bộ GD&ĐT. Như vậy, 14 điểm là mức điểm sàn thấp nhất đến thời điểm hiện tại, tức chưa đầy 5 điểm mỗi môn, chủ yếu là các trường đại học địa phương. Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long, Trường ĐH Dầu khí Việt Nam (Bà Rịa - Vũng Tàu), Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai, Trường ĐH Tài chính - Kế toán (Quảng Ngãi)… có nhiều ngành dù lấy điểm sàn xét tuyển là 15, song bao gồm điểm ưu tiên khu vực, đối tượng theo quy định của Bộ GD&ĐT nên với điểm thi chưa đầy 5 điểm mỗi môn, thí sinh vẫn đủ điều kiện nộp hồ sơ. Trong khi đó, ngành Sư phạm Toán học (Trường ĐH Sài Gòn) hiện có điểm sàn cao nhất cả nước với 24,5 điểm. Đây là tổng điểm ba môn theo tổ hợp xét tuyển (không nhân hệ số), cộng điểm ưu tiên khu vực và đối tượng (nếu có). Tiếp theo là một số ngành ở Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG TPHCM), Trường ĐH Luật TPHCM, Trường ĐH Sư phạm TPHCM, Trường ĐH Y Dược TPHCM, Trường ĐH Ngoại thương… lấy mức điểm sàn 24 điểm. Ở tốp giữa, ngoại trừ điểm sàn theo quy định của Bộ GD&ĐT với khối ngành sức khỏe (19 - 22,5), các trường công lập như Trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐHQG TPHCM) lấy điểm sàn tất cả các ngành 22 điểm; Trường ĐH Nông Lâm TPHCM, Trường ĐH Quốc tế, Trường ĐH Mỹ thuật TPHCM… điểm sàn ngành cao nhất là 22 điểm; Trường ĐH Kinh tế - Luật TPHCM, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM, Trường ĐH Kiến trúc TPHCM điểm sàn ngành học cao nhất 21 điểm; Trường ĐH Kinh tế TPHCM, Trường ĐH Mở TPHCM, Trường ĐH Công Thương TPHCM, Học viện Hàng không Việt Nam ngành cao nhất có điểm sàn 20 điểm… Theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT, thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển ĐH trên Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ GD&ĐT hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia đến 17 giờ ngày 30/7. Theo thạc sĩ Cao Quảng Tư, Giám đốc tuyển sinh Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn, đây là giai đoạn khó khăn đối với các thí sinh đứng trước ngưỡng cửa phải ra quyết định. “Nhiều thí sinh vẫn chưa thực sự hiểu rõ về điểm sàn và điểm chuẩn của các trường, dẫn đến băn khoăn về cơ hội trúng tuyển khi điểm của mình chỉ vừa bằng điểm sàn. Bên cạnh đó, một số em còn băn khoăn lựa chọn ngành học, trường học giữa các phương thức trúng tuyển sớm với xét điểm thi tốt nghiệp THPT…”, ông Tư nói. Để tránh trượt oan, ông Tư nhắc nhở thí sinh nhất định không được chủ quan. Sau khi hoàn tất quy trình lần 1, các em nên thoát phần mềm và đăng nhập lại để kiểm tra toàn bộ thông tin một lần nữa rồi mới bấm vào kết thúc quy trình… NGUYỄN DŨNG Chỉ còn 2 ngày để đăng kí xét tuyển nguyện vọng lên hệ thống tuyển sinh chung của Bộ GD&ĐT. Trong bối cảnh cạnh tranh tuyển sinh khốc liệt như hiện nay, nhiều trường đại học (ĐH) đưa ra yêu cầu mập mờ để hù thí sinh dưới dạng muốn vào trường phải đăng kí nguyện vọng 1 đối với các nguyện vọng đã trúng tuyển sớm. PGS Nguyễn Thu Thủy (bên phải) tư vấn cho thí sinh đăng kí nguyện vọng xét tuyển ĐH năm 2024 ẢNH: NGHIÊM HUÊ Thí sinh được các chuyên gia tư vấn tuyển sinh tại ngày hội tìm hiểu ngành nghề, phương thức xét tuyển ẢNH: NGUYỄN DŨNG TUYỂN SINH ĐH NĂM 2024: Lo trượt vì trường thông báo mập mờ Chênh lệch điểm sàn lớn Bà Nguyễn Thu Thủy khẳng định hệ thống xét tuyển của Bộ GD&ĐT sẽ xét từ trên xuống, thí sinh đỗ ở nguyện vọng nào sẽ dừng ở nguyện vọng đó, không xét tiếp nữa. Nếu thí sinh yêu thích, mong muốn học ngành/trường đã trúng tuyển sớm nhất thì hãy đặt là nguyện vọng 1. Khi đó, thí sinh chắc chắn trúng tuyển nguyện vọng đó. Vì vậy, việc trúng tuyển nguyện vọng thứ bao nhiêu sẽ do hệ thống của Bộ quyết định sau khi lọc ảo, không phải do các trường ĐH yêu cầu. Trong số gần 200 trường đại học công bố điểm sàn xét tuyển bằng phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 nhiều trường đưa ra mức điểm chỉ 14, trong khi có trường lấy 24,5 điểm.

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==