14 n Thứ Hai n Ngày 29/7/2024 THỜI SỰ Quảng cáo THÔNG BÁO NHẮN TIN TAND TP Buôn Ma Thuột nhắn: Bà Huỳnh Thị Kim Cúc sinh năm 1970 trú tại Liên Gia 79 buôn Ky P. Thành Nhất; Bà Trần Thị Hồng Yến sinh năm 1983 trú TDP4, P. Tân Tiến, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk. Nay 2 bà ở đâu về ngay TAND TP Buôn Ma Thuột vào lúc 8h ngày 26/8 công khai chứng cứ và ngày 12/9/2024 nếu hoãn sẽ xét xử lại ngày 30/9/2024. Thời gian thông báo trên mà bà Cúc, bà Yến vắng mặt toà sẽ giải quyết theo quy định của pháp luật. KHÁCH THẤY “LẠ” Mới đây, sau khi lực lượng chức năng tháo dỡ nhà bao che bằng khung sắt và mái tôn, hình hài Chùa Cầu lộ diện khiến nhiều người dân, du khách ngỡ ngàng. Nhiều người khen di tích đẹp nhưng cũng một số ý kiến trái chiều, cho rằng di tích sau trùng tu “như làm mới”, không còn nét cổ kính mà mang vẻ hiện đại nhiều hơn. Từ Nghệ An vào tham quan phố cổ Hội An, chị Cẩm Thi bày tỏ bất ngờ trước hình ảnh Chùa Cầu. Chị cho hay, rất yêu thích Hội An nên có dịp đi du lịch thì luôn chọn đây là điểm đến. Đến Hội An, ngoài thưởng thức ẩm thực đặc sắc, gặp gỡ người dân hiền hòa, chị luôn bị thu hút đặc biệt bởi những kiến trúc cổ kính rêu phong, trong đó có di tích Chùa Cầu. “Mình cảm thấy hơi lạ mắt trước diện mạo này của di tích, vì những lần trước tới và cả trong tâm trí mình mang hình ảnh một Chùa Cầu cổ kính, nhưng giờ trông có vẻ mới, hiện đại”, chị Thơ chia sẻ. Anh Nguyễn Hữu Đông, một hướng dẫn viên du lịch, nói: “Mình thường xuyên vào đây hướng dẫn khách tham quan. Tuy nhiên, hình ảnh Chùa Cầu bây giờ thì thấy hơi lạ, có phần mới, thô hơn trước”. CHỦ TỊCH THÀNH PHỐ HỘI AN: MỚI SƠN THÌ NÓ PHẢI MỚI THÔI! Chiều 28/7, trao đổi với phóng viên Tiền Phong, ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND thành phố Hội An (Quảng Nam), nói rằng, đã lắng nghe ý kiến của dư luận về diện mạo khác lạ của Chùa Cầu sau trùng tu. Theo ông Sơn, Chùa Cầu là Di tích quốc gia đặc biệt, là biểu tượng của quan hệ giao lưu Việt Nam - Nhật Bản. Sau hơn 400 năm tồn tại, di tích này đã qua 7 lần trùng tu. Lần trùng tu gần nhất là vào năm 1986, nhưng lúc bấy giờ trong điều kiện ngân sách còn khó khăn nên việc trùng tu chưa đảm bảo yếu tố vững bền. Vì vậy, di tích gần đây xuống cấp nghiêm trọng. Toàn bộ hệ thống cấu kiện, dầm, sàn bên dưới mục, ruỗng, móng lún nứt; các cấu kiện giữa chùa với cầu không liên kết nhau dẫn đến nguy cơ cao sụp đổ di tích, ảnh hưởng an toàn khách tham quan. Vì vậy, Bộ VH&TT, tỉnh Quảng Nam và thành phố Hội An quyết tâm trùng tu di tích này. Trước khi tổ chức trùng tu, thành phố đã tổ chức nhiều hội thảo quốc tế, trong nước để tham vấn các nhà chuyên môn. Trong quá trình lập hồ sơ, tham vấn đầy đủ các nhà nghiên cứu, đặc biệt các chuyên gia Nhật Bản. Lãnh đạo thành phố Hội An khẳng định, quá trình trùng tu Chùa Cầu luôn tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc công khai, minh bạch; du khách vẫn tham quan khi di tích đang trùng tu. Trong quá trình triển khai, bộ phận chức năng tháo gỡ từng viên ngói, cấu kiện gỗ đều có đánh dấu, mời các chuyên gia thẩm định hiện trạng cấu kiện còn được bao nhiêu phần trăm, sử dụng được phần nào, phần nào bỏ đi đều có biên bản cụ thể. Bộ phận nào hư hỏng, mục ruỗng không đảm bảo cho an toàn công trình thì mới tháo bỏ, còn lại từng viên ngói, viên gạch, từng thanh gỗ có thể sử dụng được đều tuân thủ giữ lại các yếu tố gốc. “Vào công trình thấy có ngói cũ, ngói mới, có gỗ mới, gỗ cũ. Đó là theo nguyên tắc trùng tu và đều được các chuyên gia Nhật Bản đánh giá rất cao. Công trình đại trùng tu, trùng tu xong dứt khoát phải sơn lại để bảo quản công trình, vì nếu cứ để cũ, qua mưa gió sẽ xuống cấp. Còn khi trùng tu xong thì phải sơn phết lại, tất cả những màu đó đều là những màu gốc đã được nghiên cứu. Dĩ nhiên khi mới sơn thì nó phải mới thôi, nhìn có lạ so với trước đây nhưng chỉ qua một mùa mưa gió sẽ trở lại màu như cũ”, ông Sơn nói. Tuy nhiên, ông cho hay, với các ý kiến của người dân, du khách về vấn đề màu sắc Chùa Cầu sau trùng tu, thành phố sẽ tiếp tục nghiên cứu trong thời gian từ nay đến khi diễn ra lễ khánh thành (dự kiến ngày 3/8). “Chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục nghiên cứu có thể pha lại màu sắc như thế nào cho ít thay đổi nhất. Đánh giá tổng quan thì công trình đã thực hiện đảm bảo đúng hồ sơ giấy phép, đảm bảo nguyên tắc trùng tu. Lần đại trùng tu này đem đến sự vững bền cho di tích. Đó là điều quan trọng nhất, giữ được các yếu tố gốc tối đa nhất”, ông khẳng định. Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã ra thông cáo, khẳng định quan điểm và giải pháp tu bổ xuyên suốt dự án là giữ gìn sự nguyên vẹn của tổng thể hình thức kiến trúc và kết cấu, từng bộ phận, cấu kiện, hiện vật nguyên gốc, có giá trị lịch sử được trân quý, gìn giữ ở mức tối đa có thể. HOÀI VĂN Trước ý kiến hình ảnh di tích Chùa Cầu sau trùng tu có nhiều nét khác lạ, hiện đại, lãnh đạo TP Hội An khẳng định, việc trùng tu đã được thực hiện đúng nguyên tắc, giữ tối đa yếu tố gốc. Ý kiến trái chiều về diện mạo mới Chùa Cầu Hội An Diện mạo di tích Chùa Cầu sau trùng tu ẢNH: HOÀI VĂN Ngày 28/7, lãnh đạo Trường Chính trị tỉnh Đắk Lắk xác nhận, Cơ quan điều tra Công an tỉnh đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Thị Huyền (SN 1984, trú phường Tân An, TP Buôn Ma Thuột), nhân viên Văn thư - Thủ quỹ của trường, để điều tra về tội “Tham ô tài sản”. Theo lãnh đạo Trường Chính trị tỉnh Đắk Lắk, bà Huyền công tác tại trường đã nhiều năm. Sau khi cơ quan điều tra tống đạt các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, nhà trường sẽ thực hiện quy trình tạm đình chỉ chức vụ đối với bà Huyền, đồng thời giao người khác phụ trách. Trước đó, tháng 3/2018, Trường Chính trị tỉnh Đắk Lắk trình báo về việc nhà trường bị mất trộm gần 500 triệu đồng nhưng nhiều năm vẫn chưa tìm ra thủ phạm. Cũng tại ngôi trường này, năm 2023, Sở Tài chính chỉ ra 18 sai phạm về công tác quản lý tài chính giai đoạn 2017-2022 của trường. Số tiền có dấu hiệu thất thoát, thiệt hại tại trường là trên 1 tỷ đồng. HUỲNH THỦY Sau hơn 3 ngày tập trung khắc phục sự cố, đến trưa 28/7, toàn bộ các hộ dân bị mất điện ở vùng lũ Mường Pồn, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) đã được cấp điện trở lại. Trước đó, trận mưa lũ, lũ quét xảy ra vào đêm 24 rạng sáng 25/7 tại xã Mường Pồn, huyện Điện Biên đã khiến 2 người chết, 5 người mất tích; Quốc lộ 12 đi qua xã Mường Pồn bị tê liệt. Trận lũ quét cũng làm cho 10 trạm biến áp bị mất điện trong đó có 1 trạm biến áp bị lũ cuốn trôi; 9 vị trí cột trung thế và 31 vị trí cột hạ thế bị hư hỏng. Điều này đã làm cho hơn 1.000 khách hàng ở xã Mường Pồn bị mất điện. Đến trưa 28/7, ngành điện tỉnh Điện Biên đã hoàn tất sửa chữa, khắc phục sự cố và đã cấp điện trở lại cho 100% khách hàng tại xã Mường Pồn, trừ những hộ có nhà bị lũ cuốn trôi và bị sập hoàn toàn. TTXVN Khởi tố vụ án tham ô tài sản tại Trường Chính trị tỉnh Đắk Lắk Cấp điện trở lại cho 1.000 hộ dân ở vùng lũ Mường Pồn Hàng chục du khách nghi ngộ độc ở Phan Thiết Chiều 28/7, Sở Y tế tỉnh Bình Thuận có báo cáo về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm ngày 27/7, xảy ra tại TP Phan Thiết. Đây là đoàn khách của Công ty Hòn Gai Tour với 182 người, đi du lịch và lưu trú tại Resort Sailing Bay Mũi Né từ 26/7 đến trưa 28/7. Đoàn khách này ăn tối ngày 26/7 lúc 18h30 tại nhà hàng Cánh Buồm Vàng. Sáng 27/7, đoàn ăn sáng buffer lúc 6h30 tại Resort Sailing Bay Mũi Né; ăn trưa ngày 27/7 với số lượng 176 người vào lúc 11h30 cũng tại Resort Sailing Bay Mũi Né. Đến khoảng 15h cùng ngày, du khách đầu tiên có triệu chứng đau bụng, tiêu chảy nhiều lần, nôn... nên phải đưa vào Bệnh viện An Phước điều trị. Sau đó, có nhiều ca nhập viện với các triệu chứng tương tự. Tại Bệnh viện An Phước ghi nhận trưa 28/7, có 48 người phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Đến 13h30 ngày 28/7, đã xuất viện 43 người và số còn nằm tại Bệnh viện An Phước để theo dõi, điều trị là 5 người. Sở Y tế tỉnh Bình Thuận đã tổ chức 3 đoàn làm việc để điều tra, xử lý vụ việc trên, gồm 1 đoàn điều tra các ca nghi ngờ ngộ độc nằm tại Bệnh viện An Phước, 1 đoàn điều tra lấy mẫu thức ăn lưu, 1 đoàn thanh tra về an toàn thực phẩm để làm việc tại các cơ sở có liên quan. DUY QUANG "Hội An tự tin suốt 30 năm quản lý trùng tu di sản văn hóa, giao lưu với quốc tế nên có rất nhiều kinh nghiệm trong trùng tu di sản. Chùa Cầu lại là di tích đặc biệt cho nên việc trùng tu càng hết sức thận trọng. Phải đứng trên bình diện chuyên môn để đánh giá công trình chứ không chỉ nhìn màu sắc”. Ông NGUYỄN VĂN SƠN, Chủ tịch UBND thành phố Hội An ĐIỆN BIÊN:
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==