Tiền Phong số 208

THỨ SÁU 26/7/2024 SÕ 208 0977.456.112 TRỌN ĐỜI VÌ NƯỚC, VÌ DÂN! ( 14 /4/1944 - 19/7/2024) VĨNH BIỆT TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

2 n Thứ Sáu n Ngày 26/7/2024 Sáng 25/7, Tang lễ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức trọng thể theo nghi thức Quốc tang. Tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), Lễ viếng Tổng Bí thư diễn ra trang nghiêm, xúc động. Điều hành Lễ viếng, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường nêu bật những công lao, cống hiến to lớn đặc biệt xuất sắc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. “Đồng chí mất đi là tổn thất vô cùng to lớn, không thể bù đắp được với Đảng ta, Nhà nước ta, nhân dân ta và gia quyến đồng chí”, Thường trực Ban Bí thư bày tỏ. TẤM GƯƠNG SÁNG NGỜI Trong niềm tiếc thương vô hạn, Đoàn Ban Chấp hành Trung ương Đảng do Chủ tịch nước Tô Lâm dẫn đầu vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Viết trong sổ tang, Chủ tịch nước Tô Lâm bày tỏ: “Vô cùng thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Người con yêu quý của dân tộc Việt Nam, nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, người Đảng viên Cộng sản kiên trung, một tấm gương sáng ngời không ngừng học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, người bạn lớn của nhân dân thế giới, người đã dành trọn cuộc đời tận tâm, tận lực, tận hiến cho đất nước, cho Đảng, cho Nhân dân”. Kính cẩn nghiêng mình trước anh linh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Tô Lâm bày tỏ nguyện học tập, noi gương, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. “Tên tuổi, sự nghiệp, nhân cách và những cống hiến to lớn của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng in đậm trong lòng Nhân dân, mãi mãi lưu danh trong lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam văn hiến và anh hùng”, Chủ tịch nước viết. Bày tỏ thành kính tôn vinh và biết ơn sâu sắc công lao to lớn, cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Nhân dân, của dân tộc, cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc thời đại mới của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Phạm Minh Chính viết trong sổ tang: “Chúng tôi nguyện noi gương, đoàn kết, thống nhất, chung sức đồng lòng với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, vượt qua mọi khó khăn thách thức phấn đấu hết mình để bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hùng cường, thịnh vượng, Nhân dân Việt Nam ngày càng hạnh phúc, ấm no”. Viết trong sổ tang, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bày tỏ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mất đi là tổn thất to lớn đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, để lại niềm tiếc thương vô hạn đối với đồng chí, đồng bào, gia quyến và bạn bè quốc tế. “Kính cẩn nghiêng mình trước anh linh đồng chí; nguyện tiếp tục đi theo con đường cách mạng mà Đảng, Bác Hồ, các thế hệ đi trước và đồng chí đã lựa chọn”, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn viết. TÊN TUỔI CÒN MÃI Thay mặt Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường, Phó trưởng Ban Chỉ đạo viết: Tư tưởng, đạo đức, tác phong, lối sống của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mãi là “kim chỉ nam”, tấm gương cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta học tập, noi theo, kiên quyết, kiên trì ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực, xây dựng Đảng, Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh. Kính cẩn nghiêng mình vĩnh biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến bày tỏ: “Đồng chí ra đi nhưng tên tuổi, sự nghiệp, tấm lòng nhân ái, trọng dân, thương dân, gắn bó máu thịt với nhân dân còn mãi. Chúng ta luôn khắc ghi những lời căn dặn sâu sắc của đồng chí Tổng Bí thư: “Danh dự mới là điều thiêng liêng cao quý nhất”, “lấy yêu dân làm động lực thực hiện sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, “phải xây dựng, củng cố, tăng cường sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc” … Dẫn đầu Đoàn đại biểu Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng vào viếng, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bày tỏ vô cùng thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, người cộng sản kiên trung, trí tuệ đã hiến dâng trọn đời cho đất nước. “Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam và lực lượng dân quân tự vệ cả nước mãi mãi khắc ghi công lao to lớn của đồng chí Tổng Bí thư, Bí thư Quân ủy Trung ương, nguyện tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước và nhân dân nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng, cùng toàn Đảng toàn dân, thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xứng đáng với niềm tin yêu, sự kỳ vọng của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, của Đảng, Nhà nước và nhân dân”, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng viết. Thành kính dâng hương bày tỏ lòng tiếc thương vô hạn về sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài viết: “Cả cuộc đời đồng chí là tấm gương sáng về sự mẫu mực, liêm chính, chí công, vô tư. Là người lãnh đạo cao nhất của Đảng nhưng đồng chí Tổng Bí thư hết sức bình dị, gần gũi với mọi tầng lớp nhân dân, được nhân dân kính trọng, tin tưởng, được bạn bè quốc tế trân trọng đánh giá cao”. VĂN KIÊN Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã về thế giới người hiền nhưng tên tuổi, sự nghiệp, tấm lòng nhân ái, trọng dân, thương dân, gắn bó máu thịt với nhân dân còn mãi. Mỗi cán bộ, đảng viên, người dân nguyện noi gương, đoàn kết, chung sức đồng lòng, phấn đấu hết mình để xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng. Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội) ẢNH: NHƯ Ý Đoàn Ban Chấp hành Trung ương viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng NHÀ LÃNH ĐẠO TRỌN ĐỜI VÌ NƯỚC, VÌ DÂN! VĨNH BIỆT TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG Ngày 25/7, tại Hội trường Thống Nhất (TPHCM) diễn ra Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Lễ viếng có sự tham dự của các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và TPHCM, đại diện các cơ quan ngoại giao đoàn tại TPHCM cùng đông đảo bà con nhân dân thành phố và các địa phương khu vực phía Nam. Đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, ™y ban MTTQ Việt Nam TPHCM do ông Nguyễn Văn Nên, ™y viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM, làm Trưçng đoàn đã đặt vòng hoa viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Sáng 25/7, nhiều đoàn viên, thanh niên TPHCM đến “Không gian Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sáng mãi trong lòng tuổi trẻ TPHCM” tại Nhà Văn hóa Thanh niên TPHCM để tưçng nhớ Tổng Bí thư. Không gian do Thành Đoàn TPHCM tổ chức, mç cửa trong hai ngày Quốc tang 25-26/7. NGÔ T–NG - HŸU HUY - PH— QUANG

3 n Thứ Sáu n Ngày 26/7/2024 VĨNH BIỆT TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG Tổng Thư ký LHQ viếng Tổng Bí thư Ngày 24/7, các nhà lãnh đạo Liên Hợp Quốc (LHQ) và đại sứ các nước tại LHQ tới viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ (New York, Mỹ). Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres viết sổ tang sau khi viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres chia sẻ đau thương và mất mát to lớn của nhân dân Việt Nam trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Theo Tổng Thư ký LHQ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo có vai trò then chốt trong lịch sử đương đại của Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư, Việt Nam tiếp tục con đường phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu thế giới và là một đối tác quan trọng của LHQ. Cùng ngày, Chủ tịch Đại hội đồng LHQ khóa 78 Dennis Francis gặp Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại LHQ, và gửi lời chia buồn sâu sắc nhất của cá nhân ông cùng toàn thể Đại hội đồng LHQ tới Nhà nước và nhân dân Việt Nam. BÌNH GIANG Chủ tịch Hun Sen trân trọng chuyển lời chia buồn sâu sắc của CPP, Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni, Quốc hội, Thượng viện và nhân dân Campuchia đến Đảng, Nhà nước, Quốc hội và nhân dân Việt Nam về việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần. Ông nhấn mạnh Tổng Bí thư là một nhà cách mạng đã trọn đời cống hiến cho đất nước và nhân dân Việt Nam, cũng như vun đắp cho mối quan hệ giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam-Campuchia. Ông Hun Sen ôn lại những kỷ niệm trong các cuộc gặp với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cảm ơn Việt Nam đã giúp Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước ngày nay. Ông nhấn mạnh, dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Việt Nam đã đạt được nhiều thành quả quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội và công tác xây dựng Đảng; đồng thời khẳng định Campuchia sẽ luôn giữ gìn, vun đắp mối quan hệ giữa hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước ngày càng phát triển. Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh về truyền thống gắn bó, hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa hai Đảng, hai nước cũng như quan hệ ba Đảng, ba nước Việt Nam - Campuchia - Lào từ trước tới nay; bày tỏ vui mừng quan hệ giữa hai Đảng, hai nước trên các lĩnh vực không ngừng được củng cố, phát triển. Chủ tịch nước cũng đã trao đổi một số nội dung về hợp tác giữa hai nước, nhất là trên lĩnh vực kinh tế, thương mại, kết nối hai nền kinh tế, hợp tác Tiểu vùng Mekong và tam giác phát triển, ASEAN. Chủ tịch nước khẳng định, Việt Nam sẽ làm hết sức mình cùng với CPP, Nhà nước, nhân dân Campuchia mãi mãi giữ gìn và vun đắp cho mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài Việt Nam - Campuchia ngày càng phát triển đi vào chiều sâu. BÌNH GIANG Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo gửi tới Chính phủ và nhân dân Việt Nam, gia quyến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lời chia buồn sâu sắc; khẳng định những thành tựu, cống hiến của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vì sự phát triển của đất nước Việt Nam, mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Hàn Quốc sẽ luôn được người dân hai nước khắc ghi; tin tưởng rằng những thành tựu đó sẽ là nền tảng vững chắc thúc đẩy quan hệ hai nước thời gian tới. Thủ tướng Han Duck Soo đánh giá Việt Nam là điểm đến đầu tư đầy tiềm năng cùng với gần 10.000 doanh nghiệp Hàn Quốc đang đầu tư; đề nghị tiếp tục tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư và mở rộng quy mô đầu tư. Hàn Quốc mong muốn cùng Việt Nam phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả hơn nữa. Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ với Hàn Quốc, mong muốn cùng Chính phủ và nhân dân Hàn Quốc tiếp tục phát triển sâu rộng, thực chất, hiệu quả hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Hàn Quốc trên mọi lĩnh vực. Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng hai bên cần tiếp tục củng cố sự tin cậy chính trị, thúc đẩy trao đổi đoàn các cấp; thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư và hợp tác phát triển - trụ cột chính trong quan hệ hai nước, trong đó phấn đấu sớm hoàn thành mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 100 tỷ USD và hướng tới mục tiêu 150 tỷ USD vào năm 2030. Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn các doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp tục mở rộng đầu tư vào Việt Nam cả chiều rộng và bề sâu, trong các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp tương lai như bán dẫn, chuyển đổi số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, công nghệ cao, năng lượng tái tạo, trí tuệ nhân tạo… BÌNH GIANG CHỦ TỊCH THƯỢNG VIỆN HUN SEN: VIỆT NAM-HÀN QUỐC: CAMPUCHIA GÌN GIỮ, VUN ĐẮP QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM THÚC ĐẨY QUAN HỆ PHÁT TRIỂN SÂU RỘNG, HIỆU QUẢ HƠN Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen ẢNH: TTXVN Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ẢNH: NHƯ Ý Ngày 25/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp đoàn đại biểu cấp cao Campuchia do ông Hun Sen, Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia dẫn đầu sang dự Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ngày 25/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Hàn Quốc sang Việt Nam dự lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Lào do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith làm Trưởng đoàn; Đoàn đại biểu cấp cao Trung Quốc do Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc Vương Hộ Ninh làm Trưởng đoàn; Đoàn đại biểu cấp cao Campuchia do Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen làm Trưởng đoàn; Đoàn đại biểu Nga do Phó Chủ tịch Duma Quốc gia Nga Tolstoy Petr Olegovich làm Trưởng đoàn; Đoàn Cuba do Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernández làm Trưởng đoàn… đã đến viếng, bày tỏ niềm tiếc thương sâu sắc đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith viết: “Chúng tôi, Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào sẽ luôn mãi ghi nhớ công ơn to lớn và sự đóng góp quý báu của đồng chí cho tình hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước Lào - Việt Nam. Chúng tôi mất đi một người đồng chí kính yêu, một người bạn lớn và gần gũi thân thiết của Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào. Danh tiếng và sự nghiệp của đồng chí Nguyễn Phú Trọng sẽ luôn sống mãi cùng chúng tôi”. Viết vào sổ tang, ông Vương Hộ Ninh bày tỏ: “Vô cùng thương tiếc đồng chí Nguyễn Phú Trọng- người bạn vĩ đại của nhân dân Trung Quốc”. Ông Hun Sen ghi vào sổ tang: “Lãnh đạo Đảng, Nhân dân Campuchia mất đi người đồng chí, nhà lãnh đạo Việt Nam có tầm nhìn xa, trông rộng đã ủng hộ mạnh mẽ, tiếp tục phát triển quan hệ hữu nghị tốt đẹp, sự hợp tác trên mọi lĩnh vực lâu đời giữa Việt Nam và Campuchia trên tinh thần hữu nghị giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Campuchia chúng ta”. Ông Tolstoy Petr Olegovich viết: “Nhân dân Nga sẽ ghi nhớ và đánh giá cao đóng góp to lớn của cá nhân Tổng Bí thư trong việc thiết lập và thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Nga-Việt trên tinh thần hữu nghị truyền thống, tin cậy và tương hỗ”. Thay mặt Nhà nước và Nhân dân Cuba, ông Esteban Lazo Hernandez ghi: “Kiến thức lý luận, kinh nghiệm và thực tiễn cách mạng sâu rộng của đồng chí Nguyễn Phú Trọng có giá trị hết sức quan trọng cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và là nguồn tham khảo cho phong trào cộng sản quốc tế. Những nghiên cứu về lý luận Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những đóng góp của đồng chí cho công cuộc Đổi mới có ý nghĩa quan trọng và mang tính chiến lược. Đóng góp của đồng chí Nguyễn Phú Trọng vào việc phát triển các kết quả của tình đoàn kết, tình anh em giữa hai dân tộc, hai đảng và hai chính phủ có ý nghĩa quyết định”. THÁI AN Ngày 25/7 tại Hà Nội, đoàn đại biểu nhiều nước đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và có những dòng viết chân tình về Tổng Bí thư. LÃNH ĐẠO CÁC NƯỚC GHI SỔ TANG Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Lào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và ghi sổ tang ẢNH: TTXVN Ngày 25/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đặc phái viên của Thủ tướng Nhật Bản, nguyên Thủ tướng Suga Yoshihide sang Việt Nam viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

NGƯỜI DÂN TIN YÊU Ông đánh giá như thế nào về dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong cuộc chiến chống “giặc nội xâm”, đặc biệt khi Tổng Bí thư là Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực? Nhắc đến cuộc đời và sự nghiệp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả ở nước ngoài đã có nhiều cuốn sách về ông. Cuộc đời và sự nghiệp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại nhiều dấu ấn đậm nét về các lĩnh vực xây dựng Đảng, công tác ngoại giao, hay về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực… Nhưng theo tôi, để nói một cách ngắn gọn, súc tích nhất về cuộc đời và sự nghiệp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thì có thể gói gọn ở 5 chữ: “Nói đi đôi với làm”. Tôi nhớ, một văn hào người Pháp đã nói một câu nổi tiếng đại ý là, ai cũng giống nhau ở lời nói, chỉ có khác nhau ở việc làm thôi. Dấu ấn đậm nét của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là như vậy. Người dân tiếc thương, yêu quý và kính trọng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có lẽ ở phẩm chất “nói đi đôi với làm”. Về điều này, theo tôi, người số một là Bác Hồ, người thứ hai là Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người thứ ba. Với công cuộc phòng chống tham nhũng, rõ ràng đây là một dấu ấn đậm nét của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đặc biệt, từ khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng (sau này có thêm tiêu cực), cuộc chiến chống “giặc nội xâm” đã chuyển sang một bước ngoặt mới. “Lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào đây cũng phải cháy” - hình ảnh sinh động, dân dã mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói về công cuộc chống tham nhũng đã trở thành một biểu tượng. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, chống tham nhũng “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai”. Và trên thực tế, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm được như vậy và làm đúng như vậy. “Nói đi đôi với làm”, đó là sự khác biệt, và vì thế người dân mới tin và yêu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng như thế. Tôi học cùng Đại học Tổng hợp, cùng khóa với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cùng vào trường và ra trường một ngày. Sau bao nhiêu năm công tác, cống hiến, tôi thấy phẩm chất ấy của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn là như vậy. “LÒ” SẼ TIẾP TỤC “NÓNG” Ông kỳ vọng và mong mỏi gì với công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thời gian tới? Đúng là có một số người dân và đảng viên đặt ra câu hỏi, liệu khi đồng chí Nguyễn Phú Trọng không còn làm Tổng Bí thư nữa, lúc đó “lò chống tham nhũng có còn nóng không”? Theo tôi, băn khoăn đó của đảng viên và nhân dân thể hiện sự quan tâm, kỳ vọng vào công cuộc “đốt lò”, xử lý vi phạm, tham nhũng của Đảng ta. Tuy nhiên, chúng ta phải hiểu rằng, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, ngoài số lượng cán bộ các cấp bị xử lý kỷ luật ở các mức độ khác nhau, còn vấn đề nữa mà có lẽ chúng ta chưa thực sự hiểu, hoặc chưa quan tâm đầy đủ. Đó là công tác phòng ngừa, ngăn chặn tham nhũng qua hoàn thiện thể chế là yêu cầu chúng ta phải quan tâm hơn. Về chính trị học, quyền lực nếu không được kiểm soát thì sẽ dẫn đến tha hóa, đó là quy luật muôn đời, quốc gia nào cũng vậy. Trong quá trình công tác, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo sửa đổi rất nhiều bộ luật để phòng ngừa, ngăn chặn tham nhũng, tiêu cực. Tuyên ngôn “nhốt quyền lực trong lồng cơ chế”của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thực chất là để giám sát và kiểm soát quyền lực. Bởi quyền lực không giám sát, không kiểm soát sẽ dẫn đến tha hóa. Bên cạnh các vụ án lớn với nhiều quan chức cấp cao bị xử lý mà người dân biết đến, việc sửa đổi, bổ sung các bộ luật trong thời gian qua với định hướng, mục tiêu giám sát, kiểm soát chặt chẽ quyền lực. Việc xây dựng hệ thống luật pháp chặt chẽ hơn chính là kênh phòng ngừa có giá trị rất lớn. Như vậy, chúng ta hãy cứ tin tưởng rằng, dù Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đi xa, nhưng những người kế tục sự nghiệp của đồng chí sẽ đi tiếp trên đường ray ấy. Việc sửa đổi, hoàn thiện hệ thống luật pháp đã tạo ra đường ray để cho con tàu chạy. Vì thế, cuộc chiến chống tham nhũng vẫn sẽ tiếp tục. Luật pháp đã sửa rồi, bây giờ phải thực hiện theo. Do vậy, bên cạnh chống tham nhũng, giá trị và dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng còn được thể hiện qua việc đảm bảo hệ thống pháp luật chặt chẽ, đó là phòng ngừa và ngăn chặn tham nhũng, tiêu cực. Trân trọng cảm ơn ông! THÀNH NAM (thực hiện) 4 n Thứ Sáu n Ngày 26/7/2024 “Theo tôi, một trong những dấu ấn rõ nét nhất của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có thể gói gọn ở 5 chữ: Nói đi đôi với làm”, Thiếu tướng, PGS.TS Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược (Bộ Công an), chia sẻ với Tiền Phong. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Phiên họp thứ 24 Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ẢNH: TTXVN Thượng tá Trần Quang Phú - Chỉ huy trưởng đảo Trường Sa (Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân), chia sẻ: Khi biết tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, cán bộ, chiến sĩ đảo Trường Sa bồi hồi xúc động và vô cùng tiếc thương. Đây là mất mát to lớn của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta, trong đó có cán bộ và chiến sĩ đang công tác trên quần đảo Trường Sa. Theo Thượng tá Phú, trên nhiều cương vị công tác của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành những tình cảm sâu sắc và sự quan tâm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam nói chung và bộ đội Trường Sa nói riêng. Trong trái tim mỗi cán bộ, chiến sĩ Trường Sa, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mãi là tấm gương sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là biểu tượng cao đẹp của người cộng sản kiên trung. “Để xứng đáng với niềm tin tưởng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cán bộ, chiến sĩ Trường Sa hôm nay, nguyện tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, rèn luyện bản lĩnh chính trị, kiên định, vững vàng, đoàn kết khắc phục khó khăn, ra sức học tập, huấn luyện giỏi, kỷ luật nghiêm, sẵn sàng chiến đấu cao, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc trong mọi tình huống”, Thượng tá Trần Quang Phú xúc động nói. Hướng về Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, những người lính mũ nồi xanh Việt Nam đang thực hiện nhiệm vụ tại Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc (GGHB LHQ) ở Phái bộ UNISFA trên địa bàn khu vực Abyei, kính cẩn nghiêng mình tiễn biệt và nguyện khắc ghi những căn dặn của Tổng Bí thư lúc sinh thời. “Trước sự mất mát to lớn này, chúng tôi, những người lính mũ nồi xanh đang thực hiện nhiệm vụ xa Tổ quốc kính cẩn nghiêng mình vĩnh biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và xin khắc ghi những lời căn dặn: Quân đội cần tham gia tích cực, có trách nhiệm hơn nữa vào hoạt động GGHB của LHQ, hỗ trợ nhân đạo, tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ thảm họa, khắc phục hậu quả chiến tranh. Tăng cường trao đổi kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau giữa quân đội ta và quân đội các nước…”, Trung tá Nguyễn Quốc Khánh, Tổ trưởng Tổ công tác tại Phái bộ UNISFA khẳng định. THỤY DU Người lính Cụ Hồ nguyện hứa với Tổng Bí thư Chiến sĩ đảo Trường Sa thuộc quần đảo Trường Sa treo cờ rủ tưởng nhớ và tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng DẤU ẤN “NÓI ĐI ĐÔI VỚI LÀM” VĨNH BIỆT TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, chống tham nhũng “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai”. Và trên thực tế, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm được như vậy. “Nói đi đôi với làm”, đó là sự khác biệt, và vì thế người dân mới tin và yêu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng như vậy” Thiếu tướng, PGS.TS LÊ VĂN CƯƠNG Cùng quân dân cả nước bày tỏ lòng tiếc thương vô hạn đối với Tổng Bí thư, Bí thư Quân ủy T.Ư Nguyễn Phú Trọng, tại quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK1 và khu vực Abyei thuộc châu Phi, bộ đội Hải quân và người lính mũ nồi xanh Việt Nam đã tổ chức treo cờ rủ để tưởng nhớ, tiễn biệt Tổng Bí thư kính yêu. “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, sống trọn cuộc đời vì nước, vì dân; là tấm gương đạo đức sáng ngời, là nhà lãnh đạo có đầy đủ tâm, tầm, trí để những người lính Bộ đội Cụ Hồ chúng tôi học tập và noi theo” Trung úy quân nhân chuyên nghiệp NGUYỄN VĂN BÌNH - Ủy viên BCH Chi đoàn Đội Công binh số 2

5 n Thứ Sáu n Ngày 26/7/2024 CHỐNG GẬY, NGỒI XE LĂN VIẾNG BẠN Từ khi nhận tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mất, hầu như đêm nào, ông Vương Khắc Duy 85 tuổi cũng trằn trọc khi nghĩ về những kỷ niệm thời thơ ấu với Tổng Bí thư. Ngày 25/7, trời chưa sáng, ông đã giục con cháu thay quần áo và đưa ông đến chào vĩnh biệt người bạn thuở thiếu thời. Ông được đưa lên xe lăn, đẩy vào viếng Tổng Bí thư. Mắt ông Duy đỏ hoe, tay liên tục gạt nước mắt, miệng mếu máo. Chúng tôi đến hỏi, ông nghẹn ngào: “Chúng tôi ngồi cùng bàn với nhau cả cấp 1 và cấp 2, hai anh em thân nhau nhất. Ngày đó đi học chỉ có 2 củ khoai bỏ trong chiếc túi vải, tôi và bạn Trọng chia nhau ăn, cứ thế trải qua những năm tháng tuổi thơ cùng nhau”. Cùng với ông Duy, đoàn cựu học sinh lớp 10B (niên khóa 1960 - 1963) Trường THPT Nguyễn Gia Thiều đến viếng hương hồn bạn thân. Ông Ngô Bá Dục, 81 tuổi, đi cạnh ông Duy, xúc động nói: “Bạn bè thì đã về hưu được hưởng cuộc sống an nhàn mỗi ngày. Còn ông Trọng cả cuộc đời thanh liêm, làm việc vất vả đến cuối đời. Ở tuổi 80, lẽ ra phải được nghỉ ngơi, nhưng lại tự nguyện làm việc cho dân, cho nước đến hơi thở cuối cùng. Nhớ những ngày cùng nhau học xa nhà, cả 3 chúng tôi cùng nhau đi làm thêm kiếm thêm tiền trang trải cuộc sống chia ngọt sẻ bùi, bát cơm, củ khoai, bát nước rau muống… Tôi cứ nghĩ, ông ấy làm việc vài năm nữa rồi nghỉ về đây sớm tối hàn huyên. Vậy mà...”. Mới 6h sáng, hơn 30 thành viên của Hội Thương bệnh binh nặng huyện Đông Anh đã có mặt ở Nhà Văn hóa thôn Lại Đà để viếng Tổng Bí thư. Thương binh hạng 1/4 Lê Tràng Trí (65 tuổi), Hội trưởng Hội Thương bệnh binh nặng huyện Đông Anh chia sẻ: “Thật vinh dự, tự hào khi đất Đông Anh sinh ra vị lãnh đạo liêm khiết, chí công vô tư, làm được nhiều việc cho quốc gia, dân tộc. Bản thân chúng tôi, những thương binh cũng được hưởng nhiều chính sách tốt hơn nhờ Nhà nước và Tổng Bí thư”. Ông Ngô Văn Mai (81 tuổi, ở xã Văn Mai, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) cùng 30 con, cháu trong gia đình nối tiếp dòng người về làng Lại Đà viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ông Mai bùi ngùi, khi nghe tin Tổng Bí thư mất, con cháu đã chuẩn di ảnh của Tổng Bí thư, sắp xếp công việc cùng nhau về Lại Đà viếng ông. “Đã hơn 10 năm nay, đất nước phát triển, cuộc sống nhân dân được đổi mới có công sức của Tổng Bí thư. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người có tài, có đức, không những làm tốt công tác phòng chống tham nhũng mà còn xuất sắc trong công tác đối nội, đối ngoại. Tổng Bí thư đã học tập được tấm gương của Bác Hồ, cống hiến hết sức mình, truyền cảm hứng cho người dân phấn đấu học tập, lao động, sản xuất, làm nhiều việc tốt cống hiến cho đất nước. Gia đình tôi từ người già đến lớp trẻ đều kính trọng ông. Nghe tin ông mất không khác gì người thân của mình mất đi”, ông Mai nghẹn ngào. Cháu Nguyễn Minh Ngọc, học sinh Trường THCS Đông Hội (Đông Anh, Hà Nội) xúc động: “Bác sinh ra trong một gia đình nghèo, từ cấp hai đã đi bộ lên Gia Lâm, vừa học, vừa làm để trang trải cuộc sống. Đó là tấm gương của chúng cháu, nhất là một người con của Đông Hội như chúng cháu. Cháu xin hứa sẽ cố gắng học tập tốt, sau này góp công sức xây dựng quê hương đất nước”. NHỮNG DÒNG SỔ TANG XÚC ĐỘNG Trong cuốn sổ tang tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kín những dòng chia sẻ xúc động. Một người cháu Tổng Bí thư, người con Lại Đà xa quê nghe tin bác mất đã về dâng hương kính viếng và ghi lại những dòng xúc động: “Bác ơi! Mấy hôm nay quê hương Lại Đà tấp nập, người dân ở khắp nơi về viếng bác. Các cụ già tóc bạc mắt ngấn lệ, các cháu nhỏ cũng lặng lẽ không nô đùa… Tất cả người dân đang tỏ lòng thương tiếc vì sự ra đi của một vị lãnh đạo vì dân, vì nước đã cống hiến cả cuộc đời. Là người con xa quê, cháu về viếng bác, và mong những giờ phút thiêng liêng này sẽ là động lực để cháu học tập, vươn lên, tự soi lại mình, sống tốt hơn, có ý nghĩa hơn, có trách nhiệm hơn. Vĩnh biệt bác!”. Giữa cuốn sổ tang, có trang mực nhòe vì nước mắt. Đó là trang sổ tang của chị Nguyễn Thị Minh (huyện Gia Lâm, Hà Nội). Trong đó có đoạn: “Con vô cùng thương tiếc bác, một Tổng Bí thư đức độ liêm chính, chăm lo cho muôn dân mà trong đó có gia đình con được thụ hưởng. Con cám ơn Bác Hồ, bác Giáp, bác Trọng cho chúng con được hưởng hòa bình, hạnh phúc, ấm no. Vô cùng thương tiếc bác kính yêu”. Anh Nguyễn Phú Thi, người trong dòng họ Nguyễn Phú, viết trong sổ tang: “Người dân Lại Đà và tộc Nguyễn Phú noi gương ông cùng nhau đoàn kết, học tập, thương yêu nhau, quyết xây dựng quê hương giàu đẹp xứng đáng với mong mỏi của ông khi còn sống”. Bí thư Huyện ủy Đông Anh Lê Trung Kiên ghi: “Nguyện hứa với đồng chí Nguyễn Phú Trọng sẽ biến đau thương thành hành động, noi gương học tập và làm theo đồng chí; quyết tâm xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, xuất sắc; quyết tâm hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao với mục tiêu: Không ngừng nâng cao đời sống, vật chất, tinh thần cho nhân dân và mang lại niềm vui, hạnh phúc cho nhân dân. Quyết tâm xây dựng huyện Đông Anh thành quận, thành phố thông minh, hiện đại và phát triển bền vững bên bờ bắc sông Hồng”. NHÓM PV BẠN ĐỌC Từ sáng sớm 25/7, người dân từ mọi miền Tổ quốc đã tìm đến thôn Lại Đà, xã Đông Hội (Đông Anh, Hà Nội) xếp hàng dài chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nhiều người xúc động, bật khóc khi viết những dòng sổ tang tiễn biệt Tổng Bí thư. Thay mặt tuổi trẻ xã Đông Hội, anh Phạm Hoàng Long viết: “Tuổi trẻ Đông Hội mãi khắc ghi những lời căn dặn của bác Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tuổi trẻ xã nhà cố gắng cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xin nghiêng mình vĩnh biệt bác”. Ông Vương Khắc Duy (85 tuổi, ngồi xe lăn) đến viếng Tổng Bí thư Dòng người xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư tại quê nhà Nhóm bạn lớp 10B Trường THPT Nguyễn Gia Thiều viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Chị Nguyễn Thị Minh (huyện Gia Lâm, Hà Nội) xúc động ghi sổ tang NGHẸN NGÀO TIỄN BIỆT TỔNG BÍ THƯ TẠI QUÊ NHÀ VĨNH BIỆT TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

6 n Thứ Sáu n Ngày 26/7/2024 PHẢI XỨNG ĐÁNG LÀ QUÊ HƯƠNG CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP Trưa muộn, trong căn phòng nhỏ của mình ở trụ sở xã, ông Dương Công Nhân lặng lẽ lần dở từng bức ảnh ghi lại chuyến thăm xã Lộc Thủy cách đây gần 10 năm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nghe tiếng gõ cửa, ngước lên chào khách, mắt ông Nhân ngấn lệ. Ông nói, đã rất bàng hoàng khi nghe tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần. Trong đau thương, bao hình ảnh thân thương của Tổng Bí thư cứ thế ùa về. Ông Nhân vẫn nhớ như in từng cử chỉ, lời nói, mái đầu bạc trắng ngày Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về thăm Lộc Thủy. Ông Nhân kể, hôm đó là buổi chiều 5/2/2015, trời mưa lất phất. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng xuống xe ô tô trong tiếng vỗ tay vui mừng của người dân đứng ken đặc hai bên đường. Sau khi ân cần thăm hỏi mọi người, Tổng Bí thư vào hội trường nghe lãnh đạo xã báo cáo về tình hình xây dựng nông thôn mới (XDNTM) và công tác chuẩn bị đại hội Đảng bộ của xã nhiệm kỳ 20152020. Tổng Bí thư vui mừng, biểu dương sự nỗ lực cố gắng của Lộc Thủy, chỉ sau 4 năm đã hoàn thành chương trình XDNTM, là địa phương điển hình không chỉ của huyện Lệ Thủy mà cả tỉnh Quảng Bình. “Tổng Bí thư nói, xã đã đạt nông thôn mới rồi, không được tự thỏa mãn mà phải làm sao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng nâng cao; đảm bảo an ninh chính trị và an toàn xã hội, tạo môi trường yên bình để người dân chăm lo phát triển kinh tế; tiếp tục phát huy nội lực, đầu tư xây dựng để trở thành một xã nông thôn mới kiểu mẫu, xứng danh với quê hương của Đại tướng Võ Nguyên Giáp...”, ông Nhân nhớ lại. Tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư, được nghiêm túc đưa vào nghị quyết đại hội Đảng của xã sau đó mấy hôm. Từ đó đến nay, cán bộ đảng viên và nhân dân Lộc Thủy luôn ghi nhớ lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư, quyết tâm nỗ lực, xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, được huyện Lệ Thủy chọn XDNTM nâng cao và sẽ về đích vào cuối năm nay. “Xúc động nhất là khi tặng quà và chụp ảnh lưu niệm, Tổng Bí thư bắt tay từng người, vỗ vai hỏi han, động viên, khích lệ. Cử chỉ nhẹ nhàng của Tổng Bí thư như một người cha, người ông đối với con cháu, ân cần và ấm cúng”, ông Nhân tâm sự. LỠ HẸN VỚI LỘC THỦY Ông Võ Đại Hàm, người trông coi ngôi nhà tuổi thơ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) rất tự hào khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhận ra ông sau hơn 40 năm gặp lại. “Hôm đó, sau khi làm việc với lãnh đạo xã Lộc Thủy, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thắp hương cho 2 cụ thân sinh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Khi mọi việc xong xuôi, Tổng Bí thư quay sang tôi bảo: “Hình như tôi đã gặp anh ở đâu, sao thấy quen lắm!”. Lúc đó tôi thật sự bất ngờ và xúc động, vì một người trăm công, nghìn việc như Tổng Bí thư mà vẫn nhớ một người như tôi, chỉ thi thoảng đánh bóng bàn với nhau trong khuôn viên của Tạp chí Cộng Sản. Tôi trả lời Tổng Bí thư: “Vâng, ngày Tổng Bí thư còn làm ở Tạp chí Cộng Sản, thi thoảng tôi có sang đó chơi bóng bàn và có vài trận chơi với nhau, nhưng không ngờ Tổng Bí thư vẫn nhớ” - ông Hàm tự hào kể. Hôm đó, Tổng Bí thư nán lại khá lâu trong ngôi nhà tuổi thơ của Đại tướng, trò chuyện với mọi người, chụp hình với bà con ngõ xóm. Tổng Bí thư nói, nhiều lần mong muốn vào thăm ngôi nhà lưu niệm của Đại tướng nhưng chưa có dịp. “Tổng Bí thư nói với tôi: Khi cử anh về giữ nhà ở đây thì tất nhiên Đại tướng đã căn dặn nhiều rồi. Lần này về thăm, tôi muốn nhắc anh một điều, anh không chỉ là giữ nhà riêng cho Đại tướng mà anh đang giữ một báu vật của quốc gia, để khi mọi người trong khắp cả nước, tưởng nhớ Đại tướng có nơi để tìm về. Ghi nhớ lời căn dặn của Tổng Bí thư, với trách nhiệm gia đình, dòng họ, trách nhiệm với xã hội, tôi cũng đã cố gắng để không phụ sự tin cậy của Đại tướng và của Tổng Bí thư” - ông Hàm tâm sự. Ông Hàm kể, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về thăm ngôi nhà lưu niệm tuổi thơ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với một tình cảm rất đặc biệt và hết sức chân tình. Tổng Bí thư cũng đã có những lời căn dặn rất thiết thực và ý nghĩa để làm sao nâng tầm giá trị của ngôi nhà lưu niệm. “Sinh thời, Đại tướng cũng thường căn dặn tôi: Mọi người đến thăm nhà mình bằng tấm lòng, nên thái độ đón tiếp phải hòa nhã, bình đẳng, phải luôn xem mọi người như nhau, không phân biệt đối xử” - ông Hàm nhớ lại. Ông Hàm kể tiếp: “Khi biết tỉnh Quảng Bình chưa có khu tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng Bí thư nói: Đáng lí ra khu tưởng niệm Đại tướng phải được làm trước khi Đại tướng mất thì tốt, nhưng giờ Đại tướng mất rồi thì phải nhanh chóng làm. Nhưng phải cố gắng làm liền kề với ngôi nhà lưu niệm tuổi thơ của Đại tướng, để tạo nên một quần thể và người dân tiện đi lại. Tổng Bí thư hẹn sẽ trở lại Lộc Thủy để dự khánh thành công trình. Vì nhiều lí do, đến nay công trình khu tưởng niệm Đại tướng vẫn chưa hoàn thành, còn Tổng Bí thư thì đã ra đi mãi mãi... HOÀNG NAM Sự gần gũi, ân cần, giản dị trong từng cử chỉ, lời nói của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi về thăm xã nhà đã xóa nhòa khoảng cách giữa vị lãnh đạo của Đảng với những cán bộ cơ sở chúng tôi. Những lời dặn dò sâu sát, mái đầu bạc trắng ấy, cùng câu chào chia tay: “Tôi đi đã nhé!” của Tổng Bí thư cách đây gần 10 năm vẫn in đậm trong tâm trí tôi” - ông Dương Công Nhân, Chủ tịch UBND xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) nhớ lại. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chuyện trò với ông Võ Đại Hàm khi về thăm ngôi nhà lưu niệm tuổi thơ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng viết lưu bút tại ngôi nhà lưu niệm tuổi thơ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp Người dân Lộc Thủy vây quanh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng TÔI ĐI Đà NHÉ! “Lộc ThÛy, ng y 5/2/2015. ĐÅn thăm Nh lưu niÈm CÕ Đ±i Tưæng VÑ Nguyên Gi®p, tôi bồi hồi xÚc động, thắp n¿n hương thơm tưçng nhæ Đồng chÊ VÑ Nguyên Gi®p - Anh Văn, Ngưåi hÒc trÎ xuất sắc v gần gũi cÛa ChÛ TÍch Hồ ChÊ Minh, vÍ Đ±i tưæng, Bộ trưçng Bộ QuÕc phÎng, TÖng Tư lÈnh đầu tiên v ngưåi Anh C¯ cÛa Quân đội Nhân dân ViÈt Nam Anh hÙng; Nh l°nh đ±o quân sã t i năng xuất chÚng đ° cÏ nhiều công lao to læn v cÕng hiÅn đ½c biÈt xuất sắc đÕi væi sã nghiÈp c®ch m±ng cÛa Đ¯ng v dân tộc. Tên tuÖi, sã nghiÈp, nhân c®ch v nhâng cÕng hiÅn to læn cÛa CÕ Đ±i tưæng in đ·m trong lÎng dân, l vÍ Tưæng cÛa nhân dân, m°i m°i lưu danh trong lÍch sá dân tộc”. TÖng BÊ thư NGUY N PH˜ TRNG viÅt trong cuÕn sÖ lưu bÚt khi về thăm Ngôi nh lưu niÈm tuÖi thơ cÛa бi tưæng VÑ Nguyên Gi®p VĨNH BIỆT TỔNG BÍ THƯ NGUY N PH˜ TRNG

Năm nay, Nhà giáo nhân dân, Anh hùng lao động Nguyễn Đức Thìn bước sang tuổi 84, nhưng vẫn minh mẫn. Ông từng 3 lần gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhiều tình cảm xúc động. Lần đầu tiên vào ngày 20/3/2000, trước Đại lễ 1.000 Thăng Long - Hà Nội, ông được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (lúc đó là Bí thư Thành ủy Hà Nội) cho ngồi cạnh trên thuyền Rồng, lướt sóng hồ Tây. Tổng Bí thư hỏi ông rằng, chuẩn bị kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, rất nhiều việc Hà Nội và cả nước cùng làm, nhà giáo có sáng kiến gì để truyền cảm hứng mạnh mẽ hào khí Thăng Long? Ông Thìn đáp: “Hà Nội cùng toàn Đảng, toàn dân ta tin tưởng thực hiện Nghị quyết của Đảng và Nhà nước với tinh thần hứng khởi trong từng việc cụ thể, đoàn kết vinh danh hào khí Thăng Long, vinh danh thời đại Hồ Chí Minh”. Ngày 21/1/2009, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (lúc đó là Chủ tịch Quốc hội) về thăm Đền Đô (thành phố Từ Sơn, Bắc Ninh). Ông Thìn vinh dự là người dẫn chương trình, giới thiệu từng hạng mục công trình tại Đền Đô đến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Lần thứ ba ông Thìn gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào ngày 24/1/2022. Thời điểm đó, Tổng Bí thư cùng lãnh đạo Trung ương về làm việc với tỉnh Bắc Ninh có đến thăm Đền Đô. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thăm hỏi, chúc sức khỏe mọi người. Trong không khí vui vẻ, Tổng Bí thư đọc thơ, giọng sâu lắng, mộc mạc bài “Chân quê” của nhà thơ Nguyễn Bính. Mọi người cùng chăm chú lắng nghe. “Với tôi, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một người hiền mà hiền tài là nguyên khí quốc gia. Tiếp xúc với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tôi cảm thấy sự chân thành, trung thực, gần gũi, thân thương”, ông Thìn chia sẻ. NGUYỄN THẮNG Đã ở cái tuổi xưa nay hiếm, nhà giáo Nguyễn Hùng Vĩ, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội, nhớ lại những kỉ niệm được gặp gỡ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ông chia sẻ, khoảng năm 1990, khi đó ông ở lại Khoa Ngữ văn giảng dạy được 12 năm, GS Bùi Duy Tân nhờ ông một việc. GS Tân nói: “Em biết anh Nguyễn Phú Trọng chứ? Em ra mời anh ấy về dạy cho sinh viên khoa Văn chuyên đề báo chí. Anh Phú Trọng có viết quyển Nghiệp vụ viết báo tử tế và có nghề lắm. Cố gắng nhé”. Nhận ủy thác của GS Tân, nhà giáo Nguyễn Hùng Vĩ tới tạp chí Cộng sản, khi đó Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đang làm Phó Tổng biên tập. Thật bất ngờ, Phó Tổng biên tập Nguyễn Phú Trọng nói: “Được về phục vụ sinh viên khoa ta thì còn gì bằng. Nói với thầy Tân là học trò xin đáp ứng. Vinh dự quá!”. Sau khi bàn lịch dạy, đến việc đi lại, Tổng Bí thư thống nhất về khoa dạy là chuyện cá nhân, ông tự tìm cách đi, không sử dụng ô tô cơ quan. “Tôi biết khi đó, anh đã là Phó Tổng biên tập Tạp chí, hàm tương đương Thứ trưởng, có chế độ xe công. Tôi dè dặt đặt vấn đề hay là em chở anh bằng xe đạp, em chỉ có xe đạp thôi”. Anh bảo: “Thế thì tốt quá! Còn hơn thời sơ tán Thái Nguyên! Nhà mình cũng chỉ một con xe máy, bà ấy đi làm”, ông Vĩ bồi hồi nhớ lại. Câu chuyện trên đường đi, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng biết hoàn cảnh của ông Vĩ khi đó nên mời cứ 11 giờ, ra phố Nguyễn Thượng Hiền đợi rồi sang nhà Tổng Bí thư ăn cơm cùng. “Cán bộ giảng dạy, tớ lạ gì hoàn cảnh nữa”, lời nói thân tình của Tổng Bí thư đã xóa đi mặc cảm của nhà giáo nghèo. Từ đó, vào ngày dạy, ông lên tầng 3 tập thể ăn cơm cùng gia đình Tổng Bí thư. Bữa cơm có rau muống, nước mắm và mươi lát thịt ba chỉ thái khéo, mong mỏng. Thế rồi sau đó, ông Vĩ nhận được tin nhắn nhận quà. Đạp xe tới nhà của nhà thơ Vũ Duy Thông, bạn khóa 8 Văn khoa Tổng hợp với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thấy một gói giấy báo, mở ra là chiếc áo vest cũ màu xanh rêu. Nhà thơ nói là ông Trọng gửi tặng vì thấy vừa người ông Vĩ. Ông Vĩ cho hay biết mặc vest từ ngày đó. QUAN TÂM ĐẶC BIỆT ĐẾN GIÁO DỤC Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn mong muốn Đại học Quốc gia Hà Nội với tư cách là trung tâm đại học đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao có điều kiện để thể hiện vai trò tiên phong trong việc thực hiện thắng lợi những chủ trương lớn của Đảng, để nhanh chóng trở thành đại học nghiên cứu, đẳng cấp quốc tế. Dù ở cương vị nào, Tổng Bí thư cũng luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến sự phát triển giáo dục, khoa học công nghệ. Nhân dịp Trường Đại học kỉ niệm 65 năm truyền thống và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh (16/11/2010), khi đó, đang là Chủ tịch Quốc hội, ông về thăm và gặp mặt thân mật thầy cô giáo của trường. Ông bày tỏ sự vui mừng khi về thăm trường cũ và thấy sự phát triển mạnh mẽ của nhà trường. Ông tin tưởng nhà trường tiếp nối truyền thống vẻ vang của đại học đầu tiên của nước Việt Nam độc lập do Bác Hồ đích thân kí sắc lệnh thành lập, có bước phát triển mạnh hơn nữa, đóng góp vào sự phát triển của đất nước, tiếp tục khẳng định thương hiệu của một trung tâm đào tạo và nghiên cứu KHXH&NV hàng đầu đất nước. Với tình cảm của một cựu sinh viên khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội trước đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: “Tôi đã trưởng thành từ mái trường này và mãi tự hào về truyền thống và thương hiệu mà nhà trường đã có”. GS.TSKH.NGND Vũ Minh Giang, nguyên Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, khẳng định, không chỉ là một nhà lãnh đạo bình dị, khiêm tốn, chân thành, gần gũi, sâu sát thực tế, gắn bó với nhân dân và luôn lắng nghe ý kiến của quần chúng, Tổng Bí thư còn là nhà tư tưởng có tầm nhìn chiến lược. “Tôi còn nhớ trong buổi gặp gỡ các nhà khoa học dự Hội thảo quốc tế về Việt Nam học lần thứ 5 ngày 15/12/2016, các học giả nước ngoài tất thảy đều ngỡ ngàng và bày tỏ sự ngưỡng mộ khi GS Nguyễn Phú Trọng thể hiện kiến thức uyên bác và đưa ra ý kiến thuyết phục, rằng chỉ trong vòng 30 năm nữa thôi (nghĩa là vào dịp kỷ niệm Quốc khánh lần thứ 100) Việt Nam sẽ đứng vào hàng ngũ các nước phát triển”, GS Giang chia sẻ. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hiểu sâu sắc tầm quan trọng của văn hoá đối với sự phát triển bền vững của đất nước. Tại Hội nghị văn hoá toàn quốc ngày 24/11/2021, cùng với việc nhấn mạnh tư tưởng “văn hóa soi đường cho quốc dân đi” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư đã đưa ra quan điểm có tính nền tảng “văn hoá là hồn cốt của dân tộc”. Đó chính là cội nguồn sức mạnh của dân tộc, là tài nguyên vô tận giúp đất nước tạo ra lợi thế con người trong quá trình hội nhập, toàn cầu hoá. NGHIÊM HUÊ “Đó là một bậc đàn anh hiền hậu, giàu lòng thương người, cảm thông với mọi người. Thứ hai là nghiêm túc và tận tụy với công việc, nhìn những bút tích còn để lại thời sinh viên được lưu trữ thì thấy nét chữ đúng là nết người. Thứ ba là người vững tin vào chính kiến của mình, rất nguyên tắc trong công việc nhưng đặt nguyên tắc đó trong sự phức tạp của tình thế vận động mà uyển chuyển. Thứ tư là hết lòng vì việc chung, lấy hiệu quả công việc làm chính mà riêng mình thì ẩn nhẫn, không tô vẽ, không “làm màu”. Thứ năm là sự kiên dũng trong tâm khảm, tư duy rốt ráo để vào cuộc với quyết tâm rất cao. Thứ sáu chắc chắn là, đó là một chính khách trong sạch theo tinh thần “khắc kỉ phục lễ”. Tổng Bí Thư là người hành động 62 năm không ngơi nghỉ, trọng “tài” nhưng luôn đặt chữ “tâm”, chữ “tình” lên trước”- Nhà giáo Nguyễn Hùng Vĩ chia sẻ về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng với cán bộ, sinh viên Trường Đại học KHXH&NV ngày 16/11/2010 ẢNH: BÙI TUẤN TÌNH CẢM CỦA TỔNG BÍ THƯ VỚI ĐH QUỐC GIA HÀ NỘI Là cựu sinh viên Trường Đại học Tổng hợp, nay là Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH&NV), Đại học Quốc gia Hà Nội, giữ nhiều trọng trách của Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn luôn dành tình cảm đặc biệt cho trường cũ, về thăm trường mỗi khi có dịp. GS Nguyễn Minh Giang khẳng định, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một người bình dị, thân thiện và có sự quan tâm đặc biệt tới mọi người xung quanh. “Mỗi khi về trường hoặc nhắc tới trường, tôi có cảm giác Tổng Bí thư đã lùi thời gian lại như mình đang là sinh viên. Nói chuyện hồn nhiên kể về thời đi học, về thầy giáo, không còn khoảng cách”, ông nói. VĨNH BIỆT TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG Ký ức của một nhà giáo về Tổng Bí thư Nhà giáo nhân dân, Anh hùng lao động Nguyễn Đức Thìn có 3 lần gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. 7 n Thứ Sáu n Ngày 26/7/2024

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==