THỨ NĂM 25/7/2024 SÕ 207 0977.456.112 TRANG 2+3+4+5+6 ẢNH: TTXVN Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Tổng Bí thư luôn đau đáu về công tác xây dựng Đảng Nhiều đoàn cấp cao nước ngoài dự Quốc tang QUỐC TANG
Nhiều quốc gia cử lãnh đạo chính phủ, quan chức cấp cao sang Việt Nam dự Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (ngày 2526/7). Với tư cách đại diện đặc biệt của Tổng Bí thư-Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ông Vương Hộ Ninh, Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc, sẽ dẫn đoàn sang Việt Nam dự lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Chiều 20/7 tại Bắc Kinh, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Tập Cận Bình đến Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc viếng, chia buồn và ghi sổ tang tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ngày 24/7, Chủ tịch Thượng viện Úc Sue Lines đến Hà Nội để dự lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Việc Chủ tịch Thượng viện Sue Lines sang Việt Nam dự Quốc tang thể hiện tình cảm thắm thiết giữa lãnh đạo và nhân dân hai nước, là minh chứng sống động của quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam - Úc đang phát triển mạnh mẽ. Ngày 24/7, Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernández đến Hà Nội, thay mặt Đảng Cộng sản Cuba, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân Cuba dự lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đại diện cấp cao về Ngoại giao và Chính sách An ninh của Liên minh châu Âu (EU), Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Josep Borrell đến Hà Nội ngày 25/7 để tham dự lễ tang. Theo thông báo ban đầu của Bộ Ngoại giao Mỹ, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sẽ đến Hà Nội dịp quốc tang để chia buồn với nhân dân Việt Nam. Tổng thống Mỹ Joe Biden đã gửi lời chia buồn sâu sắc tới nhân dân Việt Nam và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đại sứ quán Hàn Quốc cho biết, Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo sẽ dẫn đầu đoàn sang Việt Nam dự Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã gửi điện chia buồn với gia quyến Tổng Bí thư và nhân dân Việt Nam. Nguyên Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga sẽ tham dự Quốc tang với tư cách đặc phái viên của Thủ tướng Kishida Fumio. Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã gửi điện chia buồn với Chính phủ, nhân dân Việt Nam và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng… BÌNH GIANG 2 THỜI SỰ n Thứ Năm n Ngày 25/7/2024 Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19/7/2024 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108; hưởng thọ 80 tuổi. Để tỏ lòng tiếc thương và tưởng nhớ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nghi thức Quốc tang. Quốc tang được tổ chức trong 2 ngày: 25/7/2024 và 26/7/2024. Ban Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gồm 35 thành viên, do Chủ tịch nước Tô Lâm làm Trưởng ban. Ban Tổ chức Lễ tang gồm 27 thành viên, do Thường trực Ban Bí thư Lương Cường làm Trưởng ban. Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/7. Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13 giờ ngày 26/7 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội. Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 15 giờ ngày 26/7 tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam sẽ tường thuật trực tiếp Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Trong hai ngày Quốc tang (25/7/2024 và 26/7/2024), các cơ quan, công sở, nơi công cộng treo cờ rủ, không tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí công cộng. TRƯỜNG PHONG Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Nhiều đoàn cấp cao nước ngoài dự Quốc tang Từ 7h sáng nay, 25/7, Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (thành phố Hà Nội). Cùng thời điểm, Lễ viếng cũng được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và tại quê nhà Tổng Bí thư - xã Đông Hội, huyện Đông Anh (thành phố Hà Nội). Ngày 24/7, lãnh đạo cấp cao các nước ASEAN ra Tuyên bố chung chia buồn về việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, thể hiện tinh thần đoàn kết của ASEAN sát cánh cùng Việt Nam trước tổn thất và đau thương to lớn này. Nội dung toàn văn tuyên bố của lãnh đạo các nước ASEAN như sau: “Chúng tôi vô cùng thương tiếc khi nhận được tin Ngài Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, đã từ trần vào ngày 19/7/2024. Trong thời điểm đau buồn và tiếc thương này, chúng tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới gia đình và người thân của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chính phủ và nhân dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Sự nghiệp lãnh đạo và cống hiến suốt đời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho nhân dân và đất nước Việt Nam sẽ luôn được ghi nhớ. Những đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho hòa bình, hữu nghị và hợp tác khu vực và quốc tế sẽ là di sản vô giá và lâu bền”. Cùng ngày, tại Hội nghị Ủy ban Hiệp ước Khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ), hoạt động đầu tiên trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 57 và các hội nghị liên quan, bộ trưởng ngoại giao các nước ASEAN dành một phút mặc niệm bày tỏ niềm tiếc thương sâu sắc trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. BÌNH GIANG ASEAN RA TUYÊN BỐ CHUNG CHIA BUỒN: Những đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ là di sản vô giá Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith vừa chia sẻ với báo chí về tình cảm đồng chí thân thiết với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith đánh giá, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có kiến thức sâu rộng cả lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Tổng Bí thư đã nghiên cứu chuyên sâu về chủ nghĩa Mác - Lênin và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, và quan trọng nhất là vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh trong lãnh đạo, xây dựng một nước Việt Nam không ngừng phát triển. Tổng Bí thư đã nghiên cứu một cách có hệ thống chủ nghĩa Mác-Lênin và kết hợp với Tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực tế, nhấn mạnh những lý luận đã trở thành di sản quý giá của Đảng Cộng sản Việt Nam và thế giới. Đánh giá cao các công trình nghiên cứu và sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith cho rằng con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập trong các bài viết của mình là con đường đi tới kỷ nguyên mới của Việt Nam. Ông cho biết, các nước trên thế giới, các đảng phái, cả cầm quyền và không cầm quyền, đều đang nghiên cứu những lý luận do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khởi xướng. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào cho biết thêm, ông đã nhận được nhiều bài viết và sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ các đồng chí Việt Nam gửi tặng và tiếp tục dành thời gian nghiên cứu để vận dụng vào phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng Đảng ở Lào. Nhà lãnh đạo Lào kể rằng, ông đã nhiều lần gặp, làm việc và dùng bữa với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và rất ấn tượng với năng lực cao, kiến thức sâu rộng của Tổng Bí thư. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đề ra chính sách đối ngoại nhất quán, đưa Việt Nam lên vị trí nổi bật trên trường quốc tế. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào cho rằng những thành tựu nổi bật của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là di sản để các thế hệ mai sau tiếp tục vận dụng vào chính sách đối ngoại. “Sau mỗi lần gặp và nói chuyện, tôi đều muốn gặp lại và nói chuyện với ông nhiều hơn, bởi cách nói chuyện của ông gần gũi với người dân Lào, các lãnh đạo Lào và tôi, thể hiện sự cởi mở, thẳng thắn của ông”, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith nói. Ông cho biết, những cuộc trao đổi kinh nghiệm giữa ông với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giống như cuộc gặp giữa những người đồng chí, anh em thực sự tôn trọng lẫn nhau. “Tuy đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã qua đời nhưng tình yêu, lòng biết ơn chân thành, tình đồng chí đáng kính sẽ mãi ở trong trái tim tôi”, nhà lãnh đạo Lào nói. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith cho biết, ông luôn nhắc lại câu nói của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với các lãnh đạo, quan chức Lào và cả gia đình ông, rằng tình hữu nghị, đoàn kết giữa Lào và Việt Nam là độc đáo nhất trên thế giới. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào coi những lời nói đó thực sự xuất phát từ trái tim nhà lãnh đạo Việt Nam. BÌNH GIANG (theo KPL) TỔNG BÍ THƯ, CHỦ TỊCH NƯỚC LÀO THONGLOUN SISOULITH: Nhớ tình cảm đồng chí thân thiết với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith đăng trên Thông tấn xã Lào KPL
Trò chuyện với Tiền Phong về di sản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công tác xây dựng Đảng, ông Nguyễn Đức Hà - nguyên Vụ trưởng Cơ sở Đảng (Ban Tổ chức Trung ương) khẳng định: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người luôn quan tâm, đau đáu suy nghĩ về công tác xây dựng Đảng, để làm sao Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh; mỗi cán bộ, đảng viên luôn thực sự vì nước, vì dân. Ông Nguyễn Đức Hà nói: Sau thời gian dài thực hiện công cuộc đổi mới, bên cạnh những thành tựu to lớn, thì mặt trái của cơ chế thị trường, mặt trái của mở cửa, hội nhập cũng tác động không nhỏ đến tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên - đó là tình trạng suy thoái về đạo đức, tư tưởng và tệ nạn tham nhũng, lãng phí. Tình trạng đó diễn ra ngày càng nghiêm trọng, được xác định là “giặc nội xâm”, làm giảm niềm tin của dân đối với Đảng và có nguy cơ đe dọa đến sự tồn vong của chế độ. Là người đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng Đảng, Tổng Bí thư luôn trăn trở, suy nghĩ để làm sao Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, gắn bó mật thiết và có lòng tin bền vững trong lòng nhân dân. Muốn thế, thì phải giải quyết những vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay. Vậy nên, sau khi được bầu làm Tổng Bí thư (tháng 1/2011), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đặc biệt quan tâm đến vấn đề này - và đó cũng là lý do dẫn đến việc ra đời Nghị quyết số 12-NQ/TW - Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI): Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay. Trong quá trình soạn thảo dự thảo Nghị quyết Trung ương 4, Trợ lý của Tổng Bí thư có gọi điện nói với tôi rằng, Tổng Bí thư muốn một số người làm công tác xây dựng Đảng viết về vấn đề này. Quan điểm được Trợ lý Tổng Bí thư truyền lại là, Tổng Bí thư muốn mọi người viết thật, nói thật về suy nghĩ của mình đối với công tác xây dựng Đảng hiện nay, cái gì là bức xúc nhất, đâu là vấn đề cần làm nhất; nguyên nhân từ đâu, giải quyết thế nào? Sau nhiều ngày thực hiện, tôi đã có báo cáo 12 trang gửi cho Tổng Bí thư nêu thật suy nghĩ của mình. Có thể nói, ở thời điểm đó có rất nhiều vấn đề cấp bách đặt ra trong công tác xây dựng Đảng. Tuy nhiên, nếu Nghị quyết Trung ương mà đưa quá nhiều vấn đề để cùng làm một lúc thì khó đạt được kết quả. Cho nên, khi phát biểu khai mạc tại Hội nghị Trung ương 4, Tổng Bí thư nhấn mạnh, tập trung vào 3 vấn đề “đang thực sự cấp bách, cần làm ngay”. Trong 3 vấn đề đó, Tổng Bí thư cũng đặt vấn đề phải ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống là trọng tâm, xuyên suốt và cấp bách nhất? Với sự đồng thuận cao, tháng 1/2012, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 12-NQ/TW - Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI): Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay, trong đó nhấn mạnh đến tự phê bình và phê bình, nêu cao tính tiền phong, gương mẫu của lãnh đạo cấp trên. Vậy làm sao mà tự phê bình và phê bình lại được coi là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách cần làm ngay ở thời điểm đó? Trước hết phải nói rằng, tự phê bình và phê bình, chúng ta vẫn thực hiện nhưng còn hình thức, qua loa. Do đó, lần này quyết tâm phải “hâm nóng” trở lại. Điều này tưởng đơn giản nhưng thực ra rất sâu sắc về lý luận và thực tiễn. Bởi qua kiểm điểm, tự phê bình và phê bình một cách thực chất sẽ giúp mỗi cán bộ, đảng viên tự soi lại bản thân mình. Nói đúng hơn, đây là giai đoạn “cầm cờ”, giai đoạn “nhóm lò”, khởi động cho một quá trình xây dựng chỉnh đốn Đảng quyết liệt, nghiêm minh về sau. Vậy quá trình kiểm điểm, tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4 thời đó được thực hiện như thế nào, thưa ông? Thời điểm đó, tôi được phân công là thành viên tổ giúp việc Bộ Chính trị, Ban Bí thư thực hiện Nghị quyết Trung ương 4. Trước khi Nghị quyết Trung ương 4 ban hành, cũng có ý kiến băn khoăn lo lắng là liệu nghị quyết lần này có tổ chức thực hiện hiệu quả hay không hay lại rơi vào tình trạng không đạt yêu cầu như nhiều lần trước? Để khắc phục tình trạng đó, lần này việc kiểm điểm, phê bình được Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quán triệt là phải thực hiện nghiêm minh, không có chuyện chớt chát, “tắm từ vai trở xuống”, mà “tắm từ đầu trở xuống”. Bộ Chính trị, Ban Bí thư kiểm điểm trước. Từng đồng chí tự làm bản tự kiểm điểm của mình rồi lấy ý kiến của các cấp ủy, các tổ chức đảng, các cán bộ lão thành góp ý. Quá trình chuẩn bị báo cáo kiểm điểm thực chất cũng giúp mỗi người tự kiểm điểm, tự soi lại, tự điều chỉnh. Đến khi kiểm điểm lại là cơ hội để nhìn lại mình rõ hơn, thực chất hơn, từ đó điều chỉnh những việc làm của mình cho phù hợp hơn. TIẾP TỤC XÂY NỀN MÓNG VỮNG CHẮC CHO ĐẢNG Để Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh, xứng đáng với niềm tin của nhân dân, ngoài giải quyết những vấn đề cấp bách trước mắt thì những vấn đề căn cơ, có tính gốc rễ được Tổng Bí thư chỉ đạo, đề ra như thế nào, thưa ông? Trong công tác xây dựng Đảng, ngoài những vấn đề mang tính cấp bách, cần thực hiện ngay, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đặc biệt quan tâm đến những vấn đề gốc rễ trong công tác xây dựng Đảng - tức là ban hành các quy định của Đảng về nội dung này. Vậy nên, trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, ngoài những vấn đề như kiểm điểm, tự phê bình và phê bình thì cũng đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ có tính chất căn bản, lâu dài, như: Lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn; Xét xử nghiêm những vụ án tham nhũng, trước hết là những vụ nghiêm trọng, phức tạp, được nhân dân quan tâm... Đặc biệt, Nghị quyết Trung ương 4 cũng yêu cầu bổ sung, sửa đổi Luật Phòng, chống tham nhũng; Kiện toàn và tăng cường trách nhiệm, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan phòng, chống tham nhũng. Từ nghị quyết trên, Trung ương đã quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (nay là Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực) trực thuộc Bộ Chính trị, do Tổng Bí thư làm trưởng ban. Như vậy, có thể nói đây chính là lý luận và thực tiễn, giúp công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ngày càng hiệu quả, nghiêm minh hơn, thực sự không còn vùng cấm, không có ngoại lệ như hiện nay. Rồi từ Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, chúng ta có Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, rồi hàng loạt các nghị quyết, quy định, quy chế, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư bao trùm nhiều lĩnh vực, trong đó trọng tâm là công tác xây dựng Đảng. Ví dụ, như trước đây, nhân dân rất bức xúc trước tình trạng chạy chức, chạy quyền, nhưng sau khi Bộ Chính trị ban hành Quy định số 205 của Bộ Chính trị về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống “chạy chức, chạy quyền”, rõ ràng tình trạng này đã giảm hẳn. Hay như vấn đề nêu gương, vấn đề từ chức, hàng chục năm trước đã đề cập nhưng có mấy ai thực hiện. Nhưng khi Bộ Chính trị ban hành Quy định số 41-QĐ/ TW thì việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ đã trở nên nhẹ nhàng hơn, nhiều trường hợp được thực hiện. Đặc biệt, Tổng Bí thư nhiều lần nói: “Tiền hô hậu ủng, nhất hô bá ứng”; “Trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt”. Đây không chỉ là thông điệp, mệnh lệnh trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực mà còn là cơ chế làm việc của hệ thống chính trị trong đường lối phát triển của đất nước. Có nghĩa, khi Đảng đề ra đường lối, chủ trương thì Quốc hội phải thể chế ra bằng pháp luật, Chính phủ thể chế ra bằng chương trình hành động; các cơ quan thể chế theo chức năng nhiệm vụ của mình, tất cả cùng vào cuộc! Ví dụ, như công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, trước đây chỉ Đảng làm, Trung ương làm nên mọi người thường nói “trên nóng, dưới lạnh”. Tuy nhiên, những năm gần đây, cả hệ thống làm, “trên nóng, dưới cũng nóng theo”, cuối cùng trở thành một xu thế mà không ai có thể đảo ngược được. Như vậy, có thể nói, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lý luận và cũng rất thực tiễn, luôn hành động quyết liệt vì lợi ích của người dân. Cảm ơn ông! VĂN KIÊN - TRƯỜNG PHONG (thực hiện) THỜI SỰ 3 n Thứ Năm n Ngày 25/7/2024 Tổng Bí thư luôn đau đáu về công tác xây dựng Đảng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đau đáu suy nghĩ về công tác xây dựng Đảng. Đồng chí là Giáo sư, Tiến sĩ chính trị học chuyên ngành xây dựng Đảng, từng viết bài về xây dựng, chỉnh đốn Đảng từ những năm 1970 – 1980 ở Tạp chí Cộng sản. Cả cuộc đời của đồng chí Nguyễn Phú Trọng là làm công tác xây dựng Đảng, lo cho Đảng. Đến lúc trút hơi thở cuối cùng cũng vẫn đau đáu, trăn trở về công tác xây dựng Đảng”. Ông NGUYỄN ĐỨC HÀ
CHU ĐÁO Ông Long kể, trong cuộc đối thoại hôm đó, Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Phú Trọng khuyên ông từ chối chỗ làm mới và bảo “mọi chuyện cứ để anh lo”. “Tôi nói: “Em chưa làm văn hoá bao giờ, sợ không làm được”. Ông cười, đôi mắt ánh lên nét tinh tường: “Cứ làm rồi biết. Có ai dạy anh làm Bí thư đâu. Cái chính là mình tập trung cho công việc, vừa làm vừa học. Mình là dân tổng hợp mà”. Rồi khi mọi việc coi như kết thúc, ông bắt tay: “Thế nhé. Việc không dễ nên cứ phải cố. Nhất là mấy anh em phải bảo nhau mà làm. Trường hợp của em anh đã xin ý kiến thường trực, đừng làm mất uy tín anh nhé”. Chỉ mấy câu thế thôi nhưng tôi nhớ mãi và tự dặn lòng, mình không thể để người xin mình về thất vọng”, ông Long nhớ lại cuộc trò chuyện nhiều năm trước. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng học trước PGS.TS Phạm Quang Long 7 khoá, cùng khoa Văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Theo ông Long, niên khóa 19631967 mà Tổng Bí thư học có nhiều anh tài. GS Nguyễn Kim Đính là Chủ nhiệm khoa Văn khi ấy. Khi nhà báo Nguyễn Phú Trọng công tác ở Tạp chí Học tập (nay là Tạp chí Cộng sản), thành viên Hội cựu sinh viên khoa Ngữ văn, ông Long đảm nhiệm vị trí Phó Chủ nhiệm khoa Văn, nhờ đó hai người có cơ duyên biết nhau. “Một buổi chiều ông đạp xe đến nhà nhờ tôi dạy thêm cho con gái ông môn Văn để cháu thi đại học. Ông ân cần, chu đáo, có gì đó hơi lạnh chứ không vồ vập. Tôi hiểu đó là sự đúng mực của người tự trọng”, ông Long kể về ấn tượng ban đầu gặp gỡ. Ngày 3 Tết năm ấy ông Long nhận được điện thoại của Văn phòng Thành ủy Hà Nội: “Anh có đi chúc Tết đâu không? Không thì ở nhà, khoảng 3 giờ nhé”. Nhớ lại chuyện năm đó, ông Long bảo mình có hỏi chuyện gì thì anh ấy không nói nhưng cũng đoán có người nào đó “to to” trong thành phố đến chơi. “Ba giờ, ông đến chúc Tết gia đình tôi. Đi cùng một cán bộ Văn phòng Thành ủy Hà Nội. Thăm hỏi, trò chuyện một lát, ông bảo: “Tết, đến thăm cô chú tí. Vất vả hơn ở trường cũng đừng trách anh đấy nhé. Ăn cam nhà chú ngọt thế chắc việc chú cũng xuôi chèo mát mái thôi. Thôi, trò chuyện đủ rồi, anh về để chú còn lo việc khác”. MINH TRIẾT Chuyển sang làm quản lí văn hóa, một lĩnh vực mới mẻ, Giám đốc Sở Văn hóa Hà Nội Phạm Quang Long ghi nhớ lời Tổng Bí thư từng căn dặn: “Làm văn hoá khó lắm vì có phải ai cũng hiểu đúng đâu. Nhiều cái màu mè, hình thức mà cứ tưởng đấy mới là cái mình cần phấn đấu là nguy hiểm lắm. Đừng làm theo kiểu phong trào. Phong trào cũng cần nhưng thực chất mới quan trọng. Thực chất là gì? Là con người, là bình an và hạnh phúc. Phải coi trọng văn hoá. Đừng chỉ đặt mục tiêu Hà Nội là trung tâm kinh tế hàng đầu mà văn hoá cũng phải là hình mẫu, là hàng đầu của cả nước. Bộ mặt của quốc gia cơ mà”. “Khi chỉ đạo chương trình 08 “Phát triển văn hoá, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh, thiết thực kỉ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội” có người đặt ra những yêu cầu không chuẩn nhưng cứ nói như đúng rồi, Tổng Bí thư nhỏ nhẹ khi tổng kết: “Văn hoá đa dạng lắm, nhiều cấp độ lắm. Anh em chúng em người trần mắt thịt chỉ nghĩ được đến thế thôi. Xin tiếp thu ý kiến của các anh chị nhưng xin cho làm như những gì đã chuẩn bị”. Rồi lúc ra về, ông vỗ vai tôi “Khó chưa? Nhưng đừng nản nhé. Thấy gì đúng cứ thế mà làm. Thực tiễn sẽ kiểm nghiệm”. Tôi lặng đi vì sự tế nhị và minh triết của ông”, ông Long chia sẻ. Khi Tổng Bí thư tuyên bố trong cuộc chống tham nhũng không có vùng cấm, “ai không làm đứng sang một bên”, ông Long bảo mình vừa hi vọng, vừa băn khoăn bởi lẽ có ông trước đó đã hứa “không chống được tham nhũng, tôi xin từ chức” nhưng chức không từ, tham nhũng thời đó lan nhanh và để lại di chứng đến giờ. Nhưng rồi ông Long nhận ra Tổng Bí thư nói ít nhưng cứ lẳng lặng “đốt lò”. “Chỉ riêng việc ông dám dấn thân đến cùng vào con đường chống cái ác, cái xấu, nghĩ sao sống thế, kiên định sự lựa chọn của mình, sống cho người khác, giữ mình liêm chính thì đã xứng danh kẻ sĩ rồi, đáng kính trọng rồi”, ông Long nói. HÀ MINH 4 THỜI SỰ n Thứ Năm n Ngày 25/7/2024 PGS.TS Phạm Quang Long từng làm Chủ nhiệm khoa Ngữ văn ĐH Tổng hợp Hà Nội, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Phó Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội. Khi sắp chuyển công tác thì bất ngờ ông nhận được tin nhắn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (khi đó là Bí thư Thành ủy Hà Nội) mời đến gặp. Trong cuộc gặp ấy, Bí thư Thành ủy Hà Nội muốn PGS.TS Phạm Quang Long về làm ở Sở Văn hóa Hà Nội. Ở cương vị Giám đốc Sở Văn hóa Hà Nội, có đôi lần được tham gia đoàn công tác của Tổng Bí thư, PGS.TS Phạm Quang Long kể, Tổng Bí thư không muốn đoàn có xe cảnh sát dẫn đường rú còi inh ỏi. “Ông bảo bật đèn để người đi đường dễ nhận ra có xe khác là đủ, rú còi khiến người ta giật mình là không nên. Ông nói với mọi người: “Anh em địa phương quý thì mới mời mình ăn uống này nọ. Nhưng như thế vất vả cho anh em lắm. Mình cũng không nên cầu kì. Với lại, ăn thì cũng đến đủ thì thôi, cầu kì làm gì. Đừng lãng phí”. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong một lần đến thăm đền Ngọc Sơn (Hà Nội). Người đi ngoài cùng bên trái là PGS.TS Phạm Quang Long 92 tuổi, cô giáo Đặng Thị Phúc không còn minh mẫn, nhanh nhẹn như xưa. Thời tiết mấy hôm nay mưa bão cộng với thông tin người học trò yêu quý của cô, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, từ trần, cõi lòng cô càng trĩu nặng. Nói chuyện với phóng viên, có lúc cô giáo Phúc ngập ngừng không tròn vành rõ chữ vì xúc động. Gần 40 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Đặng Thị Phúc coi quãng thời gian 2 năm dạy tiểu học luôn vô cùng quý giá. Kí ức về thời dạy học ở đình làng bốn bề lộng gió với cậu học trò quanh năm chân đất, áo bà ba cô không bao giờ quên. Tốt nghiệp sư phạm, cô Phúc về dạy học tại xã Mai Lâm, Từ Sơn, Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, Hà Nội). Lớp 4 cô dạy là một lớp ghép gồm 33 học sinh của xã Mai Lâm và 15 học sinh của xã Đông Hội với nhiều độ tuổi khác nhau cùng tụ tập về mái đình thôn Mai Hiên của xã Mai Lâm học tập. Học trò lớn nhất lớp cho đến giờ cô Phúc chỉ nhớ tên là Duy, là lớp trưởng và bằng tuổi cô giáo và học trò nhỏ nhất là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Giữa đám học trò lam lũ đủ mọi lứa tuổi, học trò Trọng có ấn tượng sâu sắc nhất với cô bởi nhỏ tuổi nhất nhưng lại học giỏi nhất lớp. Học trò Nguyễn Phú Trọng ngày ấy tóc để mái chéo, hơi hoe vàng, nước da trắng xanh. Cậu rất thông minh, sáng dạ, hay giơ tay phát biểu, chữ viết tròn và đẹp. Cô Phúc không thể quên suốt thời gian học lớp 4, cậu chỉ mặc mỗi bộ quần áo nâu với chiếc áo bà ba xẻ tà đi chân đất. Cuối năm học đó, trò Trọng là học sinh giỏi toàn diện được báo cáo điển hình trước toàn trường. Cô Phúc nhớ, cậu học trò khi biết tin tỏ ra ngại ngùng, khuôn mặt non búng ngẩn ra vì chưa biết nói gì trước thầy cô và các bạn. Cô Phúc hướng dẫn cho cậu cách viết báo cáo, kể lại phương pháp học tập để các bạn noi theo. Rồi năm học lớp 4 cũng kết thúc, thời ấy, cũng có nghĩa là xong tiểu học, học sinh lên THCS. Tuy trò Trọng chuyển lên học trường THCS Nguyễn Gia Thiều nhưng thi thoảng vẫn cùng lớp trưởng cũ tới thăm cô. Cô Phúc chỉ dạy ở xã Mai Lâm 2 năm, sau đó, cô chuyển nhà đi nơi khác nên hai cô trò mất liên lạc. Năm 2001, sau khi dự buổi họp mặt với học sinh lớp 4 năm ấy, các bạn có nhắc tới học trò Nguyễn Phú Trọng giờ đã thành đạt, về nhà, nhớ về cậu trò nhỏ học giỏi nhất lớp năm xưa, vài hôm sau cô viết xong bài thơ với tựa đề “Người trò nhỏ năm xưa” (tặng N.P.T): “Thơ ngây mái tóc mười hai/Áo nâu, chân đất, ngô khoai đỡ lòng/Em trò nhỏ nhất kém chi/Hăng say phát biểu mỗi khi hiểu bài.” Năm 2005, cô mới có dịp đọc bài thơ này ở hội thơ nhà giáo. Cô không ngờ, chính bài thơ đó đã giúp “Người trò nhỏ năm xưa” tìm lại cô giáo mình. Sau gần 50 năm mất liên lạc, cô giáo và học trò đều nghẹn ngào khi hội ngộ. NGHIÊM HUÊ “Người trò nhỏ năm xưa” của cô giáo Phúc Cô Phúc xúc động mỗi khi kể về kỷ niệm với cậu học trò nhỏ năm xưa Nguyễn Phú Trọng ẢNH: THANH THẢO Giữ mình liêm chính - xứng danh kẻ sĩ
THỜI SỰ 5 n Thứ Năm n Ngày 25/7/2024 Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chia sẻ như vậy trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với công tác đối ngoại. Có ý kiến cho rằng, cùng với việc triển khai chính sách ngoại giao mang đậm bản sắc cây tre Việt Nam, uy tín cá nhân của đồng chí Tổng Bí thư đã giúp Việt Nam cân bằng quan hệ với các nước lớn, giúp giải quyết những vấn đề trong lĩnh vực đối ngoại, thể hiện qua những dấu ấn ngoại giao lịch sử. Xin Bộ trưởng đánh giá về điều này? Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: Đúng như bạn nói, những thành tựu đối ngoại của Việt Nam trong các nhiệm kỳ qua không thể tách rời uy tín của cá nhân đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Quan hệ quốc tế không chỉ là quan hệ giữa các quốc gia, mà còn là quan hệ giữa con người với con người. Các nhà lãnh đạo nước ngoài rất coi trọng và đánh giá cao vai trò, uy tín của cá nhân Tổng Bí thư, đó là điều hết sức đặc biệt. Có thể nói, với bạn bè quốc tế, đồng chí Tổng Bí thư chính là hiện thân của truyền thống “ngoại giao tâm công” của Việt Nam, thu phục lòng người bằng chính nghĩa, tình người, lẽ phải và đạo lý. Trong mọi hoạt động đối ngoại, với phong cách giản dị, cởi mở, chân thành, với cách ứng xử ngoại giao vừa chuẩn mực, vừa nghĩa tình, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chạm đến trái tim, giành được cảm tình, sự mến phục lớn của các nhà lãnh đạo, nhân dân, bạn bè quốc tế. Đồng chí Tổng Bí thư để lại ấn tượng là một nhà lãnh đạo có tấm lòng rộng mở, toát lên tư duy và tầm nhìn chiến lược, luôn thúc đẩy lợi ích quốc gia - dân tộc mình nhưng cũng luôn tôn trọng lợi ích của bạn bè quốc tế, luôn phấn đấu trên tinh thần “phát huy điểm đồng, giảm thiểu khác biệt” để tìm kiếm mẫu số chung thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác. Chính vì vậy, nhiều bạn bè quốc tế nhìn nhận đồng chí Tổng Bí thư như là minh chứng cho đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ và cho nước Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Sau mỗi lần tiếp xúc với đồng chí Tổng Bí thư, các nhà lãnh đạo của các nước càng thấy thêm hiểu, thêm tin cậy, thêm gắn bó, thêm yêu mến Việt Nam. Những hoạt động đối ngoại, ngoại giao của Tổng Bí thư đã nâng ngoại giao cấp cao, ngoại giao nguyên thủ của Việt Nam lên tầm cao mới. Có học giả nhận định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm xuất sắc việc cân bằng quan hệ với các nước lớn, giúp Việt Nam có vai trò, vị thế cao như ngày hôm nay. Xin Bộ trưởng cho biết những đóng góp của Tổng Bí thư trong công tác đối ngoại? Với trí tuệ, tầm nhìn và nhãn quan chính trị sâu sắc của mình, cùng với Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng chí Tổng Bí thư không chỉ lãnh đạo, vạch ra những đường lối, chủ trương đối ngoại lớn của Đảng và Nhà nước mà còn lãnh đạo, chỉ đạo triển khai hiệu quả đường lối của Đảng, tham gia trực tiếp vào các hoạt động đối ngoại cấp cao có tầm định hướng chiến lược. Những đóng góp to lớn của đồng chí Tổng Bí thư đã đưa đối ngoại Việt Nam lên tầm cao mới trên tất cả mọi lĩnh vực và hoạt động. Dưới sự lãnh đạo của đồng chí Tổng Bí thư, chúng ta đã tạo dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách đối ngoại cũng như khuôn khổ quan hệ với các nước. Có lẽ chưa có giai đoạn nào mà Bộ Chính trị và Ban Bí thư lại có nhiều nghị quyết, chỉ thị và kết luận quan trọng về đối ngoại như các nhiệm kỳ dưới sự lãnh đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đặc biệt là trong nhiệm kỳ Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Là nhà lý luận xuất sắc, đồng chí Tổng Bí thư đã có những đóng góp vô cùng to lớn vào việc xây dựng lý luận về ngoại giao Việt Nam. Với sự chiêm nghiệm sâu sắc về đường lối đối ngoại qua hơn 70 năm, Tổng Bí thư là người đã hệ thống hóa một cách toàn diện triết lý đối ngoại của cha ông ta, lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối đối ngoại của Đảng, đúc kết nên trường phái đối ngoại, ngoại giao rất đặc sắc và độc đáo của thời đại Hồ Chí Minh, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”, gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển, thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam. Tư tưởng, triết lý đối ngoại này đã đi sâu vào nhận thức và trở thành kim chỉ nam cho hoạt động của đối ngoại, ngoại giao Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư, chúng ta không những tạo lập các khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện mà còn nâng tầm, nâng cấp các khuôn khổ này lên một tầm cao mới với những nội hàm mới, đáp ứng yêu cầu mới của thời kỳ mới. Đến nay, chúng ta đã có quan hệ Đối tác Chiến lược, Đối tác Chiến lược toàn diện với tất cả 5 nước Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Trên cương vị Tổng Bí thư, đồng chí đã tham gia trực tiếp vào nhiều hoạt động đối ngoại lớn. Những hoạt động đối ngoại có ý nghĩa chiến lược của đồng chí Tổng Bí thư đã đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng cục diện đối ngoại rộng mở, thuận lợi và vị thế, uy tín chưa từng có và có ý nghĩa chiến lược lâu dài cho đất nước. Với các nước láng giềng núi liền núi, sông liền sông Lào và Campuchia, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người luôn quan tâm quy tụ, vun đắp cho mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị, hợp tác đặc biệt này, thể hiện rõ nhất là các cuộc gặp cấp cao nhất lãnh đạo ba Đảng sau 30 năm tại Hà Nội năm 2021 và 2023. Với các nước lớn, các chuyến thăm có ý nghĩa lịch sử của đồng chí Tổng Bí thư tới Trung Quốc năm 2022, tới Nga năm 2018 và tới Mỹ năm 2015 cũng như việc Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Mỹ Joe Biden sang thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam năm 2023 và gần đây nhất là chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Việt Nam (2024) theo lời mời của đồng chí Tổng Bí thư không chỉ mở ra một chương mới trong quan hệ song phương mà còn củng cố hơn nữa vị thế của ta trong cục diện khu vực và thế giới. TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC VƯỢT TRỘI Xin Bộ trưởng cho biết, việc triển khai đường lối ngoại giao “cây tre Việt Nam” cũng như các đóng góp quan trọng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có ý nghĩa như thế nào đối với tiến trình hội nhập quốc tế và những thành tựu đối ngoại mà đất nước ta đạt được thời gian qua? Với trí tuệ, tầm nhìn chiến lược, tư duy lý luận sâu sắc, vượt trội, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đúc kết, khái quát hệ thống lý luận về đối ngoại, ngoại giao của Đảng ta, xây dựng lên trường phái đối ngoại - ngoại giao mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”. Đúc kết từ thực tiễn hơn 70 năm đối ngoại, Tổng Bí thư đã lần đầu tiên đề cập đến khái niệm nền “đối ngoại - ngoại giao mang đậm bản sắc cây tre Việt Nam” trong phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29 năm 2016 và được phát triển một cách hệ thống tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc năm 2021. “Đối ngoại - ngoại giao mang đậm bản sắc cây tre Việt Nam” là kết quả từ thực tiễn của cách mạng Việt Nam, là sự tổng kết bản sắc của ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, được đúc kết, hình tượng hóa dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh; kế thừa và phát huy bản sắc ngoại giao truyền thống của Việt Nam; đồng thời, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa nhân loại và xuất phát từ thực tiễn yêu cầu, nhiệm vụ của đối ngoại trong giai đoạn mới. Nền “đối ngoại - ngoại giao mang đậm bản sắc cây tre Việt Nam” gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển là sự đúc kết thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam. Như đồng chí Tổng Bí thư đã nói, vững ở gốc là nguyên tắc vì lợi ích quốc gia - dân tộc để phục vụ, là đường lối đối ngoại độc lập- tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa. Chắc ở thân là sức mạnh đoàn kết, sức mạnh tổng hợp của đối ngoại dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, là sự kết hợp giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, của ý chí tự lực, tự cường và sự ủng hộ, đoàn kết quốc tế. Uyển chuyển ở cành là phong cách, nghệ thuật ứng xử linh hoạt, sáng tạo “dĩ bất biến ứng vạn biến”. BÌNH GIANG (ghi) Với bạn bè quốc tế, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chính là hiện thân của truyền thống “ngoại giao tâm công” của Việt Nam, thu phục lòng người bằng chính nghĩa, tình người, lẽ phải và đạo lý. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trao đổi với Lãnh tụ Cuba Fidel Castro trong chuyến thăm hữu nghị chính thức Cuba năm 2012 ẢNH: TTXVN Trong những ngày qua, khi đọc những bức điện, thư, thông điệp chia buồn của lãnh đạo các nước cũng như đông đảo bạn bè quốc tế ở nhiều giới khác nhau, chúng ta lại thêm một lần nữa cảm nhận rõ nét tình cảm sâu sắc, sự kính trọng và mến phục từ các nhà lãnh đạo và bạn bè quốc tế dành cho đồng chí Tổng Bí thư. Quan hệ với các đối tác lớn, chủ chốt khác như Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc… và việc mở rộng quan hệ với các bạn bè truyền thống ở châu Phi, Trung Đông, Mỹ La-tinh… cũng đã được nâng tầm, nâng cấp, ngày càng bền chặt, hiệu quả. Có thể nói, đó là sự kế thừa và phát triển của tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh “biết mình, biết người”, “biết thời, biết thế”, “biết dừng, biết biến”, là kim chỉ nam cho hoạt động của ngành ngoại giao Việt Nam, là đóng góp trực tiếp cho những thành tựu mang ý nghĩa lịch sử của đối ngoại và hội nhập quốc tế của Việt Nam trong thời gian qua… TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG Hiện thân của truyền thống “ngoại giao tâm công”
6 GIỚI TRẺ n Thứ Năm n Ngày 25/7/2024 LÊ THANH BÌNH – CHÁNH VĂN PHÒNG HỘI SINH VIÊN TPHCM: “Ngấm vào máu” và tự răn mình Cách đây gần 5 năm, tôi may mắn là một trong 392 đảng viên trẻ tiêu biểu toàn quốc trong đợt kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp mặt tại hội trường T.Ư Đảng. Tôi vẫn nhớ khi ấy Tổng Bí thư vừa trải qua một đợt ốm nặng, mới bình phục. Được gặp bác, chúng tôi ai nấy đều xúc động, trào dâng nhiều tình cảm khó tả. Trong rất nhiều nội dung Tổng Bí thư gửi gắm tại buổi gặp mặt, tôi khắc ghi và thấm thía nhất chia sẻ về việc học tập và làm theo lời Bác Hồ. Tổng Bí thư chỉ rõ: “Muốn nhớ lời Bác dặn, muốn theo chân Bác, không chỉ nhớ và học thuộc lòng mà phải ngấm vào máu, vào tim, vào óc của mình, trở thành những điều mình trăn trở, suy nghĩ, day dứt để học và làm theo Bác”. Tổng Bí thư cũng nhấn mạnh về “đức” và “tài”, trong đó, “đức phải là gốc, đức phải trước tiên”. Những phát biểu của người đứng đầu Đảng đã khắc sâu và có tác động mạnh mẽ đến các đảng viên trẻ hôm đó, và sẽ còn mãi trong suốt hành trình phấn đấu của mình. Từ tận đáy lòng mình, tôi rất biết ơn buổi gặp gỡ ý nghĩa đó. Tôi vẫn thường tìm đọc lại những chia sẻ “truyền cảm hứng” của Tổng Bí thư để “ngấm vào máu” và tự răn mình. Những khó khăn, thử thách trong cuộc sống, công việc chỉ là nhất thời, ai cũng sẽ gặp phải. Nhưng để vượt qua, biến thách thức thành cơ hội, biến khó khăn thành động lực để tiếp tục học tập, rèn luyện và cống hiến mới là bản lĩnh của tuổi trẻ. LÊ ANH TIẾN - GƯƠNG MẶT TRẺ VIỆT NAM TIÊU BIỂU 2019: Không ngừng rèn đức, luyện tài Thanh xuân của tôi thêm phần rực rỡ và đặc biệt hơn khi 3 lần được làm đại biểu tại 3 sự kiện lớn có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự với những phát biểu quan trọng, trở thành nguồn cảm hứng cho tôi nỗ lực vươn lên hoàn thiện mình mỗi ngày. Đó là Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ 10/2020 và Đại hội Đoàn toàn quốc XII (tháng 12/2022). Ngay từ những ngày đầu bước vào con đường khởi nghiệp, tôi đã được nghe những phát biểu của bác (tại lễ kỷ niệm 80 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh), căn dặn tuổi trẻ Việt Nam “rèn đức”, “luyện tài” để trở thành một lớp người mới, một nguồn nhân lực có tri thức, chất lượng cao, cống hiến xây dựng đất nước phát triển nhanh và bền vững. Lời dạy này của Tổng Bí thư nhắc nhở tôi không ngừng trau dồi đạo đức, nâng cao trình độ chuyên môn và luôn giữ gìn phẩm chất tốt đẹp của người thanh niên Việt Nam. Chính những điều này đã giúp tôi luôn giữ vững lòng nhiệt huyết, không ngừng học hỏi và luôn hướng tới những mục tiêu lớn lao hơn. Đặc biệt, tháng 12/2022, tôi may mắn là một trong những đại biểu tham dự Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII, được trực tiếp nghe lắng nghe, lĩnh hội những phát biểu sâu sắc, thấm thía của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về thông điệp “5 tiên phong” của thanh niên. Theo Tổng Bí thư, thanh niên phải tiên phong trong trau dồi đạo đức cách mạng, học tập và rèn luyện, lao động sản xuất sáng tạo, tình nguyện vì cộng đồng và bảo vệ Tổ quốc. Những lời dạy này đã thấm nhuần vào tâm trí tôi, là động lực để tôi không ngừng nỗ lực và phấn đấu. Nhớ lại giai đoạn đầu khởi nghiệp, có lúc khó khăn chồng chất, nhưng chính những lời dạy của Tổng Bí thư đã giúp tôi vững tin, luôn tiên phong trong mọi công việc, từ nghiên cứu công nghệ mới đến việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào các lĩnh vực thiết thực của cuộc sống. Ngày 19/7, khi nghe tin trái tim Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ngừng đập, tôi cũng như bao người Việt Nam khác buồn đau, tiếc thương vô hạn. Trong niềm tiếc thương đó, tôi thấy rõ trách nhiệm của mình và thế hệ trẻ phải tiếp nối những giá trị cao đẹp mà Tổng Bí thư đã để lại. Là một người trẻ, tôi nguyện sẽ không ngừng nỗ lực, phấn đấu “rèn đức”, “luyện tài”, “tiên phong” trong mọi lĩnh vực, giữ vững “tâm trong, trí sáng, hoài bão lớn” để xứng đáng với niềm tin yêu và sự kỳ vọng của Tổng Bí thư, của Đảng và của Nhân dân dành cho thế hệ trẻ. CHỊ NGUYỄN THỊ NGỌC XUÂN - ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHOÁ XV: Làm tốt hơn nữa vai trò đại biểu của nhân dân Từ khi làm công tác Đoàn đến khi trở thành đại biểu Quốc hội chuyên trách, tôi có vinh dự được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần, nhất là tại các kỳ Đại hội Đoàn, kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, các kỳ họp Quốc hội khoá XV. Đặc biệt, ngày 5/6/2023, nhân dịp kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá XV, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp mặt nữ đại biểu Quốc hội khoá XV. Tôi đã rất vinh dự khi lần đầu được đến thăm trụ sở T.Ư Đảng, được gặp bác thật gần và được phát biểu cảm xúc, suy nghĩ của bản thân với bác. Ấn tượng, cảm xúc của buổi gặp hôm ấy vẫn còn vẹn nguyên. Từ những lời căn dặn của bác, tôi luôn nỗ lực phát huy truyền thống anh hùng, vẻ vang của phụ nữ Việt Nam, hết lòng, hết sức vì lợi ích của quốc gia, dân tộc, vì cuộc sống hạnh phúc của nhân dân; làm tốt hơn nữa vai trò là người đại biểu của nhân dân; phát huy tinh thần trách nhiệm cao trong việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật. Bác căn dặn chúng tôi phải không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức và trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; phát huy được thế mạnh của phụ nữ, tạo sự thuyết phục cao trong ý kiến tham gia cũng như trong các hoạt động của Quốc hội. Đồng thời, cố gắng thực hiện việc phát huy bản lĩnh và trí tuệ, thực sự là “bông hồng thép”, tấm gương sáng về sự đoàn kết, phấn đấu, tiến bộ, phát triển và lan tỏa, truyền cảm hứng cho phụ nữ cả nước, nhất là thế hệ trẻ. Kết thúc cuộc gặp mặt, các nữ đại biểu Quốc hội được chụp hình chung với bác. Tôi đã rất xúc động được bác hỏi thăm và động viên cố gắng học tập, rèn luyện và công tác. ANH HÀ ĐỨC MINH – ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XV: Học bác về tấm gương sáng giản dị, vì nước, vì dân Là một đảng viên trẻ, đại biểu Quốc hội, tôi may mắn ba lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Lần đầu tiên vào tháng 11/2022, khi tôi tham gia kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XV và tôi đã rất ấn tượng trước sự gần gũi, cởi mở với những lời hỏi thăm ân cần của Tổng Bí thư. Đây là lần gặp có nhiều kỷ niệm ấn tượng nhất. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một nhà lãnh đạo lỗi lạc, có tầm tư duy chiến lược, luôn trăn trở, lo toan cho dân, cho nước và rất giản dị, gần gũi, giàu lòng nhân ái; là một nhân cách lớn, coi “danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất”... Tổng Bí thư là tấm gương tiêu biểu, mẫu mực về đạo đức cách mạng trong sáng để không chỉ tôi mà tất cả cán bộ, đảng viên và nhân dân đều học tập, noi theo. Một trong những điều tôi tâm đắc nhất ở Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là tác phong luôn luôn gần dân, thương dân, quan tâm sâu sắc đến các tầng lớp nhân dân, hết lòng vì nước vì dân; là một người dung dị, khiêm tốn, sâu sắc luôn nỗ lực thực hiện khát vọng đặc biệt: xây dựng một Đảng cầm quyền, xây dựng một dân tộc, một đất nước Việt Nam phát triển. Với vai trò là người đứng đầu cấp ủy của một huyện miền núi, biên giới, đặc biệt khó khăn của tỉnh Lào Cai, tôi sẽ không ngừng học tập, noi theo tấm gương sáng ngời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; sẽ hết lòng, hết sức xây dựng khối đại đoàn kết, xây dựng quê hương Si Ma Cai ngày càng phát triển, giúp người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, gắn bó lâu dài, làm phên dậu bảo vệ vững chắc biên cương của Tổ quốc. LƯU TRINH - XUÂN TÙNG (ghi) May mắn được gặp, được nghe những lời căn dặn, động viên, truyền cảm hứng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong những kỳ cuộc, nhiều đại biểu thanh niên đã khắc ghi và nguyện sẽ không ngừng nỗ lực, phấn đấu rèn đức, luyện tài, làm tốt nhiệm vụ của mình, cùng với tuổi trẻ cả nước tiên phong trong mọi lĩnh vực, giữ vững “tâm trong, trí sáng, hoài bão lớn”... Khắc ghi lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Nữ đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Ngọc Xuân (thứ 2 từ trái sang), vinh dự được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ẢNH: NVCC Đại biểu Quốc hội Hà Đức Minh được chụp ảnh cùng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ẢNH: NVCC “Thế hệ trẻ chúng tôi với niềm vinh dự, tự hào được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành trọn niềm tin yêu, kỳ vọng sẽ là những người sẽ tiếp nối ngọn cờ vinh quang của Đảng, vươn lên xứng đáng là đội xung kích của cách mạng, rường cột của quốc gia”. LÊ THANH BÌNH - Chánh văn phòng Hội Sinh viên TPHCM
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==