Tiền Phong số 201

kinh phí hoạt động, chỉ còn một đường dành cho LGBT và phụ nữ bị bạo lực. Nhưng khi bị bạo lực, nam giới vẫn tìm đến chỗ chúng tôi. Trong 3-4 năm duy trì đường dây cho nam giới, chúng tôi đã phối hợp với chính quyền giải quyết không ít trường hợp nam giới bị vợ hoặc con bạo hành. Có những cách phòng tránh QRTD nào có thể áp dụng trong đời sống hằng ngày, thưa bà? Ranh giới giữa tán tỉnh vui vẻ với quấy rối mỏng manh lắm. Nên đôi khi có chuyện cả hai bên đều tố cáo nhau. Khi đó, cần những bên điều tra độc lập rất nghiêm minh với những bằng chứng và căn cứ như tin nhắn, thư từ, ảnh… mới có thể đưa ra kết luận. Nếu được tập huấn, người ta sẽ biết mình cần giữ mức độ giao tiếp đến đâu, nói năng hành vi như thế nào để không dễ bị người khác quy kết cáo buộc QRTD. Ví dụ, khi ra nước ngoài sẽ thấy, người ta đi thang máy bao giờ cũng khoanh tay đằng trước, vì chắp tay sau lưng có thể chạm vào bộ phận sinh dục của người khác. Nam quân nhân mũ nồi xanh đi bảo vệ hòa bình quốc tế cũng phải được tập huấn rất cẩn thận về QRTD để không thành nạn nhân hay thủ phạm oan. Chẳng hạn, mỗi khi nhân viên tạp vụ là phụ nữ địa phương vào phòng sĩ quan để dọn dẹp thì sĩ quan bắt buộc phải mở cửa phòng, nếu trong phòng không có người thứ ba thì sĩ quan phải ra đứng ngoài cửa. Ở nhiều nước, người bị kết tội QRTD không chỉ phải nộp tiền phạt mà còn phải bồi thường danh dự, sức khỏe và tinh thần cho nạn nhân. Nên các doanh nghiệp vô cùng sợ cáo buộc QRTD, vì nó ảnh hưởng đến danh dự, tài chính và doanh thu của tổ chức. Hiện tại, các thương hiệu lớn nước ngoài có nhà máy ở Việt Nam đang đưa ra yêu cầu cấp thiết buộc các nhà máy phải học về QRTD, phải có ban phòng chống QRTD. Việc học chia làm nhiều khóa trong năm cho lãnh đạo từ cao đến trung và truyền lại cho công nhân. Nếu không đáp ứng tiêu chuẩn này của thương hiệu, nhà máy không nhận được hợp đồng sản xuất. Như vậy, họ đã đi trước ngành văn hóa trong lĩnh vực này? Giải trí cũng là một ngành công nghiệp rất lớn. Vậy, các doanh nghiệp tổ chức sự kiện, các hãng phim, các nhà xuất bản… đã đáp ứng được tiêu chuẩn đó chưa? Cần nhớ rằng, một khi anh vi phạm chưa cần luật pháp xử lý, đơn vị đã phải chịu tai tiếng khôn lường. Các đơn vị sản xuất chương trình giải trí phải học các nguyên tắc phòng chống QRTD. Vì công chúng không được lựa chọn nội dung tiếp nhận. Chỉ đến khi có sai sót trong sản xuất hoặc phát ngôn, họ mới bức xúc, tẩy chay... Anh bắt khán thính giả phải thụ hưởng nội dung thô tục vi phạm các tiêu chuẩn cộng đồng, thực chất là anh quấy rối đám đông. Cảm ơn bà! N.M.HÀ 9 n Thứ Sáu n Ngày 19/7/2024 VĂN HÓA - GIẢI TRÍ đám đông Nam được 5 ngày để sẽ khai không biết căn cứ, địa hình của ta, không biết ai cả. Tôi cũng khai ít tuổi, mới vào chiến trường là phù hợp. Chúng hỏi tuổi tôi ít, sao lại già thế này(?). Tôi lại khai, hơn 6 tháng hành quân gian nan vất vả, sức khỏe kém nên già đi. Rồi chúng lại hỏi: Ngoài miền Bắc bộ đội toàn học hết lớp 7, lớp 10 sao anh lại học thấp? Tôi lại khai, do ở gần đồng bào dân tộc nên ít học là phù hợp. Nhiều ngày sau, chúng đều hỏi các câu hỏi đó, tôi đều trả lời y hệt thế. Rồi chúng đưa tôi vào tạm giam tại trại giam tỉnh Hậu Nghĩa (tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long trước đây - PV)”, ông Thiềng kể. Trong thời gian đó, do bị thương nặng, ông được quân cảnh Việt Nam cộng hòa bố trí y tá chăm sóc, cho ăn cháo, uống thuốc nhưng chân tay vẫn bị cùm. Hàng ngày, chúng dẫn ông lên hỏi cung, dùng mọi thủ đoạn để tra tấn. Điều ông nhớ nhất đến giờ là lúc bị tra tấn, ông được 2 y tá đưa ra ngoài để trốn khỏi khu biệt giam. Nhưng chạy đến mép taluy trại giam thì bị báo động. Ông bị bắt lại, tiếp tục bị đưa vào tra tấn, thẩm vấn. Lần này, ông liên tục bị hỏi ai là người đưa ra, là trai hay gái? Vẫn như ban đầu, ông vẫn còn tỉnh táo để xác định chỉ khai những gì đã khai. Còn những người phụ nữ đã dẫn ông chạy trốn, ông đều nói không biết vì bị đánh đập nhiều quá không còn cảm giác. Ông bị đánh liên tục, đến lúc bất tỉnh lại bị đưa về chuồng cọp. Đến ngày thứ 7, biết không khai thác được gì, chúng đưa ông về Trại giam Hố Nai, Biên Hòa. Trên đường đi, ông Thiềng vẫn bị xích chân, tay. Về trại giam Hố Nai, quân cảnh đưa ông thẳng về phòng thẩm vấn. Chúng dụ dỗ rằng, nếu khai, ông sẽ được tha được đưa về quê hương, được chăm sóc y tế. “Nhưng ở trại Hố Nai, quân cảnh gian xảo hơn, chúng điều tra và chứng minh tôi nói dối. Vì huyện Minh Hóa không có xã Minh Trạch như tôi khai. Lúc đó, tôi chỉ biết giả vờ không hiểu biết và nói rằng: Nhà ở gần người dân tộc thiểu số, không biết xã gì hết, khi đi bộ đội được cán bộ địa phương đọc thì nhớ và khai; các ông tin hay không tùy”, ông Thiềng nhớ lại và cho biết, nhiều ngày sau, ông đều trả lời y như thế vì biết khai sai cũng sẽ chết. Sau 3 ngày, chúng nhốt ông vào chuồng cọp, dưới là nền đá, trên là bàn chông; nóng không cho mát, lạnh không cho ấm, khát không cho nước, đói không cho ăn. Qua những cuộc tra tấn, sức ông cùng kiệt, mắt ông mù hẳn. Sau đó, chúng đưa ông về lại nhà giam. Ở đó, ông được đồng đội chăm sóc, chữa trị mới thoát chết. TÌNH YÊU THỬ LỬA CHIẾN TRANH Ông Thiềng ăn Tết năm 1973 trong trại giam Hố Nai. Sau khi Hiệp định Paris được ký kết, hai bên trao trả tù binh, ông được đưa về quê. Trước đó, cô gái Hồ Thị Thắng (SN 1954) người cùng làng mà chàng lính đặc công Nguyễn Văn Thiềng đem lòng yêu mến trước khi vào chiến trường miền Nam đã tham gia dân công hỏa tuyến. Cô vào Nam phục vụ chiến trường, cùng với mong muốn vào tìm người yêu. Trên đường đi, cô dân công gặp được đồng đội của anh Thiềng và nghe tin anh đã hi sinh. Nhưng cô tin ở linh cảm, anh Thiềng còn sống nên hoàn thành nghĩa vụ, cô trở về quê hương và tiếp tục chờ đợi. Sau khi nước nhà thống nhất, cựu chiến binh Thiềng được trao trả, trở về địa phương và được biết người yêu của ông vẫn chưa lập gia đình. Gặp lại nhau, chiến sĩ Thiềng mới biết sau bao năm, người yêu của ông vẫn đợi chờ. Nghĩ mình là thương binh nặng, không muốn làm khổ người yêu nên cựu chiến binh Thiềng muốn từ bỏ mối tình này. Nhưng cuối cùng, tình yêu chân thành, quyết tâm của cô gái Hồ Thị Thắng đã gắn kết họ nên duyên vợ chồng. Đến nay, người chiến binh quả cảm năm xưa đã có một gia đình hạnh phúc với những người con trưởng thành, thành đạt. (Còn nữa) K.N - Đ.A Gia đình thương binh Nguyễn Văn Thiềng n KỊCH KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC. Vở opera Công nữ Anio được sản xuất nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản (19732023), kể về tình yêu có thật giữa công nữ Ngọc Hoa (con gái nuôi của chúa Nguyễn Phúc Nguyên) và thương nhân Araki Sotaro đến từ Nagasaki (Nhật Bản). Câu chuyện diễn ra khoảng 400 năm trước, vào đầu thời Edo của Nhật Bản. Sau khi công diễn tại Việt Nam và Nhật Bản năm 2023, vở opera được đón nhận nồng nhiệt. Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam cùng ban điều hành dự án opera Công nữ Anio quyết định thực hiện tua diễn kịch kể chuyện âm nhạc cùng tên. Tại Hà Nội, chương trình diễn ra lúc 19h tối 20/7 tại Nhà hát Tuổi trẻ, tiếp tục phục vụ khán giả Đà Nẵng vào 23/7. n 100 TỰA SÁCH THIẾU NHI NỔI BẬT. Triển lãm sách thiếu nhi Một gia đình tuyển chọn và giới thiệu 100 tựa sách thiếu nhi về chủ đề gia đình được xuất bản tại Việt Nam, mở ra những góc nhìn đa dạng, rộng lớn và sâu sắc về gia đình. Với 4 không gian trưng bày, sắp đặt tương tác mang tính giáo dục và thẩm mỹ cùng chuỗi hoạt động tương tác, chương trình biểu diễn… BTC kỳ vọng thúc đẩy và khích lệ sự phát triển bền vững của văn hóa đọc trong gia đình, nhà trường, cộng đồng. Triển lãm diễn ra đến hết ngày 28/7 tại Trung tâm Nghệ thuật đương đại (Thanh Xuân, Hà Nội). THU AN n NSND XUÂN BẮC LÀM GIÁM KHẢO GAMESHOW PHỤ NỮ KHỞI NGHIỆP. Mùa 2 chương trình Khi phụ nữ làm chủ trở lại với nhiều câu chuyện mới mẻ về những bóng hồng làm kinh tế, cũng như những thử thách khởi nghiệp. Khi phụ nữ làm chủ mùa 2 có 12 tập, đưa ra thêm nhiều thử thách về kỹ năng kinh doanh để thí sinh phát huy sự sáng tạo trong các tình huống bất ngờ. Một số kỹ năng sẽ được đặt ra như: bán hàng, sản xuất video, tạo dựng hình ảnh đại sứ thương hiệu, tuyển dụng và gọi vốn… Các thử thách buộc thí sinh phải vận dụng tối đa khả năng linh hoạt, sự sáng tạo và bản lĩnh để trong thời gian ngắn vẫn có thể ứng biến và có thành tích tốt nhất chinh phục giám khảo. Ngoài dàn giám khảo là các chuyên gia, chương trình còn có giám khảo khách mời gồm: NSND Xuân Bắc, diễn viên Lan Phương, diễn viên Đan Lê. Khi phụ nữ làm chủ lên sóng kênh VTV3 vào 20h30 thứ Năm hằng tuần, bắt đầu từ ngày 18/7. AN KHÁNH AI, XEM GÌ, Ở ĐÂU? Hai nhân vật chính trong vở Công nữ Anio là soprano Đào Tố Loan (phải) và nghệ sĩ Nhật Tenor Kobori Yusuke NSND Xuân Bắc và dàn giám khảo khách mời, MC nổi tiếng của Khi phụ nữ làm chủ Luật sư Trần Anh Dũng (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho rằng: Hành vi đăng tải các nội dung có yếu tố nhạy cảm về tình dục trên mạng xã hội, người đăng có thể vi phạm Điều 101, Khoản 1, Điểm b Nghị định 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ, Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử. Hành vi này có thể bị coi là lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin cổ xúy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc. Theo đó, chủ tài khoản mạng xã hội Q.N có thể bị phạt tiền từ 5-10 triệu đồng. “Chúng nghi ngờ tôi khai gian dối là do nhiều lính của chúng bị chết bằng thủ pháo (vũ khí của bộ đội đặc công), nhưng tôi lại khai là lính bộ binh. Lúc tôi bị bắt trên đầu vẫn còn mũ ngụy trang, quần xà lỏn, có một túi đựng thủ pháo. Chúng lại hỏi, bộ binh sao lại có túi đựng thủ pháo và vẫn ngụy trang. Tôi khai dù là lính nào chúng tôi đều ngụy trang để các ông khỏi phát hiện. Đến ngày thứ 5, tôi bị đánh bất tỉnh, rồi được đưa về phòng biệt giam”. Thương binh NGUYỄN VĂN THIỀNG

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==