Hầm qua sông Hàn kết nối từ khu vực đường Đống Đa - Trần Phú (quận Hải Châu) sang đường Vân Đồn - Trần Hưng Đạo (quận Sơn Trà), nằm trong Quy hoạch thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng phê duyệt. Từ năm 2016, Đà Nẵng đã đưa ra phương án làm hầm vượt sông Hàn. Hầm có 6 làn xe, chiều dài 1.315m, trong đó đoạn hầm chìm dài 900m, còn lại là hầm hở. Tuy nhiên, do có nhiều ý kiến tranh cãi về hiệu quả cũng như những lo ngại của việc làm hầm qua sông Hàn nên dự án vẫn chưa thể triển khai. UBND TP Đà Nẵng cho biết, hiện Sở GTVT phối hợp với các đơn vị tổ chức thẩm định và phê duyệt dự toán nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư; dự kiến hoàn thành trình cấp có thẩm quyền thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án trong tháng 12/2024. UBND TP. Đà Nẵng đề nghị HĐND TP thống nhất chủ trương bố trí vốn để thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư dự án công trình vượt sông Hàn trong kế hoạch vốn công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và kế hoạch vốn năm 2024 làm cơ sở triển khai thực hiện các bước tiếp theo. Riêng đối với công trình hầm qua sân bay Đà Nẵng được UBND TP Đà Nẵng đề xuất bố trí vốn năm 2024 để thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư, làm cơ sở triển khai thực hiện. Sau 3 tháng kể từ ngày được bố trí vốn chuẩn bị đầu tư, Sở GTVT sẽ lựa chọn Tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (dự kiến tháng 9/2024). Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án dự kiến hoàn thành trong quý I/2025 và báo cáo nghiên cứu khả thi sẽ hoàn thành trong quý III/2025. Đối với dự án di dời ga đường sắt ra khỏi trung tâm thành phố, UBND TP. Đà Nẵng cho biết, hiện nay nguồn lực đầu tư dành cho ngành đường sắt còn khó khăn, cùng với việc Chính phủ ưu tiên tập trung đầu tư mạng lưới tuyến đường bộ cao tốc, dẫn đến kéo dài thời gian di dời ga đường sắt Đà Nẵng đến vị trí mới theo quy hoạch. Trong khi chờ Trung ương triển khai theo quy hoạch, thành phố Đà Nẵng đã lựa chọn đơn vị tư vấn, nghiên cứu, lập hồ sơ phương án di dời ga đường sắt, báo cáo Thường trực Thành ủy Đà Nẵng. Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng đã thông qua phương án: toàn bộ ga hàng hóa, công trình phụ trợ và các cơ quan ngành đường sắt của ga Đà Nẵng sẽ dời ra ga Kim Liên, phần hành khách ga Đà Nẵng sẽ dời ra khu vực hồ Trung Nghĩa. NGUYỄN THÀNH Thông tin trên được đưa ra tại Hội thảo “PII - Định vị đổi mới sáng tạo trong phát triển kinh tế - xã hội TP. Cần Thơ và hướng tới thúc đẩy đổi mới sáng tạo vùng ĐBSCL”, do Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và UBND TP Cần Thơ tổ chức chiều 18/7. CẢI THIỆN NHƯNG VẪN THẤP Ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cho biết, những năm qua, thành phố đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu KHCN thông qua đầu tư, ứng dụng công nghệ, phát triển và bảo vệ tài sản trí tuệ, hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST; phát triển dịch vụ về KHCN và tăng cường các hoạt động liên kết, hợp tác trong lĩnh vực KHCN và ĐMST. Năm 2023, bảng xếp hạng chỉ số ĐMST cấp địa phương (PII), Cần Thơ xếp thứ 5 cả nước, xếp hạng đầu ra ĐMST đứng thứ 2 cả nước (sau Hà Nội). “Kết quả từ bộ chỉ số PII giúp thành phố có thêm cơ sở để đánh giá tổng quan, toàn cảnh mô hình phát triển kinh tế - xã hội dựa trên tiềm lực KHCN và ĐMST. Thành phố nhận rõ hơn điểm mạnh, điểm yếu và tiềm năng cần được khai thác, phát huy thời gian tới”, ông Hè nói. Ông Nguyễn Khánh Tùng, Viện trưởng Kinh tế - Xã hội Cần Thơ cho biết, Cần Thơ có vị trí địa lý, hệ thống giao thông thuận lợi, cửa ngõ giao thương của khu vực và động lực chính cho sự phát triển của cả vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, để tận dụng hết các tiềm năng sẵn có, việc phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại là vô cùng cần thiết. Tỷ lệ đô thị hóa của Cần Thơ đạt khoảng 70% , nhưng vẫn cần nhiều cải thiện để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và dân số ngày càng tăng. Trong 10 địa phương dẫn đầu PII năm 2023, điểm số trụ cột cơ sở hạ tầng của Cần Thơ xếp hạng 9. Trong 13 địa phương vùng ĐBSCL, điểm số trụ cột cơ sở hạ tầng của Cần Thơ xếp hạng 4, và thứ 18 so với cả nước. Ông Tùng dẫn chứng thêm về chỉ số PAPI (cung cấp dịch vụ công) giai đoạn 2019-2023 của Cần Thơ, nhìn chung giảm khá sâu, từ nhóm cao nhất xuống nhóm thấp nhất. Trong đó, chất lượng các dịch vụ công thiết yếu, đặc biệt giáo dục và y tế không được người dân đánh giá cao; còn giáo dục tiểu học công lập có mức giảm sâu nhất… Do đó, có rất nhiều chỉ số Cần Thơ cần cải thiện thời gian tới. ƯU TIÊN PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC ThS. Nguyễn Phương Thảo (ĐH Kinh tế TPHCM) dẫn báo cáo PII năm 2023 cho thấy, xét cả nước, vùng ĐBSCL có trụ cột 2 (vốn con người, nghiên cứu và phát triển) thấp nhất; trụ cột 5 (trình độ phát triển của doanh nghiệp) cũng áp chót. Điều này cho thấy nguồn nhân lực KHCN và ĐMST của vùng còn hạn chế. Tương tự, hai chỉ số này của Cần Thơ cũng rất thấp so với toàn quốc. “Thời gian tới, vùng ĐBSCL nói chung và Cần Thơ nói riêng cần có những giải pháp cụ thể để phát triển nguồn nhân lực KHCN và ĐMST. Trong đó, cần nhận thức đúng về tầm quan trọng của phát triển nguồn nhân lực KHCN và ĐMST đối với sự phát triển. Đây là nền tảng quan trọng giúp khu vực nâng cao năng lực cạnh tranh, ứng phó với các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu và hội nhập kinh tế quốc tế”, bà Thảo góp ý. Bà Thảo nhìn nhận, việc thu hút và phát triển nhân lực KHCN và ĐMST của Cần Thơ và vùng ĐBSCL gặp nhiều khó khăn. Ngoài lý do từ phát triển kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng, còn một số cấp ủy và chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm đúng mức, chưa tìm kiếm các giải pháp hiệu quả để thu hút, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Bên cạnh đó, thiếu hụt nhân lực chất lượng cao còn do chất lượng công tác dự báo nhu cầu của ĐBSCL nói chung và Cần Thơ nói riêng còn hạn chế. Ngoài ra, chi ngân sách cho lĩnh vực KHCN và ĐMST của các địa phương trong vùng ĐBSCL còn rất thấp, như chỉ số PII về chi tiêu cho KHCN của Cần Thơ chỉ đạt 14,4 điểm, thấp hơn nhiều mức điểm trung bình của cả nước… Những bất cập trên, theo bà Thảo, là điểm mấu chốt trong các giải pháp đặt ra để vùng ĐBSCL và Cần Thơ phát triển KHCN và ĐMST. CẢNH KỲ Các chuyên gia cho rằng, vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung và Cần Thơ nói riêng cần có những giải pháp cụ thể để phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo (ĐMST). Trong đó, cần nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực này. THỜI SỰ 3 n Thứ Sáu n Ngày 19/7/2024 UBND TP Đà Nẵng kiến nghị HĐND TP cho phép tách dự án Di dời ga đường sắt Đà Nẵng thành 2 dự án: dự án di dời ga hàng hóa, công trình phụ trợ, các cơ quan ngành đường sắt, ga hành khách và dự án Đầu tư xây dựng ga mới theo quy hoạch. Trong đó, dự án đầu tư xây dựng ga mới theo quy hoạch sẽ được thực hiện sau và do Bộ GTVT chủ trì thực hiện. Cần giải pháp cụ thể phát triển nguồn nhân lực ĐBSCL Đại biểu tham quan khu trưng bày sản phẩm tại hội thảo Đà Nẵng sẽ làm hầm chui qua sân bay và sông Hàn Bảng xếp hạng chỉ số ĐMST cấp địa phương (PII) năm 2023 cho thấy, Cần Thơ xếp thứ 5 cả nước, còn xếp hạng đầu ra ĐMST đứng thứ 2 cả nước (sau Hà Nội). Trong đó, Cần Thơ có 5 điểm mạnh, gồm: Các chỉ số về nguồn nhân lực nghiên cứu và phát triển (98,7 điểm); đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích (100 điểm); đơn đăng ký giống cây trồng (100 điểm); chỉ số sản xuất công nghiệp (93,5 điểm); số sản phẩm OCOP 4 sao trở lên (77 điểm). UBND TP Đà Nẵng vừa có báo cáo về tình hình triển khai thực hiện các dự án lớn trên địa bàn. Vị trí Đà Nẵng dự kiến làm hầm chui qua sông Hàn ẢNH: NGUYỄN THÀNH
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==