8 VĂN HÓA - GIẢI TRÍ n Thứ Ba n Ngày 16/7/2024 NHIỀU TRANH CÃI, BẤT CẬP Kết quả sáng tạo âm nhạc của AI được công bố trong những năm gần đây tạo hiệu ứng mạnh. Năm 2019, ông lớn ngành công nghệ Huawei công bố hoàn thiện bản giao hưởng số 8 dang dở của nhà soạn nhạc Đức Franz Schubert, với sự hỗ trợ của AI. Đầu tháng 10/2024, AI tiếp tục góp sức hoàn thiện bản giao hưởng số 10 mà nhà soạn nhạc lừng danh Beethoven đã bỏ dở từ hai trăm năm trước. Ở Việt Nam, năm 2021, kỹ sư công nghệ thông tin Nguyễn Hoàng Bảo Đại nổi lên với biệt danh “nhạc sĩ biết code (mã hóa)”. Anh là người Việt Nam thứ ba được Google công nhận là chuyên gia phát triển ngành khoa học máy tính với mô hình sáng tác âm nhạc bằng trí tuệ nhân tạo. Mô hình này có thể viết 10 giai điệu bài hát chỉ trong một giây. Người sáng tác chỉ cần đưa ra vài nốt nhạc, hệ thống sẽ xử lý dữ liệu, chuyển giai điệu đầu vào thành véc-tơ nhiều số, đầu ra sẽ là những giai điệu dài hơn. Từ đó, nhạc sĩ rút ngắn công đoạn làm giai điệu, dành nhiều thời gian hơn để trau chuốt cho những khâu còn lại như hòa âm, phối khí, viết lời. Đan Trường là ca sĩ Việt tiên phong làm video âm nhạc (MV) bằng trí tuệ nhân tạo. Quá trình thực hiện MV kéo dài hơn hai tháng, ê-kíp sử dụng các công cụ AI tiên tiến tạo ra hơn 600 hình ảnh, sử dụng từ 4 đến 16 tấm hình để tạo ra một đoạn video 4 giây. Thách thức lớn nhất là tạo hình nhân vật giống ca sĩ và xử lý chuyển động tự nhiên. Tuy nhiên, các cảnh quay và nhân vật bị chê không thật, thiếu cảm xúc. “Khó nhất là dùng AI tạo chuyển động. Các công cụ AI hiện tại chỉ hỗ trợ làm các đoạn video dài 4 giây trong mỗi lần tạo, điều này khiến việc kiểm soát chuyển động trở nên rất khó khăn. Tạo hình tĩnh rất đẹp nhưng khi chuyển động lại không đạt yêu cầu. Dĩ nhiên hình ảnh AI không sống động, không đẹp như bên ngoài, nhưng MV AI này dựa vào công nghệ mới nhất. Đan Trường là người tiên phong áp dụng AI cho MV dân ca”, quản lý nam ca sĩ nói. Bên cạnh sự bất cập về tạo hình, truyền đạt cảm xúc - yếu tố không thể thiếu của sản phẩm âm nhạc- việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sáng tác cũng gây tranh cãi về bản quyền, vấn đề đạo nhái và phái sinh. AI CHỈ NÊN LÀ TRỢ THỦ? Sản phẩm âm nhạc có thuyết phục được công chúng bằng giá trị nghệ thuật và cảm xúc kết nối hay không phụ thuộc vào cách nhà sản xuất, nghệ sĩ “phối hợp” với AI. Nhạc sĩ Nguyễn Tiến Mạnh (Phó Chủ tịch Hội âm nhạc Hà Nội) cho rằng, chỉ nên dừng lại ở việc sử dụng AI hỗ trợ các nội dung mang tính cơ học, như tạo màu sắc, góc quay, hiệu ứng âm thanh, ánh sáng … Không nên để AI can thiệp vào hình ảnh thật của nghệ sĩ. “AI được đào tạo, lập trình dựa trên các thuật toán, vì vậy có thể tạo ra bản nhạc không lời hoặc ca khúc rất rõ ràng về hình thức, cấu trúc, cân đối hòa thanh. Điều này phụ thuộc nhiều vào các thông tin do người điều hành AI cho dữ liệu. Đây cũng là thách thức cho người sáng tạo nghệ thuật. Nếu lạm dụng AI, các sản phẩm nghệ thuật đơn thuần ra đời từ công nghệ khó kết nối công chúng và chỉ gây tò Nguy cơ đạo nhái, vi phạm bản quyền Nhạc sĩ Tiến Mạnh cho rằng, AI nên dừng ở vai trò của công cụ, không thay thế được trí tuệ và cảm xúc của con người. “Hiện nay, các điều luật về bản quyền chưa bắt kịp với sự phát triển của AI. Các tổ chức và nhà làm luật cần sớm đưa ra các quy định mới để bảo đảm quyền lợi cho các nghệ sĩ và nhà sản xuất âm nhạc, đồng thời thúc đẩy sự sáng tạo và phát triển của AI trong lĩnh vực này”. Nhạc sĩ NÔNG XUÂN HIỂU “TỰ RẠCH TAY ĐỂ BIẾT MÌNH CÒN SỐNG” Hạnh và Liên sinh ra trong gia cảnh khó khăn, tỉnh Lào Cai. Năm 2020, khi hai cô bé đang học lớp 7, gặp một người phụ nữ trạc 30 tuổi ăn mặc sang trọng đến bản, trường tặng quà nhiều lần. Qua ít lần tỉ tê, ngỏ ý đưa Hạnh và Liên đến thành phố Lào Cai để chơi, nghĩ đây là cơ hội hiếm có, cả hai không suy nghĩ mà nhanh chóng gật đầu đồng ý. Rời bản, chuyến xe chở hai cô bé đến thành phố Lào Cai, song chưa kịp vui thì người phụ nữ thông báo sẽ chuyển hướng để đến Hà Giang rồi di chuyển sang bên kia biên giới. Đến Trung Quốc, mọi thứ xung quanh lạ lẫm, không còn được nghe mấy lời nói ngon ngọt như những ngày trước, mà Hạnh và Liên bắt đầu bị tra tấn, yêu cầu làm việc theo sự sắp xếp của chúng. Lúc này cả hai mới biết mình đã bị lừa bán qua nước ngoài. Kể từ đây, nụ cười, tuổi thơ hai đứa trẻ bị đánh cắp. Hạnh cho hay, khi đến Trung Quốc, cả hai bị giam tại một căn phòng nhỏ có người canh gác, được cung cấp nước uống, thức ăn, song không được ra ngoài. 6 ngày sau, cả hai tiếp tục bị đưa lên xe để qua Myanmar. Từ đây, chuỗi ngày tăm tối trong cuộc đời của cô gái bắt đầu với những đau đớn, tủi nhục. Mới 13 tuổi, nhưng cả hai bị tra tấn, bắt ép tiếp khách trong các nhà hàng. Làm việc không được trả lương, không được liên lạc với gia đình. Cứ thế, hai cô gái buộc làm việc như nô lệ, chịu theo sự điều khiển của kẻ buôn người. Nhiều năm làm việc ở những khu giải trí, Hạnh và Liên chưa được một giấc ngủ trọn vẹn. Cả hai bị ép làm việc cả ngày lẫn đêm, mỗi lần phản kháng sẽ bị nhóm buôn người ngược đãi bằng những trận đòn roi như chết đi sống lại. Suốt thời gian dài bị giam cầm trong “động quỷ” đã khiến những cô gái ngây thơ, trong sáng trở nên bất cần, lỳ lợm. Được giải cứu sau 4 năm bị bán ra nước ngoài, cánh tay Liên có hàng chục vết sẹo vẫn chưa kịp lành. “Mỗi lần bị tra tấn đến kiệt sức, em lại lấy dao lam rạch lên tay. Nếu còn đau là biết mình còn sống, là biết sẽ còn đường về”, Liên rưng rưng nước mắt nói. Nhìn vào cánh tay trái với chi chít vết cắt, nhiều người không cầm được lòng. Không hỏi thêm nhưng ai cũng hiểu những tháng ngày mà Liên phải trải qua bên xứ người đáng sợ thế nào. Liên cho biết, trong 4 năm, bản thân bị bán qua 3 nước. Từ Trung Quốc đến Myanmar, sau đó đến tháng 12/2023 bị bán qua Đặc khu kinh tế Bokeo (Lào). Cũng như trước, tại đây cả hai bị ép làm việc, tiếp khách và bị bạo hành trong những căn phòng kín. Đến tháng 5/2024, hai cô gái được lực lượng Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh phối hợp với Tổ chức Rồng 13 tuổi, bị lừa bán qua 3 nước, tuổi thơ của Hạnh và Liên là những ngày đẫm trong nước mắt. Gần 5 năm ở xứ người, hai cô gái mất đi nụ cười, cuộc đời bị đánh cắp bằng những trận đòn roi, hành hạ về thể xác. Những cô gái bị bán qua nhiều nước, được lực lượng Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh phối hợp giải cứu NHỨC NHỐI NẠN BUÔN NGƯỜI: Kỳ 1: Ký ức của thiếu nữ trở về từ “động quỷ” nHOÀI NAM PHÓNG SỰ Trí tuệ nhân tạo (AI) dần khẳng định vai trò trợ thủ đắc lực của con người trong nhiều lĩnh vực, kể cả lĩnh vực đòi hỏi sáng tạo, rung cảm như nghệ thuật. AI thay thế nghệ sĩ, nhà sáng tạo nghệ thuật đến đâu, ở mức độ nào luôn là điều đáng bàn. TRÍ TUỆ NHÂN TẠO LÀM NGHỆ THUẬT: AI góp sức hoàn thiện bản giao hưởng mà nhà soạn nhạc Beethoven bỏ dở từ cả trăm năm trước Hình ảnh Đan Trường trong MV mới được tạo bằng AI
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==