THỜI SỰ 5 n Thứ Ba n Ngày 16/7/2024 quan trắc thám sát mới đã được ứng dụng trong công tác cảnh báo thời tiết nguy hiểm tức thời, từ hệ thống định vị sét toàn cầu từ vệ tinh và hệ thống định vị dông sét mặt đất hiện đại của Phần Lan. Từ cuối năm 2018 đã nâng cấp tính toán với hệ thống siêu máy tính CrayXC40. Tuy nhiên, theo ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, việc dự báo một số loại hình thiên tai vẫn gặp rất nhiều khó khăn, không chỉ ở Việt Nam mà cả thế giới, như dự báo mưa lớn cục bộ trong phạm vi hẹp, thời gian ngắn. Ngoài ra, chưa thể dự báo chính xác thời gian cụ thể ở một địa điểm cụ thể có thể xảy ra sạt lở đất, lũ quét - hai loại hình thiên tai nguy hiểm nhất hiện nay do tính bất ngờ. Vì vậy, để giảm thiểu thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất và mưa lớn, ông Khiêm cho biết, thời gian qua, Tổng cục Khí tượng Thủy văn Quốc gia đã đưa vào vận hành hệ thống cảnh báo mưa dông trực tuyến ở địa chỉ hymetnet.gov.vn và hệ thống cảnh báo trực tuyến lũ quét sạt lở đất ở địa chỉ http://luquetsatlo.nchmf.gov.vn. Hai hệ thống này góp phần cung cấp thông tin về mưa lớn, dông sét, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất theo thời gian thực tại các địa phương trên cả nước. Đây là hai công cụ rất quan trọng để người dân có thể theo dõi, giám sát và phòng chống thiên tai, nhất là trong mùa mưa bão. NGUYỄN HOÀI phòng phòng chống thiên tai, Cục cứu hộ cứu nạn, Bộ Quốc phòng cho biết, trong 2 năm gần đây mưa lũ ở một số tỉnh Tây Bắc, đặc biệt là Lào Cai gây thiệt hại rất lớn, trong đó chủ yếu do lũ quét, sạt lở đất. Vụ sạt lở huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang làm 11 người chết, 4 người bị thương xuất phát từ nguyên nhân này. Theo ông Hào, nhiều tuyến đường mới đang xây dựng và chưa đánh giá hết các tác động khi có mưa lũ. Các địa phương cần khẩn trương triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để di dời, sơ tán người dân khi có tình huống xảy ra... Ông Phạm Đức Luận, Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai cho biết yêu cầu các địa phương cũng cần kiểm tra hệ thống thoát nước, sẵn sàng tiêu úng, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, khu vực trũng thấp, khu đô thị và khu công nghiệp, bởi hiện nay chỉ cần mưa lớn trên 100mm, nguy cơ ngập lụt ở các khu đô thị rất cao. Ông Luận cũng kiến nghị Bộ Giao thông vận tải rà soát các tuyến đường xảy ra sự cố, sạt lở; cần phân luồng phân tuyến, hạn chế, cấm không cho người dân đi vào các tuyến đường này. DƯƠNG HƯNG Những năm gần đây, các tổ 35, 36, 37 phường Hòa Khánh Nam (quận Liên Chiểu) được xem là điểm nóng ngập lụt tại thành phố Đà Nẵng. Như trong những trận mưa lịch sử đêm 14/10/2022, có 4 người tử vong do mưa ngập, trong đó có quận Liên Chiểu. Chính vì vậy khi nghe thông tin về đợt áp thấp nhiệt đới sắp đổ bộ, người dân sinh sống tại khu vực phường Hòa Khánh Nam đã sẵn sàng phương án di dời trong trường hợp khẩn cấp. Các hộ dân tại đây rất lo lắng khi khu dân cư cứ mưa lớn là ngập. Bà Phạm Thị Hồng Tuyến, người dân tại tổ 35 phường Hòa Khánh Nam cho biết, gia đình bà đã nhận được áo phao từ tổ trưởng để phòng tránh trong mùa mưa bão. “Đây là khu vực ngập lụt vì vậy mỗi nhà đều được phân phát áo phao hoặc phao tròn từ vài tháng trước. Trong hai mùa mưa trước khu vực này là điểm nóng ngập lụt do mưa nên cứ nghe thông tin mưa gió là ai cũng chuẩn bị sẵn tinh thần để di dời”, bà Tuyến nói. Cạnh đó, tại tổ 37 phường Hòa Khánh Nam, bà Phạm Thị Châu chia sẻ, bản thân bà đã lớn tuổi, không còn nhanh nhẹn nên khi có mưa bão bà sẽ được di dời đến chỗ cao trước. Giống như mưa lớn hồi tháng 10 năm ngoái, bà được các con đưa về nhà riêng trên đường Yên Khê (TP. Đà Nẵng) để trú ẩn. Bây giờ nếu nghe mưa lớn, có bão là bà di dời ngay để đảm bảo an toàn cho mình cũng như bớt phần lo cho các con. Đầu tháng 7 vừa qua, UBND quận Liên Chiểu đã xây dựng 5 phương án ứng phó với thiên tai. Trong đó, tập trung phương án ứng phó bão và ngập úng, lũ. Đến nay, quận đã chuẩn bị 75 địa điểm sơ tán tập trung người dân khi xảy ra bão. Phương án sơ tán lớn nhất là ứng phó bão cấp 12 - 13 là sơ tán 21.000 dân, chiếm 10% dân số của quận. DUY QUỐC Phát áo phao cho người dân Đà Nẵng Các hộ dân quận Liên Chiểu được phát áo phao cứu hộ đề phòng mưa lụt sắp tới ẢNH: DUY QUỐC Vùng núi Quảng Nam sẵn sàng ứng phó Chiều 15/7, trao đổi với Tiền Phong, ông Trần Văn Mẫn - Phó chủ tịch huyện Nam Trà My (Quảng Nam) cho hay, hiện trên địa bàn đang có mưa nhỏ rải rác. Tuy nhiên để chủ động phòng ngừa ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới có thể gây mưa lớn nhiều ngày trên địa bàn, huyện đã yêu cầu các địa phương, đơn vị sẵn sàng các phương án triển khai ứng phó. “Rút kinh nghiệm từ các năm, địa phương đã lên phương án ứng phó ngay từ đầu, không để bị động trở tay không kịp. Hiện các vùng nguy cơ sạt lở đã được khảo sát và triển khai sắp xếp dân cư. Còn hiện tại, với các điểm dự báo có nguy cơ sạt lở thì địa phương đã lên phương án, kịch bản bố trí nơi trú ẩn, sơ tán dân khi có tình huống thiên tai xảy ra. Tùy tình hình thực tế mức độ rủi ro áp vào trong kịch bản, trong đó bố trí lực lượng trực đảm bảo 24/24, sẵn sàng ứng cứu”, ông Mẫn nói. Tại huyện Nam Trà My hiện còn 15 điểm có nguy cơ sạt lở, rải rác ở các xã, trong đó tại xã Trà Leng có 1 điểm với 12 hộ dân đang sinh sống. Chính quyền đã sẵn sàng di dời các hộ dân này nếu có mưa lớn, nguy cơ xảy ra sạt lở. “Khu vực trung tâm hành chính huyện có hiện tượng sạt lở từ năm 2020, hiện các hộ dân cũng đã di dời, còn các trụ sở cơ quan hành chính vẫn làm việc. Huyện đã đề xuất phương án xây kè để đảm bảo an toàn, kinh phí 70 tỷ đồng, hiện Ban thường vụ Tỉnh ủy đã đồng ý chủ trương, tuy nhiên vẫn phải chờ bố trí nguồn”, ông Mẫn thông tin. Trong khi đó, ông Lê Quang Trung - Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn cho hay, huyện ban hành phương án chung ứng phó với các tình huống thiên tai theo cấp độ rủi ro khác nhau, căn cứ phương án đã được phê duyệt thì các cơ quan đơn vị triển khai thực hiện. “Phương án với 5 cấp độ rủi ro thiên tai sẽ được áp dụng xét theo tình hình thực tiễn. Tinh thần chủ động ứng phó, cảnh giác cao nhất và cũng phát huy tinh thần 4 tại chỗ”, ông Trung cho hay. HOÀI VĂN Vùng núi Quảng Nam từng xảy ra những vụ sạt lở nghiêm trọng EVN ra công điện khẩn Ngày 15/7, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn EVN có Công điện số 3916 yêu cầu các Công ty Thủy điện: Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang, Huội Quảng - Bản Chát, Ialy, Sê San, Trị An phải chủ động lên phương án ứng phó với áp thấp nhiệt đới và mưa lớn. Các nhà máy nhiệt điện: Thái Bình, Vĩnh Tân 4, Thủ Đức và các Ban Quản lý dự án điện, các Tổng công ty Phát điện 1, 2, 3, Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia và các Tổng công ty Điện lực: Miền Bắc, miền Trung, miền Nam, TP Hà Nội, TPHCM, Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia và các đơn vị khác cũng được yêu cầu khẩn trương lên phương án ứng phó với mưa lớn kéo dài. Công điện yêu cầu các đơn vị phải chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực, trang thiết bị, phương tiện, vật tư để khắc phục kịp thời sự cố, thiệt hại do thiên tai gây ra trong thời gian nhanh nhất. THỤC QUYÊN Quảng Bình kêu gọi tàu thuyền vào bờ Đến chiều 15/7, tỉnh Quảng Bình còn có 314 phương tiện tàu thuyền, cùng với 1.606 lao động đang hoạt động trên biển. Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình đang khẩn trương kêu gọi số tàu thuyền nói trên vào tránh áp thấp nhiệt đới. Đồng thời chỉ đạo các đồn biên phòng tuyến biển cập nhật diễn biến tình hình thời tiết, phối hợp với địa phương và gia đình giữ thông tin liên lạc, thông báo cho các chủ tàu, thuyền nắm diễn biến của áp thấp nhiệt đới, tìm nơi tránh trú an toàn. HOÀNG NAM LÂM ĐỒNG: Mưa lớn gây sạt lở đất làm 1 người tử vong Khoảng 4h sáng 15/7, người đi đường phát hiện vụ sạt lở đất khiến một phần căn nhà ở thôn Trung Tâm (xã Đạ K’Nàng (huyện Đam Rông, Lâm Đồng) bị vùi lấp. Vụ sạt lở xảy ra bất ngờ và lượng đất đá đổ xuống nhà quá lớn nên bà N.T.T (40 tuổi, giáo viên tiểu học) bị vùi lấp dưới đống đất đá, tử vong tại chỗ. Chồng bà T. là ông Đ.Q.L và hai con trai 10 và 13 tuổi may mắn thoát nạn, được lực lượng cứu hộ đưa đến nơi an toàn. Theo cán bộ địa phương, ngôi nhà này đã được xây dựng dưới chân đồi và sử dụng ổn định hơn 10 năm nay. QUẾ NHƯ SẠT LỞ ĐẤT Chưa thể dự báo chính xác thời gian cụ thể ở một địa điểm cụ thể có thể xảy ra sạt lở đất, lũ quét - hai loại hình thiên tai nguy hiểm nhất hiện nay do tính bất ngờ.
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==