Phiên tòa xét xử trực tiếp tại trụ sở TAND TPHCM và kết hợp truyền dẫn hình ảnh, âm thanh tại điểm cầu trại giam T30 - Công an TPHCM (huyện Củ Chi, TPHCM). Hội đồng xét xử (HĐXX) gồm thẩm phán Huỳnh Văn Trực (chủ tọa), thẩm phán Nguyễn Minh Châu và thẩm phán Bùi Đức Nam (dự khuyết). HĐXX xác định Trung tâm Đăng kiểm 7301S, bị cáo Đặng Việt Hà và bị cáo Huỳnh Văn Tiến là bị hại của vụ án. HĐXX cũng đã triệu tập 56 người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan. Hơn 200 luật sư bào chữa cho các bị cáo. 254 bị cáo bị xét xử với 11 tội danh: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Môi giới hối lộ”, “Giả mạo trong công tác”, “Sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật”, “Xâm phạm trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác”, “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”, “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Tham ô tài sản” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. HAI CỰU CỤC TRƯỞNG NHẬN HỐI LỘ Theo cáo trạng, đây là vụ án tham nhũng, chức vụ, kinh tế có quy mô đặc biệt lớn và gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng trong lĩnh vực quản lý Nhà nước, đối với hoạt động đăng kiểm phương tiện xe cơ giới và phương tiện thủy nội địa, xảy ra trong thời gian dài mang tính hệ thống. Các lãnh đạo Cục Đăng kiểm, lãnh đạo các phòng, đến lãnh đạo các Trung tâm, Chi cục đăng kiểm đã đưa ra chủ trương, cùng nhau thống nhất để chỉ đạo các đăng kiểm viên cấp dưới, các nhân viên làm việc ở các Trung tâm, Chi cục nhận tiền từ các chủ phương tiện cần phải đăng kiểm, cần phải thẩm định hồ sơ thiết kế, cần được cấp thông báo năng lực xưởng… để bỏ qua lỗi, bỏ qua các điều kiện về chất lượng, an toàn kỹ thuật, an toàn lao động, bảo vệ môi trường… Trong vụ án này, ông Trần Kỳ Hình (cựu Cục trưởng Cục ĐKVN) nhận hối lộ số tiền 7,1 tỷ đồng. Cựu Cục trưởng Đặng Việt Hà nhận hối lộ số tiền 40 tỷ đồng, ông Hà được hưởng lợi 8,5 tỷ đồng và 113.000 USD. Ngoài ra, trong 280 trung tâm đăng kiểm trên cả nước sử dụng 340 dây chuyền kiểm định do 4 công ty cung cấp. Các công ty này phải chung chi để được cung cấp trang thiết bị nâng cấp dây chuyền kiểm định cho giám đốc, hoặc một số đối tượng tại 40 trung tâm đăng kiểm thuộc 26 tỉnh, thành phố. TÂN CHÂU Viện KSND Tối cao vừa hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) cùng 33 đồng phạm về 3 nhóm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền”, “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”. Trong đó, bà Lan được xem là giữ vai trò cao nhất, bị truy tố cả 3 tội. Đây là giai đoạn hai của vụ án, tại giai đoạn 1, cách đây khoảng 2 tháng, bà Lan bị TAND TPHCM (cấp sơ thẩm) tuyên tử hình; 85 đồng phạm lĩnh các mức từ mức hưởng án treo đến tù chung thân. Cáo trạng ban hành lần này xác định, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát được Trương Mỹ Lan thành lập, nắm giữ 60% cổ phần và làm Chủ tịch Hội đồng quản trị từ năm 1992 đến nay. Ngoài ra, Trương Mỹ Lan thông qua người thân, pháp nhân và cá nhân khác đứng tên hộ để nắm giữ phần lớn cổ phần tại Ngân hàng SCB, Công ty Chứng khoán TVSI qua đó thao túng, chỉ đạo, điều hành, chi phối mọi hoạt động của các pháp nhân này. Cụ thể, đối với hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, cơ quan truy tố kết luận Trương Mỹ Lan, đã ra chủ trương sử dụng các công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát để phát hành trái phiếu. Bị can họp bàn với các đồng phạm là nhân sự chủ chốt, gồm: Đinh Văn Thành, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát; Võ Tấn Hoàng Văn, Tổng Giám đốc; Nguyễn Phương Hồng, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB; Nguyễn Tiến Thành, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán TVSI và Hồ Bửu Phương, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, sử dụng 4 Công ty: An Đông, Sunny World, Quang Thuận và Setra phát hành 25 mã trái phiếu “khống”, với tổng khối lượng hơn 308 triệu trái phiếu để huy động vốn của 35.824 nhà đầu tư thứ cấp, thu về tổng số tiền hơn 30 nghìn tỷ đồng. Số tiền này, sau khi thu về, bà Lan sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, không đúng mục đích phát hành dẫn đến mất khả năng thanh toán. Đối với hành vi “Rửa tiền”, cơ quan tố tụng cho rằng, sau khi thực hiện hành vi tham ô tài sản của Ngân hàng SCB và lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua chỉ đạo các nhân sự phát hành trái phiếu doanh nghiệp, Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo các bị can Nguyễn Phương Hồng, Trương Khánh Hoàng, Trần Thị Mỹ Dung, phối hợp với Nguyễn Ngọc Dương, Nguyễn Phương Anh chuyển tiền ra khỏi hệ thống Ngân hàng SCB hoặc cho cá nhân, pháp nhân rút tiền mặt ra khỏi tài khoản. Việc này nhằm “cắt đứt” dòng tiền che giấu, hợp thức nguồn gốc bất hợp pháp hơn 445 nghìn tỷ đồng do Trương Mỹ Lan phạm tội mà có. Còn với hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”, trong thời gian từ 2012 - 2022, bà Trương Mỹ Lan chỉ đạo bị can Trịnh Quang Công phối hợp với bị can Nguyễn Phương Anh và người tên Chiu Bing Keung Kenneth lập các hợp đồng “khống” giữa các công ty tại Việt Nam và công ty, tổ chức ở nước ngoài (đều là doanh nghiệp ma thuộc quyền quản lý, điều hành của các nhóm cá nhân tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát). Thông qua các hợp đồng “khống” này, Trương Mỹ Lan lấy tiền vay được chuyển từ nước ngoài về Việt Nam và tiền trả nợ được chuyển từ Việt Nam ra nước ngoài thông qua hệ thống Ngân hàng SCB. Viện kiểm sát quy kết, bị can Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới hơn 4,5 tỷ USD (tương đương 106 nghìn tỷ đồng). MỘT LUẬT SƯ NƯỚC NGOÀI GIÚP SỨC TRƯƠNG MỸ LAN Theo Viện kiểm sát, trong vụ án, người tên Chiu Bing Keung Kenneth (có quốc tịch Anh và Bắc Ireland), được xác định là luật sư, đại diện cho Trương Mỹ Lan quản lý các công ty, tổ chức nước ngoài thuộc nhóm Vạn Thịnh Phát. Chiu Bing Keung Kenneth có hành vi tạo lập loạt hợp đồng khống giữa các công ty trong nước với công ty nước ngoài để làm hồ sơ chuyển tiền đi và ngược lại. Viện kiểm sát cho hay, từ 2014- 2022, tổng số tiền các công ty do Chiu Bing Keung Kenneth lãnh đạo đã chuyển đi hơn 556 triệu USD (tương đương 13.000 tỷ đồng) và nhận về hơn 940 triệu USD (hơn 21.000 tỷ đồng). Như vậy, vị luật sư đã giúp Trương Mỹ Lan chuyển hơn 34.000 tỷ đồng trái phép qua biên giới. Ngoài Chiu Bing Keung Kenneth, một người nước ngoài khác cũng bị cáo buộc giúp bà Lan chuyển tiền trái phép là Chen Yi Chung (quốc tịch Hong Kong). Cơ quan tố tụng xác định từ tháng 10/2020 - 5/2021, Chen Yi Chung là quyền Tổng giám đốc SCB và đã thực hiện 13 giao dịch chuyển tiền ra nước ngoài hoặc nhận về Việt Nam cho các công ty thuộc Vạn Thịnh Phát. Phương thức chuyển tiền cũng bằng các hợp đồng mua bán, chuyển nhượng cổ phần, vốn góp, hợp đồng vay tiền... giữa các công ty ở Việt Nam với các công ty, tổ chức nước ngoài. Theo đó, Chen Yi Chung đã tham gia 12 giao dịch chuyển tiền đi với tổng số tiền gần 674 triệu USD (tương đương hơn 15.000 tỷ đồng); một giao dịch chuyển tiền về Việt Nam 35 triệu USD (hơn 800 tỷ đồng). Cơ quan tố tụng đã đề nghị tương trợ tư pháp tới Hồng Kông và Anh, để xác minh Chiu Bing Keung Kenneth với Chen Yi Chung, về các nội dung liên quan vụ án Trương Mỹ Lan, song các yêu cầu tương trợ tư pháp chưa có kết quả. HOÀNG AN Trong 3 nhóm tội bị truy tố trong giai đoạn thứ 2 của vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, cơ quan tố tụng quy kết bà Trương Mỹ Lan là người chỉ đạo giữ vai trò quan trọng, xuyên suốt. PHÁP LUẬT 11 n Thứ Ba n Ngày 16/7/2024 Thông qua các hợp đồng “khống” này, Trương Mỹ Lan lấy tiền vay được chuyển từ nước ngoài về Việt Nam và tiền trả nợ được chuyển từ Việt Nam ra nước ngoài thông qua hệ thống Ngân hàng SCB. Các bị can trong vụ án ẢNH: C.A Bà Trương Mỹ Lan 254 bị cáo hầu tòa trong vụ “đại án đăng kiểm” Từ ngày 18/7 đến ngày 18/10, TAND TPHCM sẽ xét xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Cục đăng kiểm và các đơn vị liên quan. Các bị cáo đã tự nguyện giao nộp lại số tiền thu lợi bất chính với tổng số tiền là 46 tỷ đồng (trong đó giao nộp trong giai đoạn truy tố 7,8 tỷ đồng) và 113.000 USD. VỤ ÁN VẠN THỊNH PHÁT GIAI ĐOẠN 2: 4,5 tỷ USD được chuyển trái phép ra nước ngoài như thế nào?
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==