Tiền Phong số 188

Công ty CP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (quận Tân Phú) cũng tăng xuất khẩu dệt may ở nhiều thị trường lớn trên thế giới như Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ… và cả thị trường nội địa nhờ không ngừng đa dạng hóa sản phẩm mới, đặc biệt những sản phẩm thân thiện môi trường, sản phẩm tái chế và có giá trị cao. Công ty đặt mục tiêu doanh thu năm 2024 đạt khoảng 3.707 tỷ đồng, tăng khoảng 12% so với năm 2023. Lợi nhuận sau thuế đạt 161,2 tỷ đồng, tăng khoảng 21% so với năm ngoái. Theo ông Trần Như Tùng, Chủ tịch HĐQT Công ty Thành Công, cùng với việc nỗ lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh, DN tăng cường giữ vững việc làm, thu nhập cho người lao động, đồng thời chú trọng cho hoạt động phát triển bền vững, duy trì và phát triển các hoạt động vì cộng đồng... Ông Phạm Văn Việt, Chủ tịch HĐQT Công ty Việt Thắng Jeans (TP.Thủ Đức), chia sẻ, hàng may mặc của Việt Nam đã vượt Trung Quốc về xuất khẩu sang Mỹ. Riêng TPHCM xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường này tăng 40% trong 5 tháng đầu năm; trong đó Việt Thắng Jeans đóng góp hơn 1 triệu sản phẩm. “Các thị trường truyền thống như Mỹ, châu Âu, Trung Quốc… đều đã tăng trưởng trở lại. Đặc biệt, tỷ lệ hàng tồn kho giảm đáng kể, giúp DN bớt áp lực khi nhận đơn hàng mới…” - ông Việt cho biết. Lĩnh vực xuất khẩu nông sản nửa đầu năm 2024 cũng ghi nhận những tín hiệu lạc quan. Công ty TNHH TM-DVXNK Vina T&T chuyên xuất khẩu trái cây sang những thị trường khó tính như Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc…Ông Nguyễn Đình Mười, Phó tổng Giám đốc Công ty, cho hay, kim ngạch xuất khẩu của công ty đã tăng hơn 25%, doanh thu tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Đơn vị này đã xuất khẩu sầu riêng cấp đông đến Mỹ và Canada với tần suất 3 ngày/ container. “Đơn hàng xuất khẩu rất dồi dào. Chúng tôi chỉ sợ nắng nóng, thời tiết thất thường thì giá rau quả tăng đột biến và sản lượng không đủ để trả đơn hàng xuất khẩu” - ông Mười nói. CHUYỂN ĐỔI XANH Ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt may-Thêu đan TPHCM, cho biết, từ đầu năm đến nay, đơn hàng xuất khẩu dần “ấm” hơn vì phục hồi về kinh tế, nhu cầu tiêu dùng của các thị trường nhập khẩu khởi sắc như Mỹ, Nhật Bản, châu Âu... Từ đó kéo theo nhu cầu mua sắm tăng, là điều kiện thuận lợi để các DN may mặc trong nước gia tăng đơn hàng, tăng doanh thu, cải thiện thu nhập của công nhân. “So với cùng kỳ năm 2023, đơn hàng năm nay tăng từ 10 - 15%. Với chiều hướng này hy vọng sẽ giữ nhịp gia tăng đơn hàng xuất khẩu đến cuối năm, đạt kim ngạch xuất khẩu đối với ngành hàng may mặc cả nước là 44 tỷ USD” - ông Hồng nói. Tuy nhiên, để xuất khẩu tăng trưởng, các DN cần tận dụng lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) và không ngừng thay đổi, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. TS.Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh, cho rằng, chuyển đổi xanh là mệnh lệnh và đòi hỏi của chính thị trường, các cam kết quốc tế… mà DN phải đáp ứng. Nhiều mô hình kinh doanh mới như kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh với tối ưu hóa của chuyển đổi số, công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo)… sẽ giúp DN có nhiều lợi thế trong hoạt động xuất nhập khẩu. Ông Nguyễn Hữu Nam, Phó Giám đốc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Chi nhánh TPHCM, cho rằng, Việt Nam có nền kinh tế mở, đang thực hiện 15 FTA. DN Việt Nam có rất nhiều cơ hội thâm nhập vào các thị trường thông qua quy định ưu đãi thuế quan; phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn… “FTA đóng vai trò đắc lực cho DN khi thực hiện xuất nhập khẩu, bên cạnh các FTA đã ký kết và đang vận hành, các FTA mới cũng cho thấy nhiều giá trị mới. Tuy nhiên, con đường này đầy thử thách khi nó buộc doanh nghiệp phải nhanh chóng thay đổi, bắt kịp các tiêu chuẩn mới để không bị loại trừ, tăng sức cạnh tranh” - ông Nam nhấn mạnh. UYÊN PHƯƠNG Đơn hàng nhiều, quy mô lớn, thị trường mở rộng và doanh thu, lợi nhuận tăng... là những điểm sáng tích cực trong bức tranh sản xuất, xuất khẩu. Tận dụng cơ hội phục hồi của thị trường, các doanh nghiệp (DN) tại TPHCM đang tăng tốc xuất khẩu. THỜI SỰ 15 n Thứ Bảy n Ngày 6/7/2024 Ngày 5/7, kết nối từ hệ thống của một số công ty chứng khoán đến Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HoSE) bị gián đoạn do sự cố mất điện tại trung tâm dữ liệu dự phòng của HoSE. HoSE cho biết, đến hơn 11h cùng ngày, sự cố được khắc phục. Kết nối của các công ty chứng khoán bị ảnh hưởng đã khôi phục và hoạt động bình thường trở lại. Trong phiên giao dịch sáng nay, nhiều nhà đầu tư có tài khoản tại VNDirect, MBS, BSC… phản ánh là không gửi được lệnh, cũng như hủy lệnh đã đặt. Bảng điện cũng gặp lỗi. Một số công ty chứng khoán xác nhận có tình trạng này, thông báo lỗi kết nối với HoSE. Trước khi gặp sự cố mất điện, năm 2024, hệ thống HoSE cũng từng nghẽn lệnh trong phiên giao dịch 6/3. Kết nối từ hệ thống của công ty chứng khoán đến sở có hiện tượng chập chờn. Qua phiên giao dịch ATC (xác định giá đóng cửa), kết nối mới ổn định. Khép lại tuần giao dịch đầu tháng 7, VNIndex tiếp tục nối dài chuỗi 5 phiên tăng điểm. Chỉ số chính chinh phục thành công lại mốc 1.280 điểm. Tuy nhiên, thanh khoản còn ảm đạm. VIỆT LINH Với 25 năm kinh doanh cà phê và hồ tiêu, ông Phan Minh Thông, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Phúc Sinh, bày tỏ bất ngờ trước giá cả nhiều mặt hàng nông sản Việt tăng đột biến. Giá cà phê tăng 320%, từ đầu vụ đến cuối vụ; giá hồ tiêu tăng gấp đôi chỉ trong vòng 3 tuần. Giá cao nhưng khách quốc tế tìm đến đặt mua hàng rất nhiều. “Chúng tôi đang có nhiều khách hàng ở Trung Đông, châu Âu. Bất ngờ hơn là cả DN ở châu Á cũng tìm đến và hợp tác mua bán”- ông Thông chia sẻ. Công ty Dệt may Thành Công có nhiều tệp khách hàng mới ở nước ngoài và nội địa HoSE gián đoạn kết nối vì mất điện BIDV - Bạn đồng hành tin cậy của doanh nghiệp FDI Ngày 4/7/2024, tại Singapore, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được vinh danh với giải thưởng “Vietnam Domestic FDI Bank of the Year 2024” (Ngân hàng phục vụ khách hàng FDI tốt nhất Việt Nam năm 2024). Đây là giải thưởng uy tín do Tạp chí Asian Banking & Finance trao tặng và là lần thứ ba liên tiếp BIDV được vinh danh, qua đó khẳng định những nỗ lực, kết quả nổi bật của BIDV trong hoạt động phục vụ khách hàng FDI. Phát huy thế mạnh của ngân hàng thương mại có quy mô lớn nhất tại Việt Nam, BIDV đã xây dựng chiến lược và triển khai nhiều chính sách để tăng cường hợp tác sâu rộng với các doanh nghiệp FDI. BIDV tập trung đẩy mạnh hoạt động tài trợ doanh nghiệp, tài trợ dự án với cấu trúc đa dạng và linh hoạt trong chính sách tài sản bảo đảm, bao gồm: hình thức cho vay trực tiếp, cho vay hợp vốn hoặc phát hành thư tín dụng dự phòng (SBLC). BIDV luôn đề cao giá trị mang lại cho các doanh nghiệp thông qua việc gia tăng tốc độ kết nối giữa nhà cung cấp - nhà phân phối - người tiêu dùng thông qua các sản phẩm như tài trợ chuỗi, lãi suất cạnh tranh, sản phẩm bán lẻ trọn gói cho cán bộ, nhân viên tại doanh nghiệp... Ngân hàng cũng thường xuyên phối hợp với các Hiệp hội Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam để tổ chức nhiều chương trình làm việc/hội thảo để trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, tháo gỡ khó khăn vướng mắc nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp FDI... PV Vay thấu chi tín chấp trực tuyến từ BIDV trên nền tảng Misa Lending Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tinh giản quy trình, rút ngắn thời gian giao dịch và có thêm kênh tiếp cận vốn, BIDV đã hợp tác với Công ty Cổ phần MISA để ra mắt sản phẩm “Vay thấu chi tín chấp trực tuyến” từ BIDV trên nền tảng Misa Lending. Đây là giải pháp tài chính được xây dựng riêng cho các doanh nghiệp sử dụng phần mềm kế toán, phần mềm hóa đơn điện tử của MISA, giúp đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp được được cấp hạn mức vay lên đến 3 tỷ đồng, không cần tài sản bảo đảm và được hưởng mức lãi suất cạnh tranh trên thị trường. Khách hàng đăng ký vay trực tuyến trên nền tảng MISA Lending tại địa chỉ https://lending.misa.vn/goi-vay-thau-chitin-chap-truc-tuyen-ngan-hang-bidv/. BIDV sẽ đánh giá nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp dựa trên những hồ sơ, dữ liệu của doanh nghiệp trên các phần mềm MISA, giúp quá trình thẩm định cho vay được nhanh chóng và thuận tiện hơn so với hình thức cho vay truyền thống. Đặc biệt, doanh nghiệp sẽ được áp dụng mức lãi suất cạnh tranh khi sử dụng các combo sản phẩm dịch vụ đa dạng của BIDV và các ưu đãi hấp dẫn khác trong chương trình “SME Champion 2024”. Sản phẩm vay thấu chi tín chấp trực tuyến thể hiện sự nỗ lực của BIDV và Công ty Cổ phần MISA trong hoạt động chuyển đổi số nhằm cung cấp các giải pháp tài chính số đột phá, gia tăng cơ hội tiếp cận nguồn vốn, hướng đến tối ưu hóa trải nghiệm và mở rộng tiện ích cho khách hàng. KD Tăng tốc xuất khẩu Ngày 5/7, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Vĩnh Long tổ chức chương trình “Hành trình đỏ” và ngày hội “Giọt hồng trên đất Vĩnh Long” năm 2024. Bà Nguyễn Thị Quyên Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long, cho biết, chương trình nhằm hưởng ứng chiến dịch có quy mô lớn trên toàn quốc, mang sứ mệnh “Kết nối dòng máu Việt”, tạo điểm nhấn quan trọng trong công tác tuyên truyền vận động hiến máu tình nguyện của tỉnh. Để chương trình “Hành trình đỏ” được tiếp tục duy trì và phát huy, bà Thanh đề nghị Ban Chỉ đạo tiếp tục bám sát yêu cầu, mục đích và chỉ đạo chung của Ban Chỉ đạo quốc gia. Xác định nguồn lực, quy mô phù hợp để kịp thời phối hợp với các ngành trong công tác tổ chức, đảm bảo an toàn, tiết kiệm, hiệu quả, tạo hiệu ứng truyền thông tích cực sâu rộng trong cộng đồng dân cư. Xây dựng và phát triển lực lượng hiến máu dự bị, xây dựng văn hóa, thói quen hiến máu nhắc lại của mỗi người dân trong cộng đồng. Dịp này, Ban tổ chức ra mắt Câu lạc bộ hiến máu dự bị và Câu lạc bộ 25 (25 người có máu hiếm) trực thuộc Ban Chỉ đạo vận động HMTN tỉnh Vĩnh Long. Tại chương trình, Ban tổ chức tiếp nhận hơn 250 đơn vị máu do cán bộ, đoàn viên, thanh niên, tình nguyện viên và cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh Vĩnh Long hiến tặng. CẢNH KỲ Lực lượng công an tỉnh Vĩnh Long tham gia hiến máu tại ngày hội “Hành trình đỏ” và ngày hội “Giọt hồng trên đất Vĩnh Long”

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==