Tiền Phong số 156

BTC lễ hội Vì hòa bình nhấn mạnh, tổ chức lễ hội cũng là một trong những nội dung để phát triển du lịch. Bên cạnh sản phẩm du lịch truyền thống, Quảng Trị phát triển các tua tuyến, sản phẩm mới để thu hút du khách quanh năm, không chỉ riêng mùa lễ hội. Với tinh thần nối dài trải nghiệm cho du khách, Festival Huế 2024 theo định hướng 4 mùa tiếp tục khai thác các chuỗi lễ hội trải dài trong năm, từng bước xây dựng hệ thống chương trình lễ hội mới theo từng mùa. Festival Huế được kỳ vọng góp phần tạo động lực kích cầu du lịch, bảo tồn văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hiệu ứng từ festival sẽ giúp Huế “lấy lại phong độ” đón khách du lịch tương tự thời điểm trước đại dịch. Ông Nguyễn Minh Mẫn, Giám đốc Truyền thông - Marketing TST Tourist cho rằng, khi địa phương đã có điểm nhấn đặc sắc về tài nguyên du lịch, cần quan tâm hơn tới công tác xúc tiến, quảng bá. NGỌC ÁNH - GIA LINH 9 n Thứ Ba n Ngày 4/6/2024 VĂN HÓA - GIẢI TRÍ mưa, đủ dùng quanh năm, thậm chí còn tận dụng để tưới rau, chăn nuôi. So với Song Tử Tây, Sinh Tồn, An Bang, thị trấn Trường Sa thì Cô Lin, Đá Đông B, Đá Tây B… điều kiện khó khăn hơn, nhất là vào mùa khô. Vậy mà trên những đảo này vẫn có màu xanh của vườn cây, vườn rau. Bất cứ khoảng trống nào cũng được tận dụng để trồng rau. Có sóng điện thoại, nên khi gọi về các anh thường kể chuyện vườn rau của đơn vị, có khi nhờ người mang hạt giống ra để trồng… MÀU XANH CỦA Ý CHÍ VÀ KHÁT VỌNG Ở Trường Sa có những chỗ cây che phủ bóng mát như trong rừng. Thị trấn Trường Sa, đảo An Bang, Sinh Tồn - được ví như hòn lam ngọc giữa Biển Đông. Trường Sa có những cây phong ba cổ thụ còn Sinh Tồn lại có hai cây mù u quý giá được công nhận là cây di sản Việt Nam. Anh em trên đảo cũng không rõ hai cây mù u có từ bao giờ, mấy chục năm trước cây đã cao lớn, gốc sù sì như ghi dấu ấn của thời gian và cả bão giông. Đảo chỉ toàn cát và san hô mà bộ đội trồng được những vườn rau xanh mướt mùng tơi, rau muống, đu đủ, rau húng, ớt, tía tô, ngò gai, lá mơ… đủ loại. Những giàn bầu bí mướp lúc lỉu, những đàn gà, đàn lợn béo tròn mũm mĩm. Bộ đội trồng rau để cải thiện bữa ăn lúc chờ tiếp vận, nhưng hẳn là người lính trồng rau còn vì rất yêu màu xanh! Vườn rau ở đảo chìm, nhà giàn DKI thì đúng là kỳ tích, vì ở đó không có đất, thiếu nước tưới. Kỳ tích này tôi chưa thấy ở đâu, có lẽ chỉ lính đảo mới làm được. Kể về việc trồng cây trên đảo, Thiếu tá Nguyễn Văn Công, Chính trị viên đảo An Bang hào hứng: Đảo tích cực thực hiện chủ trương xanh hóa, đã trồng thêm được hàng trăm cây xanh. Đơn vị còn có hẳn một vườn ươm nhân cây giống. Nhìn những mầm xanh đang nhú lên trên gió cát, tôi nghĩ các chiến sỹ phải kỳ công bón từng ca nước ngọt, chắt chiu từng vụn đất. Không chỉ đủ cây giống, vườn ươm còn dành một số cây tặng khách quý ra thăm đảo. Hôm ấy, chị Trịnh Thị Hoa, Giám đốc Kinh doanh Công ty CP Dược phẩm Trường Thọ được cán bộ, chiến sỹ đảo An Bang tặng một cây bàng vuông. Chị Hoa nói mang cây về trồng trong khuôn viên công ty, để mỗi khi chăm cây lại được nhớ về Trường Sa. CHẮC TAY SÚNG BẢO VỆ BIỂN ĐẢO Thượng úy Trần Quốc Cường, Chính trị viên đảo Cô Lin nói rằng đảo còn khó khăn, nhưng chiến sỹ luôn lạc quan, quyết tâm hoàn thành mọi nhiệm vụ. “Đúng dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu, 134 năm sinh nhật Bác, cán bộ chiến sỹ trên đảo rất vinh dự được đón đoàn công tác. Tình cảm, sự quan tâm đặc biệt của Thủ trưởng và đoàn chính là nguồn động viên to lớn, tiếp thêm sức mạnh để chúng tôi vững vàng vượt qua mọi khó khăn, thử thách!”, Thượng úy Cường nói. Còn Đảo phó đảo An Bang, Thiếu tá Bùi Trọng Tạo cho biết: “Anh em luôn phấn đấu, rèn luyện, quyết tâm giữ vững chủ quyền biển đảo, không phụ lòng tin yêu của đất liền dành cho cán bộ chiến sỹ trên đảo…”. Buổi sáng hôm ấy, trời An Bang trong xanh. Mây lững lờ trôi như những dải bông xốp nhẹ. Có lớp mây xếp thành hình một con rồng trắng, như đang muốn sà xuống mặt biển trong lành. Mây thật đẹp, nhưng anh em mong mây dồn về nhiều hơn để Trường Sa có mưa xuống cho thoả lòng mong đợi của cả cây và người trên đảo! “Đất nước mình xôn xao/Mùa vui đang nở rộ/Bình minh chiến thắng reo ca…..Mầm sống ta ươm giữa đời/Tay anh bưng ngọn đèn/Em che ngọn gió/Anh nâng mầm trổ/ Em trút nắng vàng…”. Trên sân đơn vị, Đảo phó Bùi Trọng Tạo say sưa hát cùng nghệ sỹ Công Thắng (Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh Nam Định) bài Cung đàn mùa xuân của nhạc sỹ Cao Việt Bách. Có phải vì câu hát Anh nâng mầm trổ/Em trút nắng vàng…mà Thiếu tá Tạo và anh em trên đảo lại yêu màu xanh, yêu những mầm cây đến thế!? Giai điệu bài hát như không muốn dứt, không muốn dừng lại, cứ ngân mãi trong lòng người ra thăm đảo hôm nay. (Còn nữa) N.T Chuyên gia du lịch nhấn mạnh, việc tổ chức lễ hội cần được thực hiện song song với công tác đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách và kiểm soát chặt chẽ vấn đề giá cả. Các điểm đến cần rõ ràng hơn trong việc niêm yết giá phòng lưu trú, món ăn tại nhà hàng. Việc này góp phần làm giảm tranh cãi giữa người sử dụng dịch vụ và người cung cấp dịch vụ, mang đến hình ảnh du lịch chuyên nghiệp cho các địa phương. Chiến sỹ và các cháu thiếu nhi đảo Sinh Tồn chụp ảnh cùng đại biểu ở đất liền ra thăm “Trong bất luận hoàn cảnh nào, chúng tôi cũng sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng để xứng đáng với niềm tin của Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó”. Thượng úy TRẦN QUỐC CƯỜNG, Chính trị viên đảo Cô Lin Việc tổ chức lễ hội kích cầu du lịch cần mang tính bền vững, lâu dài SỔ TAY Bao giờ vào mùa lễ hội hằng năm, địa phương sở tại cùng lực lượng chức năng đều phải căng mình để đảm bảo cho sự kiện được diễn ra thông suốt, an toàn. Vì mỗi khi đám đông tụ hợp, không thể biết trước điều gì sẽ xảy ra. Nhưng lễ hội nào cũng có tính thời điểm. Xong xuôi ai về nhà nấy, dưỡng sức cho mùa hội sau. Còn sự kiện hành hương trên đường khởi phát từ hành giả Thích Minh Tuệ dường như không có khả năng tự vãn hồi. Vì khi tin tức hình ảnh của ông cứ tiếp tục lan ra, ngày càng có nhiều người muốn đến tận nơi xem cho bõ. Cứ cho là tất cả đều tin tưởng vào việc ý nghĩa mà ông đang thực hiện, nhưng bên cạnh đó sự tò mò vẫn là một động cơ quan trọng. So với các sự biến có thể gặp trên đường, tu theo hạnh đầu đà với nhiều người là quá lạ đi rồi. Khác hẳn với một tai nạn xảy ra do sai lầm hay bất cẩn, đây là một lựa chọn chủ động với mục đích cao cả dựa trên nền tảng giáo pháp của Đức Phật. Sức hút của triết giáo này cả ngàn năm vẫn chưa vơi cạn, suốt tháng qua nhiều người say sưa cùng Thích Minh Tuệ cũng dễ hiểu! Khi họ cho ông là biểu hiện sống động của giáo pháp. Tóm lại, khó có thể hình dung cuộc tuần hành này sẽ diễn tiến đến đâu nếu không có sự tác động từ bên ngoài. Sau một hồi hoang mang vì Thích Minh Tuệ và nhóm đồng tu bỗng biến mất khỏi tầm ngắm của các YouTuber, TikToker…những hình ảnh mới nhất về đoàn bộ hành này đã thấy rò rỉ trên mạng xã hội. Sau khi xé lẻ, cả đoàn vẫn được an toàn. Một số người “hoàn tục” trong trang phục thường ngày, thậm chí còn được bắt gặp đang tươi cười bên bát phở hay bún gì đó (?). Còn ông Minh Tuệ được công an lăn tay làm căn cước công dân. Điều này cũng giải quyết một thắc mắc của một số người - khi ông Minh Tuệ vẫn tự giới thiệu là một “công dân” trên đường tu học Phật, nhưng không có căn cước. Chắc cũng vì sự lan truyền của mấy thuật ngữ “hạnh đầu đà”, “khổ hạnh”… khiến đại chúng tò mò, về hình tướng nó chính là việc khất thực hằng ngày của sư ni theo phái Nam tông. Có khi y áo nhiều màu bắt mắt của ông Minh Tuệ cũng là một yếu tố thu hút. Nếu ông vẫn mặc y vàng như khi mới bắt đầu hành trình chắc sẽ ít người để ý. Mặt khác, với người tu Phật, việc ông L.T.S (pháp danh Minh Thiện) đột tử trong khi theo hành giả Minh Tuệ giống như là chuyển sinh, được Phật độ… Nhưng rõ ràng, khi để xảy ra những tai nạn như thế, cơ quan chức năng sẽ phải thể hiện trách nhiệm. Về phần ông Minh Tuệ đã có giới luật của Đức Phật hộ pháp, cũng không phải nhờ đến dân thường. Càng nhiều người theo ông chỉ càng làm tắc nghẽn đường tu của ông mà thôi. Nếu ai cảm thấy có mối liên kết cứ theo ông từ xa, bằng tinh thần, bằng sự thực hành còn ý nghĩa hơn nhiều. Trong một lần được phỏng vấn, ông Thích Minh Tuệ nói đại ý, Đức Phật đã dạy thời nào cũng đúng, cứ thế mà làm theo là được. Nhưng hành trình của ông chính là một phép thử khi ứng dụng Phật pháp vào một môi trường, thời gian cụ thể. Mỗi người dân gặp ông khi dùng điện thoại để quay đều trở thành một người truyền tin dẫn đến phản ứng bùng nổ hình thành một xu hướng thống lĩnh toàn mạng xã hội. Sự nổi tiếng cũng có thể xem là một thành quả trên đường tu, khi hành giả có thể cảm hóa và dẫn dắt nhiều người. Nhưng mặt khác, nó cũng lấy đi của tất cả bên tham gia nhiều thời gian và năng lượng đáng để làm những việc khác. Vì xã hội cuối cùng vẫn vận hành trên cơ sở ai làm phận sự của người nấy. Người tu không phải lo đối phó với sự cuồng mộ vẫn tốt hơn. Và nếu đã coi lời dạy của Đức Phật là chân lý, một năm chư tăng vẫn phải có 3 tháng ngồi một chỗ để tu học kia mà. Ông Minh Tuệ có thể thay đổi đường tu thế nào đó chưa biết, nhưng những gì ông đã làm được cho đạo Phật và xã hội đã được ghi nhận. Những chân giá trị của Phật giáo được nhìn nhận và phổ biến rộng khắp từ những bước chân nhỏ bé của một vị hành giả. Qua ánh mắt nụ cười của ông, mọi người cũng được lây sự hòa ái, an nhiên. Mong rằng, kể cả khi ông dừng lại, nguồn cảm hứng ấy vẫn tiếp tục lan tỏa. Sau “trend” này,“hạnh đầu đà” sẽ đi vào từ vựng phổ thông, chắc người dân sẽ bớt quấy quả những người tu đầu đà sẽ xuất hiện sau này. Biết đâu trong số hơn 60 người từng xuống tóc, xuống đường theo Thích Minh Tuệ rồi sẽ có đủ công lực để tự đi một mình?! AN SƠN Thích Minh Tuệ dừng cuộc bộ hành

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==