Ngày 3/6, T.Ư Đoàn tổ chức Hội nghị tập huấn về tín chỉ carbon và giảm thiểu rác thải nhựa theo hình thức trực tiếp và trực tuyến trên fanpage T.Ư Đoàn và app Thanh niên Việt Nam, nhằm hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6). Dự chương trình có anh Ngô Văn Cương - Bí thư T.Ư Đoàn. Chị Nguyễn Thị Thu Vân - Trưởng Ban Thanh niên nông thôn T.Ư Đoàn cho biết, những năm gần đây, ô nhiễm không khí và ô nhiễm rác thải nhựa trở thành vấn đề môi trường nghiêm trọng trên toàn cầu. Theo Bộ TN&MT, mỗi năm Việt Nam thải ra môi trường khoảng 3,27 triệu tấn rác thải nhựa. Lượng rác thải nhựa đổ ra biển mỗi năm dao động từ 0,28 đến 0,73 triệu tấn. Tuy nhiên, chỉ có 1112% rác thải nhựa được tái chế, số còn lại chủ yếu chôn lấp, đốt hoặc thải ra môi trường. Hội nghị đã giới thiệu hai chuyên đề cung cấp cho cán bộ Đoàn, ĐVTN những hiểu biết cơ bản nhất về tín chỉ carbon, thị trường tín chỉ carbon; hành động giảm thải rác thải nhựa trong sinh hoạt. Nhiều giải pháp bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu được chia sẻ, như: thực hành “4T” (từ chối, tiết giảm, tái sử dụng, tái chế); phân loại rác hữu cơ, rác vô cơ, chất thải nguy hại tại nguồn; nhân rộng mô hình chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa, hành trình thứ hai đối với lốp xe, chai nhựa, quần áo... XUÂN TÙNG 7 n Thứ Ba n Ngày 4/6/2024 GIỚI TRẺ 3.000 bức ảnh đã được in ấn cấp tốc ngay tại trường, đóng khung và trao tặng cho các em nhỏ trong ngày lễ tổng kết năm học 2023 - 2024. HẠNH PHÚC KHI THẤY NỤ CƯỜI Tiếp nối thành công của mùa Kỷ yếu trên bản lần đầu tại Y Tý (Lào Cai), những ngày cuối tháng 5/2024, dự án Kỷ yếu trên bản mùa 2 đã có mặt tại trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Du Già đúng vào dịp bế giảng năm học. 67 người trẻ là nhiếp ảnh gia, quay phim, tiktoker… đã vượt hàng trăm km từ Hà Nội về với Du Già, cùng nhau chuẩn bị bữa tiệc tổng kết năm học, chụp lại khoảnh khắc đáng nhớ của từng gương mặt học sinh, thầy cô nơi vùng núi xa xôi này. Bên cạnh hoạt động chụp ảnh kỷ yếu, các em nhỏ nơi đây còn được làm quen với các thiết bị hiện đại như: máy ảnh kỹ thuật số, máy quay phim; tham gia các trò chơi dân gian vui nhộn, đốt lửa trại và nhận những món quà ý nghĩa. Niềm hân hoan hiện rõ trên từng khuôn mặt các em bé thơ, những đôi mắt long lanh theo dõi từng động tác khéo léo của chú hề Trần Đức Nga, nghệ sĩ xiếc Nguyễn Văn Trường, cùng 3.000 chiếc chong chóng. Niềm vui vỡ oà khi các em nhỏ nhận bức ảnh của chính mình được đóng khung cẩn thận. Từng nhóm học sinh chụm đầu lại khoe ảnh cho nhau xem, nhiều em reo lên ôm ảnh chạy về khoe với bố mẹ… Anh Lưu Minh Khương - sáng lập dự án Kỷ yếu trên bản, một nhiếp ảnh trẻ, đồng thời là một tiktoker triệu view, chia sẻ, với các bạn trẻ ở thành phố có lẽ chỉ mất vài giây đã có thể có được những tấm ảnh xinh xắn. Còn các em trên bản cao, vẫn phải lo cho cái bụng hết đói, nói gì đến chụp ảnh kỷ yếu lưu lại khoảnh khắc tuổi học trò. “Dự án Kỷ yếu trên bản ra đời sau nhiều chuyến đi chơi của các bạn nhiếp ảnh trẻ. Đây hoàn toàn là một dự án cộng đồng với mong muốn cùng các bạn học sinh lưu giữ khoảnh khắc tuổi học trò. Các nhiếp ảnh gia yêu nghề có cùng mong muốn sẽ tới được các vùng đất xa xôi - nơi chưa tiếp cận nhiều với công nghệ, nơi những bức ảnh với các em còn là điều gì đó quá xa vời”, anh Khương cho biết. Đi cùng đoàn dự án có anh Trần Đức Nga - nghệ nhân tạo hình bóng bay. Đây là lần thứ 2 anh trèo đèo, lội suối về vùng cao thực hiện dự án. Anh cùng các tình nguyện viên đã nặn hàng nghìn bóng bay ngộ nghĩnh, tổ chức trò chơi vui nhộn mang đến tiếng cười giòn tan cho những đứa trẻ tại Du Già. “Thật hạnh phúc vì cả hai chuyến đi đều mang lại rất nhiều tiếng cười và niềm vui bất ngờ cho các em vùng cao. Nụ cười của các em mang đến cho chúng tôi nguồn năng lượng tích cực để thực hiện tiếp các dự án thiện nguyện”, nghệ nhân Trần Đức Nga bày tỏ. CHO ĐI VÀ NHẬN LẠI Lần thứ 2 tham gia dự án, tay máy Nguyễn Trung Anh được phân công phụ trách chụp ảnh kỷ yếu điểm trường Giàng Trù A. Đây là điểm trường nằm trên núi cao, đường đi rất khó. Anh được tăng bo bằng xe máy, rồi phải xuống cuốc bộ thêm gần 2km nữa mới tiếp cận được điểm trường. “Khi biết hàng ngày các bạn nhỏ và thầy cô ở đây đều đặn phải vượt qua quãng đường gian nan để đổi lấy con chữ, thực sự đã gợi lên trong tôi rất nhiều cảm xúc, vừa thương, vừa cảm phục tinh thần hiếu học của các em. Tôi đã chụp những bức ảnh cho các bạn nhỏ cùng thầy cô bằng cả trái tim mình, với mong muốn ghi lại hình ảnh đẹp nhất cho các mảnh đời còn nhiều khó khăn nơi vùng núi xa xôi, hẻo lánh này”, Trung Anh chia sẻ. Nói thêm về hành trình của đoàn, anh Lưu Minh Khương chia sẻ, những thành viên tham gia dự án Kỷ yếu trên bản không chỉ “cho đi” mà còn được “nhận lại” rất nhiều. Ngày chia tay, nhiều em nhỏ đã ôm lấy các thành viên khóc và cảm ơn. Anh Khương cùng nhiều người trong đoàn nhận được món quà từ các em nhỏ là những bức thư tay viết từ tờ giấy vở học sinh, với những câu chữ ngộ nghĩnh, chứa chan tình cảm: “Cháu cám ơn chú ạ”, “Cháu chúc chú về quê vui vẻ”, “Lớn lên cháu sẽ tìm gặp chú nhé”... “Tôi đã bật khóc khi đọc được những dòng chữ này. Niềm hạnh phúc khi nhận được những món quà tinh thần từ học sinh, thầy cô khiến tôi hạnh phúc tới mất ngủ. Tôi rất trăn trở và cố gắng thu xếp thời gian, huy động nguồn lực để thực hiện các chuyến đi tiếp theo, tới nhiều trường học xa xôi khác trên khắp Việt Nam”, anh Khương chia sẻ. Theo người sáng lập dự án Kỷ yếu trên bản, dự kiến tháng 9 này, dự án sẽ tiếp tục được thực hiện tại các điểm trường ở Mù Cang Chải (Yên Bái). LƯU TRINH Các em nhỏ xã Du Già khoe ảnh kỷ yếu cùng các thành viên dự án Kỷ yếu trên bản Hành trình gieo nụ cười 67 bạn trẻ là nhiếp ảnh gia, quay phim… cùng tham gia chuyến hành trình 3 ngày đặc biệt, đến trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Du Già (huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang), thực hiện dự án Kỷ yếu trên bản năm thứ 2, nhằm ghi lại nụ cười tuổi thơ cho hơn 1.300 học sinh, hơn 30 thầy cô giáo tại 14 điểm trường dân tộc nội trú của xã. “Không chỉ các em nhỏ bản cao được chụp ảnh kỷ yếu làm kỷ niệm mà các thành viên của dự án Kỷ yếu trên bản cũng có một hành trình tuổi trẻ tươi đẹp, cống hiến cho cộng đồng”. Anh LƯU MINH KHƯƠNG - sáng lập dự án Kỷ yếu trên bản Thực hành “4T” Cùng ngành điện hoàn thành đường dây 500kV mạch 3 Ngày 3/6, tại Hà Nội, T.Ư Đoàn tổ chức Lễ chào cờ tháng 6; ôn lại nội dung, giá trị của “Lời kêu gọi thi đua ái quốc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh cách đây 76 năm (ngày11/6/1948). Tại buổi lễ, anh Nguyễn Quốc Huy, Chánh Văn phòng T.Ư Đoàn cho biết, trong tháng 5/2024, các ban, đơn vị khối phong trào đã có nhiều nỗ lực, đổi mới, sáng tạo và cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ được giao với 199 đầu việc (nhiều hơn 54 đầu việc so với tháng 4). Công tác chỉ đạo, tổ chức Đại hội Hội LHTN Việt Nam các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX đảm bảo tiến độ theo kế hoạch đề ra. Đến 31/5, tất cả đơn vị cấp xã, phường đã hoàn thành đại hội; có 131/717 đơn vị cấp huyện đã hoàn thành đại hội, bao gồm cả đại hội điểm. Anh Bùi Quang Huy - Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn, lưu ý một số nội dung trọng tâm, hoạt động lớn trong tháng 6, như: công tác chỉ đạo, chuẩn bị Đại hội Hội LHTN Việt Nam cấp cơ sở, Đại hội Hội LHTN Việt Nam toàn quốc lần thứ IX; theo dõi, đôn đốc triển khai các chủ trương, hoạt động và nắm thông tin nhanh, chắc, chính xác liên quan Chiến dịch TNTN Hè năm 2024… Anh Huy cho biết, theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, T.Ư Đoàn đã tổ chức cuộc họp với lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và 9 tỉnh Đoàn, phát động đợt thi đua 30 ngày đêm tham gia cùng ngành điện thực hiện dự án Đường dây 500kV mạch 3, đoạn từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên). Tổ chức Đoàn tham gia một số đầu việc, như tuyên truyền mục đích, ý nghĩa công trình tạo sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân; hỗ trợ cán bộ kỹ thuật tại các công trình xây lắp cột điện; giải tỏa hành lang an toàn công trình, kéo dây, tham gia điều tiết giao thông... “Thời gian ngắn nên đòi hỏi chúng ta phải hành động nhanh, quyết liệt và khoa học”, anh Huy nói và cho biết Ban Bí thư T.Ư Đoàn sẽ đi kiểm tra, động viên chuyên đề tại một số công trình. XUÂN TÙNG Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Bùi Quang Huy phát biểu tại Lễ chào cờ tháng 6/2024 ẢNH: XUÂN TÙNG
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==