Kỳ thi diễn ra trong 2 ngày từ 27-28/6 tới tại tất cả các tỉnh, thành phố với lực lượng thí sinh dự thi rất lớn (tăng hơn 45.000 em so với năm ngoái). Tại Hà Nội có hơn 109.000 thí sinh đăng ký dự thi, chiếm 1/10 tổng số thí sinh đăng ký dự thi của cả nước, trong đó có gần 5.600 thí sinh tự do. Sở GD&ĐT Hà Nội dự kiến bố trí khoảng 200 điểm thi với hơn 4.800 phòng thi. Sở GD&ĐT Hà Nội chú trọng công tác tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ tham gia tổ chức kỳ thi cũng như lựa chọn các trường học làm điểm thi, rà soát trang thiết bị tổ chức kỳ thi đảm bảo an toàn, thuận lợi cho thí sinh. Trước kỳ thi diễn ra, ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, yêu cầu các trường THPT bố trí giáo viên có kinh nghiệm ôn thi cho học sinh, trong đó chia nhóm theo năng lực để có hiệu quả tốt nhất. Sở GD&ĐT Hà Nội cũng đã cử giáo viên giỏi ghi hình bài dạy các môn phát qua kênh truyền hình để học sinh chủ động ôn thi. Theo ông Cương, địa phương có số lượng thí sinh đăng ký dự thi rất lớn nên đòi hỏi công tác tổ chức phải kỹ càng từng khâu, từng việc. Tổ chức nhiều điểm thi nên lực lượng cán bộ, giáo viên huy động coi thi cũng rất nhiều. Khâu in ấn đề thi với số lượng giấy khổng lồ diễn ra nhiều ngày với yêu cầu không để xảy ra sai sót, lỗi đề nên lực lượng tham gia khâu này rất áp lực. Tuy nhiên, trong năm nay quy chế thi bổ sung một số khâu về quy trình kỹ thuật thuận lợi hơn rất nhiều cho địa phương. Đó là khâu in sao có thể đưa kỹ thuật viên hỗ trợ máy in sao “nhốt” cùng lực lượng để có thể xử lý kịp thời khi máy móc có trục trặc. Ông Mai Huy Phương, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị, cho biết, năm nay địa phương có hơn 8.400 thí sinh dự thi. Xác định tính chất quan trọng của kỳ thi, Sở GD&ĐT Quảng Trị sẽ tập huấn kỹ quy chế thi, hướng dẫn xử lý các tình huống trong thời gian tổ chức thi cho cán bộ, giáo viên tham gia công tác thi. Trong đó, chú trọng tập huấn nghiệp vụ coi thi cho cán bộ coi thi. Theo ông Phương, dù kỳ thi được tổ chức hằng năm nhưng vẫn lo ngại thí sinh sử dụng thiết bị công nghệ cao để gian lận thi. Trong quá trình tập huấn, Bộ GD&ĐT đã lưu ý, do đó, ngành giáo dục địa phương phối hợp lực lượng công an có phương án cũng như hướng dẫn cán bộ coi thi nhận biết các thiết bị cùng cách xử lý. “Với quan điểm phòng hơn chống, trước khi diễn ra kỳ thi, Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các nhà trường tập huấn kỹ quy chế thi cho học sinh để các em biết đề thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT thuộc dạng được bảo mật ở mức độ “tối mật” để các em nhận thức được trách nhiệm. Lấy ví dụ các sự việc trước đây để giúp các em hình dung, tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra”, ông Phương nói. Bà Bùi Thị Kim Tuyến, Giám đốc Sở GD&ĐT Hòa Bình, cho biết, các trường học được lựa chọn làm điểm thi đảm bảo điều kiện tổ chức phòng thi, phòng thi dự phòng, phòng chờ, phòng chứa đề thi, bài thi… Việc bố trí thí sinh dự thi tại các điểm thi đảm bảo tỉ lệ đúng quy định, đó là thí sinh giáo dục thường xuyên, thí sinh tự do không quá 40%. Việc lựa chọn nhân sự để tham gia các khâu trong quy trình tổ chức thi phải có đủ các điều kiện về năng lực, nắm vững nghiệp vụ tổ chức thi, có phẩm chất đạo đức tốt và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. 4 ĐÚNG, 3 KHÔNG Trong đợt tập huấn về công tác thi cho các Sở GD&ĐT mới đây, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng khẳng định, năm nay kỳ thi cuối cùng kết thúc chương trình giáo dục phổ thông năm 2006. Kỳ thi vẫn nhằm đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông, chất lượng quản lý, dạy học của các nhà trường, cung cấp kết quả đáng tin cậy để tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ, trường dạy nghề. Do đó, ông yêu cầu các Sở GD&ĐT phối hợp chuẩn bị công tác thi một cách nghiêm túc, không lơ là, chủ quan. Trong quá trình thực hiện cần chú ý tới “4 đúng” và “3 không” gồm: đúng quy chế và hướng dẫn thi; đúng đủ quy trình; đúng vị trí chức trách nhiệm vụ được giao; đúng thời điểm, kịp thời xử lý các tình huống bất thường; “3 không” là không lơ là, chủ quan; không tự ý xử lý tình huống bất thường; không căng thẳng áp lực quá mức. Để kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, công bằng, khách quan, ông Thưởng cho rằng, các địa phương lưu ý đến thanh tra, kiểm tra vì đây là khâu vô cùng quan trọng đảm bảo tính nghiêm túc, mang lại sự công bằng cho thí sinh. HÀ LINH Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay có gần 1,1 triệu thí sinh trên toàn quốc đăng ký dự thi. Bộ GD&ĐT yêu cầu, các địa phương chuẩn bị chu đáo, tổ chức kỳ thi nghiêm túc, an toàn, đúng quy chế. “Mỗi một sơ suất, làm không đúng quy chế xảy ra sẽ mang đến hệ lụy và tác động rất lớn với xã hội, ảnh hưởng tới mục đích, yêu cầu và chất lượng của kỳ thi”. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT PHẠM NGỌC THƯỞNG 6 KHOA GIÁO n Thứ Ba n Ngày 4/6/2024 Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn kiểm tra công tác chuẩn bị kỳ thi tại Hà Nội năm 2023 Ráo riết chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT Ngày 3/6, ông Nguyễn Ngọc Nam, Phó chủ tịch UBND xã Nhơn Hải (TP. Quy Nhơn, Bình Định), cho biết, một con rùa vừa lên bãi biển của xã để đẻ trứng. Nhiều khả năng đây chính là con rùa đã lên bãi đẻ trứng đêm 21/5. Rùa mẹ dài 0,94m, chiều ngang mai 0,86m và nặng hơn 90kg. Theo ông Nam, lần này rùa mẹ đẻ được 102 trứng (trước đó 103 trứng). Để thuận lợi cho việc theo dõi và bảo vệ, địa phương đã bấm thẻ lên con rùa này. Ngay khi nhận được tin báo của người dân, thành viên trong Tổ cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản xã Nhơn Hải đã có mặt để bảo vệ rùa đẻ trứng và di dời ổ trứng đến khu vực khoanh vùng để ấp nở, bảo vệ. Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, ông Chu Thế Cường, cán bộ Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCN, cho biết, các loài rùa biển có đặc tính di cư, sống lâu năm, phát triển chậm và đạt đến tuổi trưởng thành muộn. Khi đạt đến độ tuổi sinh sản, rùa biển sẽ di cư về khu vực nơi chúng được sinh ra để đẻ trứng. Khoảng cách từ nơi chúng sinh sống đến các bãi đẻ có thể lên đến hàng nghìn cây số. Chúng sẽ bò lên bờ, đào tổ và đẻ trứng. Mỗi mùa sinh sản, rùa biển thường đẻ từ 3-5 ổ trứng, với số lượng trứng mỗi ổ trung bình 100-110 quả. Sau mỗi 2 tuần, rùa mẹ sẽ lên đẻ một lần và ổ trứng sẽ được ấp trong vòng 8 tuần. Theo ông Cường, khu vực bãi biển xã Nhơn Hải (bao gồm bãi Hải Giang và Hòn Khô) đã được xác định là bãi đẻ của loài Vích (rùa xanh) từ rất lâu. Tuy số lượng rùa lên bờ đẻ trứng không nhiều, nhưng đây là một trong những bãi đẻ nằm tại đất liền hiếm hoi còn sót lại, bên cạnh bãi đẻ tại Vườn quốc gia Núi Chúa (Ninh Thuận). Do đó, việc duy trì và bảo vệ bãi đẻ tại khu vực này là rất cần thiết. Ông Cường khuyến cáo người dân hãy để rùa biển lên đẻ một cách tự nhiên, không tự ý can thiệp vào quá trình đào tổ và đẻ trứng của rùa biển, không tác động đến rùa mẹ về cả ánh sáng (soi đèn pin) hoặc cơ học (lật, kéo, leo trèo, giữ rùa mẹ). Khi quan sát rùa mẹ, hãy giữ khoảng cách vừa đủ, không đứng trước mặt rùa mẹ vì như vậy có thể làm rùa mẹ bị nhiễu động và không tiếp tục lên đẻ. Phó chủ tịch UBND xã Nhơn Hải cho biết, hiện nay, ý thức của người dân trong việc bảo vệ rùa rất tốt. Khi phát hiện rùa lên bãi đẻ trứng, họ lập tức báo cho chính quyền để xuống bảo vệ. Địa phương cũng khoanh vùng bãi đẻ cho rùa tại mũi Cồn thuộc thôn Hải Đông với diện tích khoảng 1.000m2. TRƯƠNG ĐỊNH QUY NHƠN: Rùa biển liên tục đẻ trứng Chưa đến 9% trường học có bể bơi Bộ GD&ĐT cho biết, toàn quốc chỉ có hơn 2.100 bể bơi trong khi có 25.307 trường học. Học sinh phổ thông trong các trường học trên toàn quốc có gần 18 triệu em, chiếm gần 1/5 dân số Việt Nam. Bộ GD&ĐT cho rằng, lứa tuổi học sinh đang trong giai đoạn phát triển thể chất, tinh thần; các em thường hiếu động, thích tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên, trong khi môi trường tự nhiên lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây đuối nước. Nếu các em không được trang bị kỹ năng phòng, chống đuối nước, có thể dẫn đến tử vong, trở thành nỗi đau về tinh thần, thể chất, thiệt hại về kinh tế cho gia đình, nhà trường và xã hội. Trên thực tế, việc đầu tư và đưa vào sử dụng các bể bơi trong trường học đã góp phần đáp ứng nhu cầu rèn luyện thể dục thể thao cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và tăng cường phòng, chống đuối nước cho trẻ em. Đề án “Tổ chức dạy bơi an toàn, phòng, chống đuối nước cho học sinh giai đoạn 2025-2030, định hướng đến năm 2035” đặt mục tiêu đến năm 2023 có 80% học sinh được dạy kỹ năng phòng, chống đuối nước; tối thiểu 65% học sinh lớp 5, 75% học sinh lớp 9 và 80% học sinh lớp 12 biết bơi an toàn; tối thiểu 40% trường tiểu học, 20% trường THCS, THPT có bể bơi duy trì hoạt động hiệu quả hoặc 70% xã, phường, thị trấn có ít nhất một bể bơi để phục vụ việc dạy bơi an toàn cho học sinh, trẻ em trên địa bàn. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Kim Chi cho rằng cần nghiên cứu phương án, giải pháp hay của các địa phương để có những quy định phù hợp với tình hình thực tiễn, tránh việc Đề án ban hành thiếu hiệu quả. Đề án cũng cần quy định rõ vai trò, trách nhiệm cụ thể của các bộ, ngành, địa phương, nhà trường, phụ huynh học sinh. HÀ LINH Rùa lên bãi biển xã Nhơn Hải đẻ trứng
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==