Tiền Phong số 156

TỰ CHẾ DAO ĐỂ SỬ DỤNG PHẠM TỘI KHÁ PHỔ BIẾN Tại phiên thảo luận, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Việt Hà (Tuyên Quang) đồng tình với việc bổ sung dao có tính chất sát thương cao là vũ khí thô sơ. Bà Hà viện dẫn báo cáo tổng kết 5 năm thi hành luật, cho thấy trong tổng số 28.715 vụ sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ gây án giết người, cướp tài sản, cố ý gây thương tích, chống người thi hành công vụ, có đến 25.378 vụ, chiếm hơn 88% đối tượng sử dụng vũ khí thô sơ, dao và phương tiện tương tự dao để gây án. Riêng các đối tượng sử dụng các loại dao gây án là hơn 16.841 vụ, chiếm hơn 66%; nhiều vụ các đối tượng sử dụng dao nhọn, sắc, có tính sát thương cao, giết người với tình tiết manh động, gây bức xúc, hoang mang trong nhân dân... Thêm vào đó, theo đại biểu, hiện tượng thanh niên tự chế dao để sử dụng phạm tội khá phổ biến, tuy nhiên không xử lý được hành vi tàng trữ, sử dụng vũ khí do luật hiện hành không quy định dao là vũ khí. Do đó, cần bổ sung trong luật dao có tính sát thương cao là vũ khí thô sơ. ĐBQH Nguyễn Sỹ Quang (Đồng Nai) cho rằng, các loại dao, súng tự chế đang là nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm trong tình hình hiện nay, nếu quản lý chặt sẽ giúp hạn chế tình trạng này. Hiện công an các đơn vị, địa phương đều có lực lượng tuần tra, xử lý việc tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công vụ hỗ trợ, chẳng hạn lực lượng 141 Hà Nội đang rất hiệu quả trong việc này. Theo ông Quang, quy định này sẽ góp phần kéo giảm tội phạm, nhất là hiện nay các đối tượng xấu, có tiền án, tiền sự thường thủ mã tấu, lê, vũ khí tự chế... “Có những việc ở trong quán chỉ cần “nhìn đểu” là rút dao đâm ngay. Nếu luật được thông qua sẽ giúp kiềm chế tội phạm”, ông Quang nói. HOÀN CHỈNH DỰ THẢO LUẬT CHẶT CHẼ, CHẤT LƯỢNG HƠN ĐBQH Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) cho rằng, quy định "dao có chiều dài lưỡi dao từ 20 cm trở lên hoặc có chiều dài lưỡi dao dưới 20cm nhưng được hoán cải, lắp đặt có thể coi là vũ khí thô sơ" sẽ tăng tính răn đe đối với những đối tượng có tiền án, tiền sự, thường xuyên gây rối trật tự công cộng. Tuy nhiên, theo ông Cảnh, quy định dao 20 cm trở lên là vũ khí thô sơ là chưa hợp lý. Khi đó tội phạm sẽ chọn cách dùng dao nhỏ gọn hơn để giải quyết mâu thuẫn. Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh đề nghị không coi dao hoặc vật dụng sắc nhọn đang dùng hằng ngày là vũ khí thô sơ. Chỉ trong trường hợp người cầm dao, vật sắc nhọn ở hoàn cảnh "được suy đoán" là không vì mục đích lao động thì lúc đó dao mới là vũ khí thô sơ. “Ranh giới giữa vật dụng thông thường và vũ khí thô sơ đều do người dân quyết định. Khi người dân cầm dao trên tay không vì mục đích lao động nhưng sau đó lại bỏ dao xuống để tránh các thương vong thì không coi đây là vũ khí thô sơ. Nếu quy định được rõ hơn như thế thì sẽ có hiệu quả hơn trong phòng chống tội phạm”, ông Cảnh nói. Đại biểu Phạm Văn Hoà (đoàn Đồng Tháp) đề nghị giải thích theo hướng: Nếu dao phục vụ cho lực lượng vũ trang thì gọi là vũ khí, còn đối tượng xấu, manh động sử dụng gọi là hung khí, trường hợp gia đình sử dụng thì gọi là công cụ sinh hoạt, lao động. “Dao dùng cho gia đình làm sao gọi là vũ khí được, đó là công cụ của gia đình”, ông Hòa nói. Về khai báo vũ khí thô sơ, vũ khí sát thương cho công an xã, ông Hòa đề nghị phải rành mạch trong vấn đề này. “Đối với sản xuất, kinh doanh thì phải khai báo, còn gia đình sử dụng thì không thể gọi là vũ khí. Theo tôi, không nên yêu cầu phải khai báo, bởi nếu làm vậy sẽ gây phiền hà cho người dân”, ông nêu. Phát biểu tại phiên thảo luận, Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Thứ trưởng điều hành hoạt động Bộ Công an cho biết, ngay trong quá trình xây dựng, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật đã được Chính phủ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan soạn thảo chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan nghiên cứu, khảo sát thực tiễn, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, đánh giá về những tác động đa chiều một cách kỹ lưỡng, tạo cơ sở cho việc đề xuất nội dung, quy định trong dự thảo luật. “Cơ quan soạn thảo sẽ lựa chọn tối đa và nghiêm túc tiếp thu những ý kiến hợp lý để khẩn trương tham mưu cho Chính phủ chỉ đạo, sớm hoàn chỉnh dự thảo luật chặt chẽ, chất lượng hơn và đảm bảo khả thi hơn, trước khi trình Quốc hội thông qua”, ông Tỏ khẳng định. THÀNH NAM Sáng 3/6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi). Việc bổ sung quy định dao có tính chất sát thương cao là vũ khí thô sơ nhận được nhiều sự quan tâm của đại biểu Quốc hội. 4 THỜI SỰ n Thứ Ba n Ngày 4/6/2024 Đại biểu Quốc hội đề nghị quy định rõ khi nào dao là vũ khí thô sơ Ngày 3/6, tại khu phố 7 (phường Hiệp An, TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương), Thành Đoàn Thủ Dầu Một tổ chức lễ ra quân thực hiện công trình “Vườn cây thanh niên”. Tham dự chương trình có chị Nguyễn Phạm Duy Trang, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội T.Ư. Tại buổi lễ, Thành Đoàn Thủ Dầu Một phát động “Mỗi người dân trồng ít nhất một cây xanh, mỗi nhà góp một mảng xanh” góp phần tạo cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Bí thư Thành Đoàn Thủ Dầu Một Nguyễn Minh Tâm cho biết, tại khu đất công đường ĐX 095 (khu phố 7, phường Hiệp An), Thành Đoàn phối hợp Chi hội Doanh nhân trẻ thành phố Thủ Dầu Một ra mắt công trình “Vườn cây thanh niên” quy mô gần 2.000 m2 với 100 cây Kèn hồng. Theo anh Tâm, cây Kèn hồng tượng trưng cho sự ngọt ngào, lãng mạn và tràn đầy sức sống như lứa tuổi thanh niên, cho bóng mát, giảm thiểu tác động của tia UV đối với sức khỏe và góp phần thanh lọc không khí trong lành. Sau chương trình trồng cây, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội T.Ư Nguyễn Phạm Duy Trang cùng lãnh đạo các đơn vị, địa phương đến thăm Chi hội Tân Á, thanh niên công nhân nhà trọ đồng bào dân tộc Khơme. Tại đây, đoàn tổ chức tặng quà cho trẻ em là con công nhân người đồng bào dân tộc thiểu số. HƯƠNG CHI Vườn cây thanh niên ở Bình Dương Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội T.Ư Nguyễn Phạm Duy Trang trồng cây xanh Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Thứ trưởng điều hành hoạt động Bộ Công an, phát biểu tại phiên họp ẢNH: NHƯ Ý Hà Nội thiếu hạ tầng thoát nước Chiều 3/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ. Về đối tượng cảnh vệ, nhiều ý kiến đồng tình bổ sung các chức danh: Thường trực Ban Bí thư, Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKSND Tối cao vào đối tượng cảnh vệ. Theo ĐBQH Vũ Hồng Luyến (Hưng Yên), việc sửa đổi, bổ sung đối tượng cảnh vệ nhằm thể chế kịp thời quy định của Đảng, nhất là Kết luận số 35 ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về danh mục chức danh, chức vụ lãnh đạo và tương đương của hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở và đảm bảo tính thống nhất, công bằng, minh bạch về chức danh, chức vụ và chế độ, chính sách đối với các lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước. Về bổ sung quy định áp dụng biện pháp cảnh vệ đối với trường hợp không thuộc quy định của Luật Cảnh vệ, ĐBQH Lê Nhật Thành (Hà Nội) nhất trí quy định bổ sung áp dụng công tác cảnh vệ đối với trường hợp không thuộc đối tượng cảnh vệ như quy định dự thảo luật: trong trường hợp cấp thiết để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo đảm công tác đối ngoại, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định áp dụng biện pháp cảnh vệ phù hợp đối với đối tượng không thuộc quy định tại điều này. Thống nhất bổ sung 3 đối tượng cảnh vệ Ông Trịnh Ngọc Sơn, Phó Tổng Giám đốc Cty Thoát nước Hà Nội, cho biết, Cty đang chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ lưu vực sông Tô Lịch (thuộc các quận trung tâm như Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng) và phần khu vực Hà Đông, Nam Bắc Từ Liêm và quận Long Biên. Ông Sơn cho biết, hiện nay hệ thống hạ tầng thoát nước (mương, ống ga, cống ngầm…) nội thành mới có lưu vực sông Tô Lịch (gồm 4 quận trung tâm Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng) được cải tạo cơ bản, đáp ứng lượng mưa 310mm/2 ngày (tương đương 50mm/h); còn lại các lưu vực khác (8 quận còn lại, hơn nửa khu vực trung tâm) chưa được cải tạo, đầu tư hạ tầng thoát nước theo quy hoạch, nhất là thiếu các trạm bơm đầu mối. Do vậy khi mưa việc thoát nước tại 8 quận còn lại hầu hết là tự chảy, không chủ động được nguồn tiêu, cùng với đó, hạ tầng và tốc độ đô thị hoá ở các khu vực này rất cao, cũng đang gây áp lực lớn cho công tác thoát nước tại đây. Theo ông Sơn, Công ty đang tăng cường dự báo, cảnh báo, theo dõi tình hình thời tiết, xây dựng kịch bản với các tình huống cụ thể; duy trì thường xuyên hệ thống cống, rãnh mương, sông, hồ điều hòa đồng bộ theo lưu vực gắn với các trọng điểm úng ngập; thực hiện các công trình cải tạo, sửa chữa, chống úng ngập cục bộ và khắc phục các tồn tại, sự cố trên đường. Về nguyên nhân gây ngập diện rộng ở một số khu vực như Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai, ông Sơn cho biết, hiện các khu vực trên nằm ở phía Tây Nam thành phố và dự án thoát nước giai đoạn 1 và 2 chưa vươn đến được. Để giảm úng ngập cho các khu vực này, thành phố đang thực hiện các dự án thoát nước bổ sung như xây dựng trạm bơm Yên Nghĩa, nâng cấp trạm bơm Đồng Bông 1, Đồng Bông 2... TRỌNG ĐẢNG

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==