Tiền Phong số 156

Chiều 3/6, Chủ tịch nước Tô Lâm - Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, tới thăm và kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu tại Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân (PK-KQ). Cùng đi với Chủ tịch nước có Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy T.Ư, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; lãnh đạo Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ Tài chính; lãnh đạo, chỉ huy một số cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng. Trong chương trình làm việc, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tham quan Trung tâm Quản lý vùng trời và Trung tâm chỉ huy Quân chủng PK-KQ; kiểm tra lực lượng sẵn sàng chiến đấu của các Sư đoàn 370, Sư đoàn 361 và Trạm Ra-đa 11 tại đảo Trường Sa thuộc quần đảo Trường Sa qua hệ thống truyền hình trực tuyến VSAT. Báo cáo Chủ tịch nước về một số kết quả nổi bật trong thực hiện nhiệm vụ của Quân chủng, Trung tướng Nguyễn Văn Hiền - Ủy viên T.Ư Đảng, Tư lệnh PK-KQ cho biết, trong 6 tháng cuối năm 2023 và 5 tháng đầu năm 2024, Quân chủng đã hoàn thành tốt nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và các nhiệm vụ đột xuất được giao. Công tác quản lý vùng trời, quản lý điều hành bay được tiến hành chặt chẽ; tình hình trên không, trên biển, khu vực địa bàn trọng điểm được theo dõi nắm chắc, kịp thời phát hiện, báo cáo, xử lý, không để bị động, bất ngờ. Quân chủng cũng làm tốt công tác tham mưu, đề xuất với Quân ủy T.Ư, Bộ Quốc phòng về nhiệm vụ tác chiến PK-KQ bảo vệ vùng trời, biển đảo; xây dựng lực lượng phòng không lục quân, phòng không nhân dân và không quân toàn quân vững mạnh; tổ chức bay huấn luyện, bay diễn tập cho lực lượng phi công đủ chỉ tiêu, đúng chương trình, kế hoạch; các đợt thực hành ném bom, bắn đạn thật có 100% đạt giỏi và xuất sắc; tham gia diễn tập với các quân khu, quân đoàn bảo đảm chất lượng, an toàn… NÂNG CAO NĂNG LỰC, QUYẾT TÂM Biểu dương những kết quả mà cán bộ, chiến sĩ Quân chủng PKKQ đã đạt được, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định, những năm qua, Quân chủng đã hoàn thành tốt nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu cả thường xuyên và đột xuất, bảo vệ vững chắc bầu trời, biển, đảo của Tổ quốc; tích cực tham gia tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, đồng cam cộng khổ, sẻ chia, giúp đỡ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, xóa đói, giảm nghèo... Chủ tịch nước yêu cầu Quân chủng quán triệt và thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các nghị quyết của Bộ Chính trị, Quân ủy T.Ư về xây dựng Quân đội tinh, gọn, mạnh; rà soát toàn bộ các mục tiêu, yêu cầu, phấn đấu về đích sớm so với yêu cầu mà Đảng đã đề ra. Quán triệt triển khai có hiệu quả Nghị quyết T.Ư 8 (khoá XIII) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, nhất là những tư duy, nhận thức mới về bảo vệ Tổ quốc để tham mưu, cụ thể hóa và tổ chức thực hiện hiệu quả, trọng tâm là những kế sách trong xây dựng lực lượng, xây dựng thế trận phòng không nhân dân, không quân toàn quân rộng khắp, vững chắc, nhiều tuyến, nhiều tầng, khép kín các mục tiêu, khu vực chiến lược cũng như toàn bộ lãnh thổ quốc gia, vùng trời của Tổ quốc; củng cố tiềm lực, sức mạnh, phương thức tác chiến PK-KQ hiện đại. “Quân chủng cần không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, làm chủ vũ khí, trang bị hiện đại; chú trọng xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao; coi giáo dục, đào tạo và huấn luyện chiến đấu là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên; huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu phải sát với yêu cầu nhiệm vụ, sát với thực tế tình hình hiện nay”, Chủ tịch nước nói. Chủ tịch nước cũng lưu ý Quân chủng PK-KQ tiếp tục nâng cao năng lực sản xuất, sửa chữa, ứng dụng các thành tựu công nghệ mới, nâng cao độ tin cậy của các loại vũ khí, khí tài, trang bị; tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước, Quân đội mua, sắm, bổ sung vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và phù hợp điều kiện kinh tế đất nước. Thường xuyên nghiên cứu nắm chắc tình hình âm mưu, thủ đoạn của địch, có phương án, quyết tâm chiến đấu chính xác, kịp thời; không ngừng hoàn thiện thế trận phòng không gắn với thế trận phòng thủ trên từng khu vực. Cùng với đó, Quân chủng cần tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện, sức chiến đấu của Đảng bộ Quân chủng, xây dựng Đảng bộ vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ. Đẩy mạnh công tác đối ngoại quốc phòng, góp phần tích cực trong bảo đảm vũ khí, trang bị và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, sát với tình hình thực tiễn và nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc hiện nay. THỤY DU Tới kiểm tra Bộ đội Phòng không - Không quân, Chủ tịch nước Tô Lâm bày tỏ tin tưởng cán bộ, chiến sĩ canh trời sẽ tiếp tục nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, xứng đáng với niềm tin của Đảng, Nhà nước và Nhân dân. Chủ tịch nước Tô Lâm tặng cán bộ, chiến sĩ Trung tâm Quản lý vùng trời thuộc Sở chỉ huy Quân chủng Phòng không - Không quân bức tranh “Bác đang cùng chúng cháu hành quân” ẢNH: NGUYỄN MINH THỜI SỰ 3 n Thứ Ba n Ngày 4/6/2024 Xây dựng thế trận Phòng không - Không quân rộng khắp Thay mặt toàn thể lực lượng, Trung tướng Trần Ngọc Quyến - Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân chủng PK-KQ khẳng định: Cán bộ, chiến sĩ Quân chủng PK-KQ rất vinh dự, tự hào là đơn vị Quân đội đầu tiên được đón tân Chủ tịch nước cùng đoàn công tác, thay mặt cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến thăm và kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu của Quân chủng. “Cán bộ, chiến sĩ Quân chủng PK-KQ xin được tiếp thu, lĩnh hội những ý kiến chỉ đạo và xin hứa với đồng chí Chủ tịch nước, với Đảng, Nhà nước và Nhân dân: Dù trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào, Bộ đội PK-KQ cũng luôn đoàn kết một lòng, khắc phục khó khăn, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, xứng đáng là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ vững chắc bầu trời Tổ quốc”, Trung tướng Trần Ngọc Quyến nhấn mạnh. Quốc hội chất vấn Bộ trưởng TN&MT và Bộ trưởng Công Thương Sáng nay (4/6), Quốc hội sẽ tiến hành phiên chất vấn, trả lời chất vấn với thành viên Chính phủ đầu tiên là Bộ trưởng Bộ TN&MT Đặng Quốc Khánh. Thời gian trả lời chất vấn của ông Khánh từ sáng 4/6, nội dung xoay quanh việc quản lý, khai thác, bảo vệ tài nguyên biển quốc gia; tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về an ninh nguồn nước; giải pháp phòng, chống tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu, suy giảm, ô nhiễm nguồn nước; giải pháp nghiên cứu, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng và tài nguyên, khoáng sản quý hiếm. Chiều cùng ngày, sau phiên chất vấn ông Khánh, Quốc hội sẽ chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên về công tác quản lý, giám sát, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử; giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, thúc đẩy việc thực hiện các hiệp định thương mại tự do và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Sau đó, Quốc hội sẽ chất vấn Tổng Kiểm toán Nhà nước và Bộ trưởng Bộ VHTT&DL ngày 5/6. Phiên chất vấn sẽ diễn ra trong 2,5 ngày, từ sáng 4/6 đến hết sáng 6/6. LUÂN DŨNG Đề nghị bổ sung Quảng Trị vào nghị quyết quy hoạch không gian biển quốc gia Ngày 3/6, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Quảng Trị thông tin, tham gia thảo luận về dự thảo Nghị quyết quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, ĐBQH Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ủy ban Tài chính và Ngân sách của Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị, đề nghị dự thảo Nghị quyết theo hướng mở, theo vùng, nếu đưa địa phương vào quy hoạch thì cũng nên đưa hết tất cả 28 tỉnh, thành phố có biển, đặc biệt là rà soát lại quy hoạch của các địa phương để cập nhật vào, cụ thể như tỉnh Quảng Trị đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tỉnh, quy hoạch sử dụng đất. "Về phân vùng sử dụng không gian biển, tại khoản 1, điều 4, chỉ nêu phát triển Đà Nẵng, Huế, Hà Tĩnh, không nêu Quảng Trị, vì vậy đề nghị Quốc hội bổ sung tỉnh Quảng Trị, bởi tỉnh có cảng biển Mỹ Thủy, Khu Kinh tế Đông Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1936/QĐ-TTg ngày 11/10/2016. Về Quy hoạch tổng thể hệ thống cảng biển năm 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đề nghị bổ sung cảng biển Mỹ Thủy vì đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cảng biển Mỹ Thủy là cảng loại 2 bao gồm 2 khu bến chính là Khu bến Cửa Việt và Khu Mỹ Thủy vào năm 2021. Về phân vùng chức năng và phân vùng sử dụng biển trong quy hoạch không gian biển quốc gia, đề nghị bổ sung các dự án điện gió ngoài khơi vì theo sơ đồ điện VIII, các dự án điện gió được xác định là tiềm năng rất lớn để phát triển kinh tế biển. Về bản đồ phân vùng sử dụng không gian biển thì cần bổ sung ưu tiên các dự án điện khí như ở tỉnh Quảng Trị có mỏ Báo vàng và mỏ khí Kèn Bầu, mỏ Kèn Bầu cũng đã được cấp chủ trương đầu tư, cũng đã xác định trung tâm năng lượng của miền Trung", ông Đồng nói. H.THÀNH

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==