14 n Thứ Ba n Ngày 4/6/2024 TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Trong đó có việc vận động hộ vay gửi tiền tiết kiệm thông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn nhằm từng bước tạo cho người nghèo có ý thức dành tiền tiết kiệm để tạo vốn tự có và quen dần với hoạt động tín dụng tài chính, góp phần giảm nghèo bền vững. Tổ trưởng các Tổ tiết kiệm và vay vốn tại xã Kỳ Châu, huyện Kỳ Anh nộp tiền gửi tiết kiệm của tổ viên tại Điểm giao dịch xã. Chỉ từ 5.000 - 10.000 đồng, nhiều hộ nghèo trên địa bàn huyện Kỳ Anh vẫn có thể tham gia tiền gửi tiết kiệm hàng tháng, chương trình đặc biệt này đang được NHCSXH huyện triển khai có hiệu quả. Thôn Châu Long, xã Kỳ Châu nhiều năm liền đói nghèo đeo bám người dân. Nguyên nhân có nhiều, trong đó một phần do người dân không có vốn để đầu tư sản xuất, kinh doanh. Từ khi được tiếp cận với vốn vay ưu đãi từ NHCSXH, cuộc sống của người dân đã thay đổi nhiều. Tổ tiết kiệm và vay vốn thôn Châu Long được thành lập trên tinh thần tự nguyện, đoàn kết tương trợ giúp đỡ nhau giữa các hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách khác có nhu cầu vay vốn NHCSXH để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống. Hiện nay, Tổ tiết kiệm và vay vốn thôn Châu Long quản lý 48 tổ viên vay vốn 7 chương trình tín dụng chính sách với tổng dư nợ đạt trên 2.333 triệu đồng, các hộ vay vốn đều sử dụng vốn đúng mục đích, trả nợ trả lãi đầy đủ, đúng kỳ hạn. Bà Dương Thị Dung - Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn thôn Châu Long chia sẻ: “Trong những lần sinh hoạt tổ, chúng tôi đã tổ chức tuyên truyền cho bà con về ý nghĩa của nguồn vốn ưu đãi và việc tham gia gửi tiền tiết kiệm, qua đó, tạo thói quen thực hành tiết kiệm để tạo lập nguồn vốn tự có giúp mọi người có thể chủ động hơn trong cuộc sống. Gửi tiền tiết kiệm đã trở thành nề nếp trong hoạt động của tổ, có hộ mỗi tháng gửi đến 1 triệu đồng tiền tiết kiệm, còn theo quy ước của tổ là 50 nghìn đồng/ tháng. Đến nay, tổng số tiền tiết kiệm của tổ đạt trên 233 triệu đồng. Tuy con số này không nhiều nhưng đã tạo được thói quen, ý thức, trách nhiệm của mọi người đối với bản thân cũng như quy định của tổ”. Gia đình chị Vũ Thị Tương ở thôn Châu Long luôn thực hiện tốt nhiệm vụ trả lãi và gửi tiền tiết kiệm thông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn. Do điều kiện gia đình còn khó khăn, năm 2019, chị được chính quyền địa phương và NHCSXH huyện cho vay số tiền 50 triệu đồng chương trình hộ cận nghèo. Với số vốn này đã tạo điều kiện cho gia đình vươn lên có cuộc sống ổn định. Nhờ chí thú làm ăn và chi tiêu tiết kiệm nên chị đã trả được 14 triệu đồng tiền gốc cho ngân hàng và hàng tháng, chị Tương còn tích lũy gửi tiết kiệm bình quân 100 nghìn đồng/ tháng. Không riêng gì gia đình chị Tương, mà với ý thức dành dụm và tích lũy, 48 tổ viên của Tổ tiết kiệm và vay vốn thôn Châu Long do bà Dương Thị Dung làm Tổ trưởng cũng đã tham gia gửi tiền tiết kiệm. Chủ tịch UBND xã Kỳ Châu Trần Công An cho biết: “Hiện nay, trên địa bàn xã có 305 hộ còn dư nợ tại 8 Tổ tiết kiệm và vay vốn. Với mức tiền gửi ít, không có ngân hàng nào chấp nhận cho người dân gửi tiết kiệm. Mới đầu, mọi người cũng băn khoăn sợ không có hiệu quả; nhưng được sự hướng dẫn của cán bộ tín dụng NHCSXH huyện, mỗi thành viên tại các tổ dần dần tích cực tham gia gửi tiền tiết kiệm, hiện nay, số dư tiền gửi tiết kiệm thông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn ở xã Kỳ Châu đạt 1.023 triệu đồng”. Không chỉ ở xã Kỳ Châu mà đến nay, 100% xã trên địa bàn huyện Kỳ Anh đều thực hiện tốt chương trình gửi tiền tiết kiệm thông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn. Chị Nguyễn Thị Hoa ở thôn Phúc Độ, xã Kỳ Thượng vay vốn 70 triệu đồng chương trình hộ mới thoát nghèo từ NHCSXH huyện cho biết: “Được Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn tuyên truyền và vận động, hướng dẫn, tôi đã tham gia gửi tiền tiết kiệm tại tổ với số tiền 150.000 đồng/tháng. Sau hơn 2 năm, tôi đã tiết kiệm được số tiền hơn 4 triệu đồng, nguồn vốn tiết kiệm sẽ giúp tôi giảm nhẹ gánh nặng trong việc trả nợ gốc và lãi”. Theo Giám đốc NHCSXH huyện Kỳ Anh Phạm Anh Đức: “Việc huy động tiền gửi tiết kiệm thông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện. Để triển khai hiệu quả, NHCSXH huyện đã quán triệt mục đích huy động tiền gửi tiết kiệm của người nghèo, nhằm từng bước tạo cho người nghèo có ý thức dành tiền tiết kiệm để tạo vốn tự có, quen dần với hoạt động tín dụng, tài chính. Đồng thời, tạo thêm nguồn vốn để mở rộng cho vay trên địa bàn, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo tại địa phương. Mức tiền gửi tiết kiệm, thời gian gửi ở các Tổ tiết kiệm và vay vốn khác nhau, tùy theo quy ước ở các tổ nhưng tất cả đều phải được công khai với người dân. Với những nỗ lực triển khai, thực hiện đồng bộ từ huyện đến các xã, thôn, chương trình huy động tiền gửi tiết kiệm của người nghèo đã có những kết quả đáng khích lệ. Đến nay, toàn huyện đã huy động được gần 33 tỷ đồng tiền gửi tiết kiệm thông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn”. HƯƠNG GIANG NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI: Khi người vay chắt chiu từng đồng vốn gửi tiền Hầu hết các hộ vay vốn ưu đãi trên địa bàn huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả và trả nợ đúng hạn là nhờ NHCSXH huyện tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn. TIẾP TỤC GIẢM THÊM 1 - 2% LÃI SUẤT CHO VAY Theo đó, NHNN yêu cầu các đơn vị tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp tiết giảm chi phí, đơn giản hóa thủ tục cho vay, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số vào quy trình cho vay để nỗ lực phấn đấu giảm 1-2%/năm lãi suất cho vay, nhất là cho các động lực tăng trưởng truyền thống, các ngành mới nổi, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, nhà ở xã hội... nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phát triển sản xuất kinh doanh, tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Duy trì mặt bằng lãi suất huy động ổn định, hợp lý, phù hợp với khả năng cân đối vốn, khả năng mở rộng tín dụng lành mạnh và năng lực quản lý rủi ro, ổn định thị trường tiền tệ và mặt bằng lãi suất thị trường. Cùng đó, tiếp tục triển khai các giải pháp tăng trưởng tín dụng hiệu quả, đúng, trúng mục tiêu, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn tín dụng của nền kinh tế, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế, quyết tâm thực hiện giải pháp thiết thực, hiệu quả để phấn đấu tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đến hết Quý II năm 2024 ở mức 5-6% theo chủ trương của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả. NHNN cũng yêu cầu các tổ chức tích cực rà soát các dự án để đảm bảo cung ứng tín dụng kịp thời cho các dự án khả thi, đẩy nhanh việc xét duyệt cho vay, áp dụng các biện pháp, hình thức tài sản đảm bảo cho vay linh hoạt, phù hợp quy định của pháp luật, thuận lợi cho khách hàng vay vốn. Đẩy mạnh đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ tín dụng ngân hàng phù hợp với từng phân khúc khách hàng, chú trọng phát triển các sản phẩm tín dụng mới đáp ứng nhu cầu phục vụ đời sống, tiêu dùng của người dân. Chủ động và tích cực truyền thông kịp thời, rõ ràng, đầy đủ về các chính sách, sản phẩm, dịch vụ của TCTD để giúp người dân, doanh nghiệp nắm bắt, hiểu rõ và tiếp cận các chương trình, chính sách của TCTD. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh tham gia các chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, chủ động phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội để tổ chức trao đổi, đối thoại với khách hàng vay vốn nhằm nắm bắt và kịp thời xử lý, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của khách hàng có hiệu quả, thực chất, qua đó mở rộng khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp, người dân. TÍN DỤNG VẪN ĐANG CHẬT VẬT Số liệu của NHNN cho biết, trong tháng 3/2024, tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt 0,98%, chấm dứt chuỗi 2 tháng đầu năm liên tiếp tăng trưởng tín dụng âm. Tính chung đến cuối tháng 3/2024, tín dụng nền kinh tế đạt khoảng 13,6 triệu tỷ đồng, tăng 0,26%. Số liệu tăng trưởng tín dụng của lĩnh vực ngân hàng đi kèm với các tín hiệu phục hồi chung của nền kinh tế, đặc biệt là sự cải thiện của tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP), với GDP quý I/2024 tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023. Trong khi tín dụng tăng trưởng thì huy động vốn lại có dấu hiệu sụt giảm. Tính đến thời điểm 25/3/2024, huy động vốn của các TCTD giảm 0,76% so với cuối năm 2023. Động thái này một phần do các ngân hàng giảm nhu cầu huy động vốn bởi khi nhu cầu cho vay đầu năm không cao, dấu hiệu dòng tiền dư thừa trong hệ thống ngân hàng xuất hiện trong thời gian khoảng 2 tháng đầu năm 2024. Theo đó, việc NHNN có hành động phát hành tín phiếu trên thị trường mở từ hôm 11/3 cũng được xem là nhằm hút bớt lượng tiền thừa trong các ngân hàng thương mại, tránh việc các ngân hàng sử dụng số tiền này vào các nghiệp vụ không cần thiết, chẳng hạn như các công vụ phòng vệ rủi ro tỷ giá. Diễn biến thị trường liên ngân hàng trong những ngày gần đây cho thấy, một số ngân hàng đã bắt đầu xuất hiện trạng thái thiếu vốn. Việc này mặc dù có thể chỉ là diễn biến cục bộ và không phải là bức tranh chung của toàn bộ hệ thống, thể hiện ở chỗ, đầu tháng 4/2024 vẫn có ngân hàng lớn thuộc nhóm Big 4 hạ lãi suất huy động. Tuy nhiên, khi dòng tiền trong ngân hàng có dấu hiệu co hẹp phần nào sẽ hạn chế khả năng bơm vốn ra nền kinh tế của toàn bộ hệ thống. Đặc biệt, một số chuyên gia cho biết, hiện tại các ngân hàng cũng vẫn còn phải giữ tâm thái rất thận trọng trong khâu kiểm soát rủi ro. KHÁNH MINH NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC YÊU CẦU: Hạ tiếp lãi suất, thúc mạnh vốn vào nền kinh tế Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có văn bản gửi các tổ chức tín dụng; các chi nhánh ngân hàng nước ngoài yêu cầu thực hiện một số giải pháp về tín dụng và lãi suất. Tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống được NHNN đặt ra đến hết quý II/ 2024 ở mức 5 - 6% theo chủ trương của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả.
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==