Tiền Phong số 156

10 ĐỜI SỐNG n Thứ Ba n Ngày 4/6/2024 CƠ QUAN CHỨC NĂNG TRẢ LỜI THÔN KHÔNG TẤC ĐẤT Xã Vân Hà (thị xã Việt Yên, Bắc Giang) có 3 thôn. Đó là thôn Yên Viên, thôn Thổ Hà và thôn Nguyệt Đức. Tuy nhiên, chỉ thôn Yên Viên và Thổ Hà là người dân sống trên bờ, còn toàn bộ thôn Nguyệt Đức người dân đều sống trên thuyền dưới lòng sông Cầu. Có lẽ, đây cũng là thôn duy nhất trên cả nước toàn bộ người dân sống trên thuyền. Ông Nguyễn Đình Mỹ, Chủ tịch UBND xã Vân Hà cho biết, trước đây người dân thôn Nguyệt Đức sống bám vào sông nước. Vì thế, họ đầu tư, vay ngân hàng mua thuyền có tải trọng lớn để vận chuyển hàng hóa nên người dân Nguyệt Đức nay đây mai đó. Cả gia đình di chuyển theo những chuyến tàu, sau vài ba tháng mới trở về qua nhà. Vì thế, con trẻ không được đi học, không điện lưới, không nước sạch. “Thôn Nguyệt Đức từng được gắn với những cái tên chẳng lấy gì làm vui vẻ. Trong đó, tên được nhiều người nhắc đến là “thôn 5 không”, tức không điện, không đường, không đất, không nước sạch, không nhà sinh hoạt cộng đồng”, ông Mỹ chia sẻ. Gần đây, với sự phát triển của các loại hình giao thông vận tải khiến vận tải thủy gặp khó. Người dân Nguyệt Đức không còn di chuyển khắp nơi mà định cư dưới lòng sông Cầu. Chính quyền địa phương đã hỗ trợ kéo điện lưới, đưa nước sạch, tạo điều kiện cho trẻ được đến trường. Dù vậy, không có cái chữ, không có ruộng đất cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn. DANG DỞ GIẤC MƠ LÊN BỜ Hiện nay người dân thôn Nguyệt Đức vẫn sinh sống dưới một đoạn dòng sông Cầu dài khoảng 1km. Mọi sinh hoạt của các thành viên trong gia đình đều diễn ra trên thuyền. Vì thế, nước thải sinh hoạt, rác thải đều được người dân xả thẳng xuống sông. “Biết có thể gây ô nhiễm môi trường nhưng chúng tôi cũng chẳng còn cách nào khác”, một người dân chia sẻ. Cuộc sống sông nước rất bất tiện và nguy hiểm. Thậm chí, đã có nhiều trường hợp người dân thôn Nguyệt Đức bị đuối nước. Chỉ riêng năm 2023, làng chài Nguyệt Đức đã có 3 trường hợp tử vong do đuối nước. Một trường hợp cụ bà tử vong vì bị lật thuyền khi đang nhặt ve chai trên sông. Hai trường hợp là trẻ nhỏ ngã xuống sông chết đuối, bà Trương Thị Hiền Lương, Bí thư chi bộ thôn Nguyệt Đức thông tin. Cũng vì những bất tiện, xen lẫn hiểm nguy nên người dân Nguyệt Đức mong được lên bờ. Thực tế, tỉnh Bắc Giang cũng đã có đề án đưa người dân thôn Nguyệt Đức lên bờ nhưng do vướng mắc, đến nay vẫn chưa triển khai được. Ông Nguyễn Đình Mỹ, Chủ tịch UBND xã Vân Hà cho biết, UBND huyện đã giao cơ quan chuyên môn phối hợp với UBND xã Vân Hà rà soát và bố trí 5ha đất quy hoạch khu tái định cư cho các hộ tại thôn Nguyệt Đức. UBND xã cũng đã rà soát, xác định 139 hộ đủ điều kiện giao đất tại khu tái định cư. Tuy nhiên, khi đang triển khai thì dự án phải dừng lại chờ xin ý kiến cấp trên. Bởi lẽ, xã Vân Hà được xác định là hành lang thoát lũ theo quy hoạch của Bộ NN&PTNT. Vì thế, việc thực hiện quy hoạch và bổ sung quy hoạch của thị xã Việt Yên và xã Vân Hà đang bị “vướng”, chờ ý kiến của Bộ NN&PTNT. Bà Lương cho biết, bà cũng sinh sống tại thôn Nguyệt Đức, cũng là Đại biểu HĐND tỉnh Bắc Giang. Bà khẳng định, tại các kỳ họp HĐND tỉnh, bà đều đề nghị tỉnh Bắc Giang sớm giải quyết khu tái định cư cho người dân thôn Nguyệt Đức. Đồng thời, có chính sách để hỗ trợ người dân sớm an cư, ổn định cuộc sống. “Chúng tôi rất mong các cơ quan Trung ương, chính quyền tỉnh Bắc Giang sớm giải quyết, tháo gỡ khó khăn để người dân ổn định cuộc sống”, bà Lương chia sẻ. THANH HIẾU Sau gần 40 năm sử dụng, cầu treo sông Giăng nối hai xã Phong Thịnh và Thanh Liên (huyện Thanh Chương, Nghệ An) đã xuống cấp. Cầu được thiết kế tải trọng 10 tấn, nhưng nay chỉ cho phép xe tải trọng dưới 5 tấn lưu thông. Đây là cây cầu dân sinh quan trọng phục vụ đi lại cho bà con nhân dân 10 xã vùng Cát Ngạn với trung tâm huyện Thanh Chương. Các mố neo của cầu treo sông Giăng bị bong tróc, cáp treo cũ kỹ, hệ thống lan can nhiều vị trí bị gỉ sét, bê tông nứt nẻ. Cơ quan chức năng cắm nhiều biển cảnh báo ở hai đầu cầu, dựng hàng rào cọc tiêu để hạn chế xe tải lớn qua cầu. Cầu treo sông Giăng đưa vào sử dụng năm 1987, có chiều dài 120m, nằm trên Tỉnh lộ 533. Năm 2017, tỉnh lộ này được nâng lên thành Quốc lộ 46C nên tuyến đường và cầu được chuyển giao cho Bộ Giao thông Vận tải quản lý. Ông Nguyễn Hồng Nâm, Chủ tịch UBND xã Phong Thịnh (huyện Thanh Chương) - địa phương nằm bên cầu treo sông Giăng bày tỏ, cầu yếu, các xe trọng tải lớn không thể đi qua cầu đã kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Trước những kiến nghị của cử tri và chính quyền địa phương, ngày 6/10/2023, Bộ Giao thông Vận tải đã có quyết định về việc giao nhiệm vụ cho Cục Đường bộ Việt Nam tổ chức lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án xây dựng cầu sông Giăng, thời gian thực hiện từ năm 2023-2025. Cục Đường bộ Việt Nam sau đó đã trình Bộ Giao thông Vận tải quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng cầu mới thay thế cầu treo sông Giăng với mức đầu tư dự kiến khoảng 68 tỷ đồng. Tuy nhiên, hơn một năm trôi qua, dự án vẫn “nằm trên giấy”. “Chúng tôi rất mong cầu sông Giăng sớm được xây dựng lại để đảm bảo an toàn cho các phương tiện lưu thông. Đây cũng là nguyện vọng của bà con nhân dân trong mỗi lần tiếp xúc cử tri”, lãnh đạo UBND huyện Thanh Chương chia sẻ. KHÓ VỀ KINH PHÍ VÀ BẢO TRÌ, SỬA CHỮA Nằm bên quốc lộ 7 cách thành phố Vinh khoảng 200km, cầu treo Xốp Nhị thuộc xã Hữu Lập, huyện biên giới Kỳ Sơn (Nghệ An) đưa vào sử dụng từ năm 1984 nay cũng bị hư hỏng và xuống cấp. Tại hiện trường cho thấy, thành lan can bị hư hỏng ở một số vị trí; thép cáp chủ, trụ cầu, dầm cầu bị gỉ sét; hệ thống cáp chủ, gối cầu bị khô mỡ… Trong khi đó, mỗi ngày, cây cầu đang phải oằn mình cõng một lượng lớn hàng hóa và người qua lại. Cách đó không xa, cầu treo Xiêng Thù bắc qua sông Nậm Mộ (thuộc xã Chiêu Lưu, huyện Kỳ Sơn) cũng chung số phận. Đây là tuyến đường huyết mạch nối các bản bên kia sông Nậm Mộ của xã Chiêu Lưu, xã Bảo Thắng với trung tâm huyện. Tuy nhiên, tại đây dự án xây cầu cứng mới đã bắt đầu được triển khai xây dựng. Không lâu nữa, bà con nhân dân nơi đây không còn chịu cảnh phải nơm nớp qua cầu treo xuống cấp. Về hướng xử lý hiện trạng cầu treo trên địa bàn tỉnh xuống cấp, ông Nguyễn Trọng Quang - Trưởng phòng Quản lý chất lượng công trình giao thông, (Sở GTVT Nghệ An) cho biết: “Cái khó nhất, ngoài vấn đề kinh phí thì các huyện cũng gặp khó khăn về khâu kỹ thuật trong việc thực hiện bảo trì, sửa chữa. Sở đang làm văn bản yêu cầu các địa phương kiểm tra, rà soát hiện trạng các công trình cầu treo, kịp thời phát hiện hỏng hóc để sửa chữa. Với những hư hỏng, sẽ đề nghị chủ đầu tư phải thuê các đơn vị tư vấn có năng lực chuyên môn kiểm định, kiểm tra, đưa ra các giải pháp sửa chữa, xử lý phù hợp nhằm đảm bảo an toàn giao thông và tuổi thọ công trình”. CẢNH HUỆ Tại các huyện vùng cao của tỉnh Nghệ An có nhiều cây cầu treo xuống cấp, mất an toàn, cần được thay thế hoặc duy tu, bảo dưỡng. Cầu treo sông Giăng xuống cấp nghiêm trọng Người dân thôn Nguyệt Đức sống dưới lòng sông Cầu Thôn “5 không” dang dở giấc mơ lên bờ Bất an cầu treo vùng cao Nghệ An Thôn Nguyệt Đức (thị xã Việt Yên, Bắc Giang) có hơn 180 hộ với hơn 700 nhân khẩu nhưng không gia đình nào có đất, họ sống nhờ sông nước. Đơn của ông Trần Quốc Trị, trú tại thôn Phổ Trung, xã Nghĩa An (thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) yêu cầu được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) mà gia đình ông đã ở trong 20 năm. Sau khi nhận được Phiếu chuyển đơn của báo Tiền Phong, UBND thành phố Quảng Ngãi có văn bản trả lời, cho biết: Thửa đất ông Trị đang sử dụng đã được quy hoạch để xây dựng bia di tích lịch sử tại địa phương. Do ông Trị là con liệt sĩ, UBND thành phố Quảng Ngãi và UBND xã Nghĩa An đã thống nhất bố trí thửa đất số 97 (tờ bản đồ số 7, diện tích 120 m2) tại khu tái định cư thôn Phổ Trung để gia đình ông xây nhà mới. UBND xã Nghĩa An cũng đã làm thủ tục đề nghị cấp có thẩm quyền cấp đất, cấp sổ đỏ thửa đất số 97, đồng thời hỗ trợ hơn 13 triệu đồng tiền nộp lệ phí trước bạ nhà đất để làm thủ tục cấp sổ đỏ cho ông Trị. Bên cạnh đó, UBND xã Nghĩa An đã vận động hỗ trợ kinh phí hơn 60 triệu đồng để ông Trị xây nhà mới. Tuy nhiên, đến nay ông Trị vẫn chưa thống nhất với phương án trên, tiếp tục gửi đơn tới nhiều cơ quan. Xét thấy nội dung đơn của ông Trị không có tình tiết mới, nên không có căn cứ pháp lý để UBND thành phố Quảng Ngãi giải quyết khác so với trước đây. Ban Bạn đọc báo Tiền Phong cảm ơn sự cộng tác của quý cơ quan, đơn vị. BAN BẠN ĐỌC Theo thống kê của Sở GTVT Nghệ An, toàn tỉnh hiện có tới 70 cầu treo. Trong đó, Sở GTVT và Chi cục Quản lý đường bộ 2 (Cục Đường bộ Việt Nam) quản lý hai cầu treo; 68 cầu còn lại do các huyện quản lý. Rất nhiều cây cầu treo trong số này do quá trình sử dụng lâu năm, lượng phương tiện tham gia giao thông ngày càng tăng nên không ít cầu treo bị xuống cấp, không đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn của người và phương tiện tham gia giao thông.

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==