14 n Thứ Năm n Ngày 30/5/2024 NHỊP SỐNG THỦ ĐÔ Vừa qua Hanoi Metro đã có báo cáo kết quả hoạt động và thu chi tài chính năm 2023, với lĩnh vực tài chính, lãnh đạo Hanoi Metro cho biết, năm 2023 tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đã lãi đến 13 tỷ đồng. Tuy nhiên với lý do hoạt động của tàu Cát Linh - Hà Đông và của Cty Hanoi Metro những năm qua thành phố đang phải hỗ trợ ngân sách đến hơn 85%, hoạt động doanh thu từ bán vé chở khách đi tàu mới đạt khoảng 15% nhu cầu chi, do vậy Sở GTVT Hà Nội đã có văn bản yêu cầu Cty Hanoi Metro báo cáo về sự việc trên. Ông Nguyễn Hồng Trường, Tổng Giám đốc Hanoi Metro cho biết, tuyến đi vào hoạt động chính thức từ ngày 6/11/2021 và đang phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân bằng phương tiện công cộng. Năm 2023 là năm thứ 2 liên tiếp Cty hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch được thành phố giao. Về sản lượng hoạt động, lãnh đạo Hanoi Metro cho biết, số lượng hành khách được tàu Cát Linh - Hà Đông vận chuyển trong năm 2023 là 10,8 triệu, tăng 31,7% so với năm 2022. Theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán doanh thu đạt 515 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ bán vé là 74,03 tỷ đồng, trợ giá của thành phố là 441,2 tỷ đồng (chiếm 85,6%). Lợi nhuận sau nộp thuế 13,1 tỷ đồng. Đại diện Sở GTVT Hà Nội cho biết, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đi vào hoạt động đã tạo chuyển biến lớn và làm đa dạng vận tải hành khách công cộng thành phố, tuyến đang phát huy hiệu quả trong việc có đông số lượng hành khách sử dụng và đang tăng theo thời gian. Tuy nhiên, về doanh thu của tuyến, thực chất tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông hoạt động vẫn chưa có lãi trong hơn 2 năm qua, thậm chí đang có mức âm lớn với các khoản cần chi của Cty chủ quản. Cụ thể, năm 2023 thành phố đã hỗ trợ ngân sách lên đến trên 441 tỷ đồng (chiếm 85,6%), còn hoạt động bán vé có thu của Hanoi Metro mới được hơn 74 tỷ đồng (đạt 14%) nhu cầu chi. Do vậy, theo đại diện Sở GTVT Hà Nội, khoản kinh phí hơn 13,1 tỷ không thể gọi là khoản lãi hay lợi nhuận, mà chỉ được xem là khoản tiết kiệm chi, hoặc khoản tiền chưa sử dụng đến từ số tiền ngân sách trợ giá đề ra. NHÓM PV THỜI SỰ “Giải mã” khoản lãi tiền tỷ của đường sắt Cát Linh - Hà Đông Cty TNHH MTV đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) - đơn vị vận hành tuyến đường sắt đô thị Cát Linh- Hà Đông vừa công bố thông tin có mức lãi cả chục tỷ đồng. Ngay sau đó, Sở GTVT Hà Nội đã có yêu cầu công ty (Cty) báo cáo và có thông tin chính thức về việc này. Tàu Cát Linh – Hà Đông đón trả khách và hoạt động trên tuyến ĐẦU TƯ - PHÁT TRIỂN NHAN NHẢN VI PHẠM Theo UBND xã Kim Chung (huyện Hoài Đức - Hà Nội), trên địa bàn xã có nhiều cơ sở cho thuê trọ. Tuy nhiên, qua rà soát có nhiều cơ sở cho thuê trọ vi phạm trật tự xây dựng, phòng cháy chữa cháy (PCCC). Trong đó, nổi bật nhất tòa nhà cao 12 tầng, 1 tum tại số 240 đường Lai Xá (xã Kim Chung). Theo UBND xã Kim Chung, công trình trên do ông Phạm Xuân Lâm (trú tại số 1 B4 Ngọc Khánh, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình) là chủ đầu tư. Sau khi hoàn thành xây dựng, ông Lâm tiếp tục chia mỗi tầng thành 2, biến tòa nhà từ 6 tầng thành 12 tầng. Ngoài ra, công tác PCCC của tòa nhà chưa đảm bảo, đăng ký tạm trú của người thuê nhà chưa đầy đủ. UBND huyện Hoài Đức đã ra Quyết định xử phạt hành chính chủ đầu tư số tiền 35 triệu đồng. Đồng thời, buộc chủ đầu tư trong 10 ngày phải phá dỡ phần vi phạm. Cũng tại đường Lai Xá có nhiều tòa nhà xây vượt tầng để cho thuê trọ, trong đó nhiều tòa nhà có từ 30-40 phòng. Điển hình là hai tòa nhà không số (nằm bên cạnh nhà số 35 đường Lai Xá), tòa nhà số 86 (ngay cổng Đông làng văn hóa Lai Xá)… Tuy nhiên, nổi bật nhất là tòa nhà số nhà 26 ngách 82/81 đường Lai Xá. Tòa nhà này cao 10 tầng, với diện tích khoảng 150m2. Theo UBND xã Kim Chung, sau thời gian rà soát, chấn chỉnh, hiện đã có 56 cơ sở cho thuê trọ trên địa bàn xã Kim Chung khắc phục các tồn tại về PCCC, 45 cơ sở còn tồn tại về PCCC. Ông Phạm Ngọc Lê, Chủ tịch UBND xã Kim Chung cho biết, qua rà soát, phát hiện cơ sở vi phạm PCCC, trật tự xây dựng thuộc thẩm quyền thì UBND xã xử lý ngay. Trường hợp quá thẩm quyền, UBND sẽ báo cáo lên cấp trên xin hướng xử lý. “Cách đây mấy hôm, chúng tôi cũng đã cưỡng chế phá dỡ một công trình nhà 4 tầng đang xây dựng trên đất công ích”, ông Lê chia sẻ. Không chỉ tại Hoài Đức, tại các quận, huyện khác ở Hà Nội cũng có nhiều công trình vi phạm. Thống kê của UBND quận Nam Từ Liêm cho thấy, hiện có hơn 2.700 hộ kinh doanh thuê trọ và chung cư mini trên địa bàn. Hiện quận đang rà soát lại để xác định rõ cơ sở đủ điều kiện, không đủ điều kiện về PCCC, cơ sở vi phạm về đất đai, trật tự xây dựng để quyết định dừng hoạt động hay cho phép hoạt động. Đồng thời yêu cầu Chủ tịch UBND các phường chịu trách nhiệm về những tồn tại trong công tác PCCC và hoạt động kinh doanh của các nhà cho thuê trọ và chung cư mini... Tại quận Hai Bà Trưng, quận đang tiếp tục rà soát loại hình nhà chia làm nhiều phòng, căn hộ để cho hộ gia đình, học sinh, sinh viên thuê, đặc biệt là những nhà trong ngõ ngách đông dân cư, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ. Theo số liệu từ Công an thành phố Hà Nội, qua rà soát cho thấy, trên địa bàn thành phố có 3.103 công trình chưa được nghiệm thu về PCCC hoạt động với tổng số 9.466 lỗi tồn tại, vi phạm từ sau khi Luật PCCC có hiệu lực. Ngoài ra, toàn thành phố còn 6.644 công trình xây dựng tạm, cơ sở thu mua phế liệu, cơ sở xây dựng trái phép, không phép trên đất dự án, đất nông nghiệp, đất đang bị thu hồi, trong hành lang bảo vệ đường sắt… vi phạm về PCCC. Lực lượng chức năng đã kiểm tra 6.644 cơ sở, phát hiện 12.779 tồn tại vi phạm; xử phạt 265 hành vi với số tiền gần 1,7 tỷ đồng; tạm đình chỉ, đình chỉ 610 cơ sở. ĐỀ XUẤT CẮT ĐIỆN NƯỚC CƠ SỞ VI PHẠM, SIẾT ĐIỀU KIỆN CHO THUÊ Để hạn chế nguy cơ PCCC cũng như tăng cường công tác quản lý, lãnh đạo phường Trung Hòa cho rằng, cần đưa thuê trọ là hoạt động kinh doanh có điều kiện. Khi đó, cơ sở nào có đủ điều kiện thì mới cấp phép để chủ cơ sở cho thuê trọ. Ngoài ra, không nên để cho các cơ sở vừa kinh doanh, vừa cho thuê nhà trọ bởi nguy cơ cháy nổ cao. Một số chuyên gia cũng cho rằng, đề xuất của UBND phường Trung Hòa là có cơ sở. Bởi lẽ, hiện nay thủ tục cho thuê phòng trọ, trọ khá đơn giản. Theo quy định, để kinh doanh phòng trọ chỉ cần đăng ký hộ kinh doanh cá thể tại UBND quận, huyện. Sau khi được cấp phép đăng ký kinh doanh, chủ cơ sở sẽ tiến hành cho thuê trọ và thông báo với chính quyền địa phương. Vì thế, các cơ sở này thường không đảm bảo an toàn PCCC nên việc “siết” là cần thiết. Trong khi đó, ông Nguyễn Đình Hoàn, Phó Chủ tịch UBND xã Kim Chung cho rằng, nên cho phép chính quyền địa phương cắt điện, nước đối với các công trình vi phạm PCCC và trật tự xây dựng. Đồng quan điểm, ông Bùi Việt Nga, Phó Chủ tịch UBND phường Khương Hạ (quận Thanh Xuân) cho rằng cần cắt điện, nước với các công trình vi phạm để chủ đầu tư khắc phục. Tuy nhiên, phía đơn vị cung cấp điện, nước lại không đồng ý nên cần sự chỉ đạo xuyên suốt của thành phố. Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, Hà Nội cần rà soát lại quy hoạch tổng thể các khu đô thị dân cư có hoạt động cho thuê trọ thường xuyên để phân định vùng quản lý theo mức cảnh báo sớm rủi ro (an toàn, an toàn thấp, đặc biệt mất an toàn) dựa trên các tiêu chí mật độ cư dân của khu, chiều rộng của ngõ, liên kết các lối đi lại, khả năng thoát hiểm và đáp ứng yêu cầu về PCCC. Hạn chế cấp phép kinh doanh nhà ở cho thuê ở các quận trung tâm có mật độ dân số cao và những ngõ quá hẹp mà xe chữa cháy không vào được. Bên cạnh đó, cần có quy định chuẩn về các nhà dân kết hợp kinh doanh cho thuê nhà ở theo các tiêu chí: Ngõ rộng tối thiểu bao nhiêu mét, xe chữa cháy vào được không, xây cao tối đa bao nhiêu tầng, số căn tối đa, số lượng người ở tối đa, đáp ứng về chuẩn an toàn PCCC. THANH HIẾU - TRẦN HOÀNG Nhiều chuyên gia pháp lý cho rằng, hiện nay ai có nhà cũng đều có thể mang ra cho thuê mà thiếu sự kiểm soát, quản lý, đảm bảo an toàn cháy nổ cho người dân. Do đó, cần phải siết lại điều kiện kinh doanh với dịch vụ này. Một căn nhà vi phạm trật tự xây dựng tại xã Kim Chung bị đập bỏ Cần siết lại dịch vụ cho thuê nhà trọ Ông Duy Hoàng Dương, Trưởng ban Pháp chế, HĐND thành phố Hà Nội cho biết, các ban HĐND thành phố vẫn thực hiện giám sát công tác PCCC trên địa bàn thành phố. Đặc biệt, sau vụ cháy chung cư mini ở quận Thanh Xuân, HĐND thành phố Hà Nội đã ban hành nghị quyết về hỗ trợ cũng như các giải pháp thực hiện PCCC. Tại kỳ họp cuối năm 2023, HĐND cũng thông qua Đề án nâng cao năng lực PCCC. Ông Dương cũng cho rằng, hiện nay vẫn còn một bộ phận người dân và chính quyền cơ sở còn lơ là công tác PCCC. Hiện HĐND thành phố đang xây dựng đề án tổng thể về PCCC trong đó, đưa ra các phương án PCCC, kinh phí, huy động nguồn lực cũng như từng giai đoạn triển khai… để trình HĐND thành phố tại kỳ họp tới.
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==