Tiền Phong số 151

12 QUỐC TẾ n Thứ Năm n Ngày 30/5/2024 Ngày 27/5, Triều Tiên chỉ trích việc lãnh đạo Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc thảo luận vấn đề phi hạt nhân hóa trên bán đảo, cho rằng tuyên bố chung đưa ra sau hội nghị thượng đỉnh của ba cường quốc Đông Bắc Á tại Seoul là “sự khiêu khích chính trị nghiêm trọng”, vi phạm chủ quyền của Triều Tiên. Dù Bắc Kinh chắc chắn đã hạ thấp lời lẽ trong tuyên bố chung bằng việc chỉ nhắc đến bán đảo chứ không nêu tên Triều Tiên, nhưng điều đó vẫn khiến Bình Nhưỡng nổi giận, một nhà phân tích ở Mỹ đánh giá. “Đáng chú ý là Triều Tiên chỉ trích tuyên bố chung mà Trung Quốc đã ký, dù Bắc Kinh đã giảm tông lời lẽ”, Reuters dẫn lời nhà nghiên cứu Patricia Kim, công tác tại Viện Brookings tại Mỹ. Trong tuyên bố chung, ba quốc gia “nhắc lại lập trường về hòa bình và ổn định khu vực, phi hạt nhân hóa bán đảo”. Tuy nhiên, tuyên bố này khác với tuyên bố đưa ra năm 2019 và trước đó ở điểm là không cam kết theo đuổi phi hạt nhân hóa. Từ khi các cuộc đàm phán quốc tế với Mỹ bế tắc năm 2019, Triều Tiên quay sang gạt bỏ ý tưởng từ bỏ vũ khí hạt nhân. “Triều Tiên muốn nhấn mạnh quan điểm rằng bất kỳ nỗ lực ngoại giao nào gợi ý Bình Nhưỡng phải phi hạt nhân hóa là điều không thể chấp nhận được”, Zhao Tong, một chuyên gia về hạt nhân tại Viện Hòa bình quốc tế Carnegie, nhận xét. “Sau khi đưa quy chế hạt nhân vào hiến pháp và trừng phạt bất kỳ ai chất vấn điều này, Triều Tiên đang đòi cộng đồng quốc tế chính thức công nhận họ là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân”, ông Zhao nói. Khi được hỏi về chỉ trích của Triều Tiên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh trả lời trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 28/5: “Quan điểm cơ bản của Trung Quốc về vấn đề bán đảo Triều Tiên không thay đổi”. Bà Mao không đề cập đến vấn đề phi hạt nhân hóa. Một quan chức của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc nói rằng có những khác biệt đáng kể giữa ba quốc gia về vấn đề Triều Tiên tại hội nghị lần này, và Trung Quốc đã không sử dụng cụm từ “phi hạt nhân hóa” từ năm ngoái. “Xem xét tình hình địa - chính trị hiện nay, tôi nghĩ sẽ khó thuyết phục Trung Quốc đồng ý với điều gì giống những thỏa thuận trước đây về vấn đề này”, vị quan chức cho biết. Tuy nhiên, quan chức này khẳng định quan điểm cơ bản Trung Quốc về vấn đề phi hạt nhân hóa chưa thay đổi. Trung Quốc vẫn là một đồng minh quan trọng của Triều Tiên, đồng thời là đối tác thương mại lớn nhất. Theo nhà nghiên cứu Rachel Minyoung Lee, việc Triều Tiên phóng vệ tinh trinh sát quân sự chỉ vài giờ sau hội nghị thượng đỉnh ở Seoul không phải điều tình cờ, mà là một thông điệp gửi đến Trung Quốc. “Quan hệ giữa Triều Tiên với Trung Quốc có vẻ nguội đi trong năm qua, nhưng đây là lần đầu tiên trong nhiều năm mà dấu hiệu bất hòa lộ ra”, bà Lee viết trong báo cáo cho chương trình 38 North chuyên về Triều Tiên. Nhà nghiên cứu Kim ở Viện Brookings đồng ý rằng những hành động của Triều Tiên cho thấy quan hệ với Trung Quốc không nồng ấm như vẻ bề ngoài. Bà nhấn mạnh rằng Triều Tiên đang tăng cường quan hệ với Nga, có lẽ vì Bình Nhưỡng tin rằng họ có đòn bẩy tốt hơn. Ông Zhao cho rằng Trung Quốc có vẻ dè dặt khi Triều Tiên tăng cường hợp tác quân sự với Nga, vì điều này có thể làm suy yếu vị thế gần như độc quyền của Bắc Kinh đối với Bình Nhưỡng. Ông cũng cho rằng Trung Quốc thận trọng để tránh bị hiểu là đang hình thành một liên minh trên thực tế giữa Bắc Kinh, Mátxcơva và Bình Nhưỡng, từ đó khiến hợp tác của Trung Quốc với phương Tây khó khăn hơn. BÌNH GIANG (theo Reuters, KCNA) Việc Triều Tiên vừa đáp trả tuyên bố chung của Trung Quốc với Nhật Bản và Hàn Quốc được cho là dấu hiệu thể hiện Bắc Kinh và Bình Nhưỡng không hoàn toàn thống nhất quan điểm về chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, bất chấp việc hai nước vẫn hợp tác trong những lĩnh vực khác. “Sở hữu các vệ tinh trinh sát quân sự là nhiệm vụ quan trọng nhằm tăng cường khả năng răn đe tự vệ quốc gia và bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia khỏi các mối đe dọa tiềm tàng… do những hành động và khiêu khích quân sự của Mỹ” - Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un (tuyên bố trong chuyến thăm Học viện Khoa học quốc phòng ngày 28/5) Triều Tiên thả bóng chứa rác qua Hàn Quốc Triều Tiên vừa áp dụng một chiến lược mới để đối phó Hàn Quốc: gửi các quả bóng bay lớn chứa rác, bụi đất… qua biên giới, CNN đưa tin ngày 29/5. Quân đội Hàn Quốc bắt đầu nhận thấy “lượng lớn bóng bay” từ phía Bắc bắt đầu từ đêm thứ Ba, phát hiện hơn 150 quả tính đến sáng thứ Tư, theo Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân của Hàn Quốc. “Những hành động của Triều Tiên rõ ràng vi phạm luật pháp quốc tế và đe dọa nghiêm trọng đến sự an toàn của công dân chúng tôi. Tất cả trách nhiệm phát sinh từ các bóng bay của Triều Tiên hoàn toàn thuộc về Triều Tiên, và chúng tôi nghiêm khắc cảnh báo Triều Tiên phải ngay lập tức ngừng các hành động vô nhân đạo và thấp kém của mình”, Hội đồng tuyên bố. THÁI AN (theo CNN) Đặt trụ sở tại Singapore, thương hiệu thời trang siêu nhanh Shein tăng độ phủ ra khắp thế giới trong những năm gần đây, nhờ bán những sản phẩm hợp thời với giá thấp kinh ngạc. Sự phát triển bùng nổ đó cũng khiến tên tuổi này bị soi xét về cách làm thương mại và việc tuân thủ tiêu chuẩn an toàn ở châu Âu và Hàn Quốc. Giới chức Hàn Quốc kiểm tra hằng tuần những mặt hàng được bán trên các nền tảng Trung Quốc như Shein, Temu và AliExpress. Trong đợt kiểm tra mới nhất ở Seoul, họ chọn 8 sản phẩm bán trên Shein, bao gồm giày, túi da và dây lưng trẻ em. Kết quả cho thấy những sản phẩm này chứa hàm lượng hóa chất phthalates quá cao. Phthalates là một nhóm hóa chất được sử dụng để làm cho nhựa dẻo hơn và khó vỡ hơn, nhưng cũng gây rối loạn hoócmôn, liên quan đến bệnh béo phì, bệnh tim, một số bệnh ung thư và bệnh về sinh sản. Một đôi giày được xác định chứa lượng phthalates cao gấp 428 lần so với tiêu chuẩn, mức cao nhất được phát hiện trong các cuộc kiểm tra ở Seoul, trong khi lượng phthalates trong 3 chiếc túi cao gấp 153 lần giới hạn. Ông Park Sang-jin, quan chức chính quyền thành phố Seoul, cho biết cơ quan chức năng đã yêu cầu loại bỏ những sản phẩm này. Đến nay, chính quyền Seoul đã kiểm tra 93 sản phẩm và phát hiện gần một nửa trong số đó chứa hóa chất độc hại, được đưa vào nhiều sản phẩm dành cho trẻ em như đồng hồ, bút chì màu… Tháng 4 vừa qua, Liên minh châu Âu đưa Shein vào danh sách công ty trực tuyến đủ lớn để áp dụng các quy định an toàn chặt chẽ, nhằm bảo vệ khách hàng khỏi những sản phẩm không an toàn, nhất là dành cho trẻ em. Shein và Temu đang đi theo hướng của tập đoàn thương mại điện tử Alibaba để cạnh tranh với Amazon, nhất là với việc tiến vào thị trường Mỹ. BÌNH GIANG (theo Strait Times) Hàn Quốc vừa phát hiện nhiều sản phẩm trẻ em của hãng mua sắm trực tuyến Trung Quốc Shein chứa các chất độc hại có hàm lượng cao gấp vài trăm lần ngưỡng cho phép. Sản phẩm Shein chứa nhiều hóa chất độc hại Tên lửa của Triều Tiên mang theo vệ tinh do thám đang chuẩn bị phóng tại địa điểm được cho là ở tỉnh Bắc Kyungsang, trong bức ảnh được công bố ngày 21/11/2023 ẢNH: KCNA Thương hiệu thời trang siêu nhanh Shein tăng độ phủ khắp thế giới một cách nhanh chóng ẢNH: REUTERS Ngày 29/5, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr nói rằng quy định mới của Hải cảnh Trung Quốc là hành động leo thang và “gây lo ngại”. Ngày 15/5, giới chức Trung Quốc ban hành quy định (có hiệu lực từ ngày 15/6) cho phép hải cảnh nước này áp dụng hình phạt giam giữ lên tới 30 ngày với những người nước ngoài bị cáo buộc xâm phạm vùng biển mà Trung Quốc có yêu sách chủ quyền mà không qua xét xử; trong những vụ việc phức tạp, thời gian giam giữ có thể lên đến 60 ngày. Trung Quốc liên tục cáo buộc các tàu xâm phạm những khu vực trên Biển Đông mà nước này có yêu sách thái quá, kể cả trong vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia ven biển khác. Căng thẳng giữa Bắc Kinh và Manila liên tục gia tăng trong thời gian gần đây. “Chính sách mới đe dọa bắt giữ công dân của chúng tôi. Đó là sự leo thang tình hình”, ông Marcos nói với báo chí trong chuyến thăm Brunei. Ông cho biết, Philippines sẽ “sử dụng bất kỳ kênh liên lạc nào với Trung Quốc để ngăn chặn những hành động hung hăng”, và cho phép ngư dân Philippines đánh bắt trên Biển Đông. Ông Marcos thực hiện chính sách cứng rắn hơn so với người tiền nhiệm để ứng phó với những hành động của Trung Quốc trên Biển Đông, dựa vào quan hệ liên minh với Mỹ cũng như Nhật Bản và Úc. Ngày 27/5, Bộ Ngoại giao Philippines phản đối Trung Quốc ban lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương trên Biển Đông, kéo dài đến ngày 16/9. Theo cơ quan này, lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc bao trùm cả Scarborough, bãi cạn mà tàu của hai nước nhiều lần đối đầu. BÌNH GIANG (theo Reuters) Triều Tiên bộc lộ dấu hiệu rạn nứt với Trung Quốc? TỔNG THỐNG PHILIPPINES: Quy định mới của Hải cảnh Trung Quốc là “sự leo thang”

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==