9 n Thứ Ba n Ngày 28/5/2024 VĂN HÓA - GIẢI TRÍ bản thân. “Em sinh ra tại mảnh đất rẻo cao Tương Dương, quen với cuộc sống nơi thôn bản, nên khi phải rời xa bố mẹ và những người thân quen để xuống thành phố Vinh học tập thì bản thân đã phải đối mặt với những khó khăn, bỡ ngỡ ban đầu. Thế nhưng, được sự đồng hành, động viên của cô giáo chủ nhiệm và thầy Trần Đình Huy- Bí thư Đoàn trường, em đã dần thích nghi với môi trường học tập mới”, Hà Anh tâm sự. Theo Hà Anh, dù ở câu lạc bộ nào, em cũng cố gắng tiếp cận làm quen và lên kế hoạch cụ thể cho bản thân, để thời gian hoạt động ở các Ban không ảnh hưởng đến học tập. Khi được tín nhiệm bầu làm Trưởng một số Ban, em cũng mạnh dạn tham mưu cho BCH Đoàn trường, BCN CLB bình bầu một số bạn vào các vị trí phù hợp với sở trường, năng khiếu, để các bạn mạnh dạn, tự tin tham gia các hoạt động của CLB, của Đoàn và của khối, lớp… để tạo nên sức mạnh tập thể. Trong đó, việc thành lập và duy trì hoạt động CLB nghệ thuật dân tộc, gọi là câu lạc bộ EAC (viết tắt của chữ Ethnic Art Club), được thành lập nhằm tạo sân chơi để học sinh phát triển năng khiếu, giữ gìn phát huy giá trị bản sắc văn hóa, góp phần vào thực hiện mục tiêu giáo dục học sinh dân tộc thiểu số phát triển toàn diện. Bởi đa phần học sinh của trường THPT DTNT tỉnh là con em đồng bào dân tộc thiểu số như: Thái, Mông, Thổ, Khơ Mú, Ơ Đu, Tày Pọong, Kinh..., nên việc gìn giữ và phát huy giá trị, sự giao thoa bản sắc văn hóa các dân tộc với nhau là rất quan trọng, cần thiết. Kế thừa đề tài khoa học giành giải Nhất cấp tỉnh của một bạn trong nhóm, với dự án “Nghiên cứu quy trình sản xuất vải từ một số loại cây nông nghiệp”, Hà Anh tiếp tục phát triển đề tài, nâng tầm dự án đem đến cuộc thi Olympic Phát minh và Sáng chế khoa học quốc tế 2023 diễn ra ở Seoul, Hàn Quốc và giành được Huy chương Vàng. HẠT NHÂN LAN TỎA Mạc Lương Hà Anh là thành viên năng động, tham gia các hoạt động cùng Đoàn trường, quyên góp được hàng trăm cặp sách và dụng cụ học tập trong chương trình thiện nguyện tại huyện vùng cao Con Cuông. Em cũng đã đứng ra quyên góp áo phao tặng bà con ngư dân miền biển tại huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu. Hà Anh còn là nhân tố tích cực tham gia các hoạt động hỗ trợ hướng về các gia đình học sinh ở các huyện Con Cuông, Kỳ Sơn bị ảnh hưởng nặng nề do lũ lụt, hàng chục triệu đồng đã đến với bà con khó khăn vùng lũ. “Cho dù đó chưa phải là số tiền quá lớn, nhưng với tâm thế là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường thì đó là tất cả tâm huyết, tình yêu thương mà em muốn dành cho những hoàn cảnh, con người ở vùng thiên tai. Ngoài ra, vào mỗi dịp hè, em tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện khác với Đoàn thanh niên thị trấn Thạch Giám, huyện Tương Dương nơi gia đình em sinh sống”, Hà Anh cho biết. Chia sẻ về những hoạt động thiện nguyện này, Hà anh bộc bạch: “Từ bé, trong mỗi lần theo bố mẹ về bản, điều mà em cảm nhận được niềm vui, hạnh phúc trong từng ánh mắt, từng nụ cười của các em mỗi khi nhận món quà nho nhỏ. Lúc đó em luôn ao ước mình lớn thật nhanh, có được kiến thức, có được hành động lan tỏa, để mai sau quay về bản, góp phần đưa quê hương ngày một phát triển hơn”. (Còn nữa) C.H Hà Anh (áo đen giữa) tham gia chương trình Xuân yêu thương hướng tới các em nhỏ vùng cao “Không ai có thể chọn cho mình nơi sinh ra, nhưng có thể chọn cho mình một cách sống”. Cuộc sống đã không dành sự may mắn với các bạn nhỏ các bản làng vùng sâu, vùng xa nhưng chúng ta có thể bù đắp những thiệt thòi ấy bằng tình yêu thương, sự sẻ chia, quan tâm chân thành nhất”. Em MẠC LƯƠNG HÀ ANH Liên tục đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện và còn là đoàn viên xuất sắc, năng động, sôi nổi trong các hoạt động của Đoàn trường, Hà Anh được thầy cô yêu, bạn mến. Em đã nhận được nhiều khen thưởng của Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An, Tỉnh Đoàn Nghệ An. Năm 2024, Mạc Lương Hà Anh được Tỉnh Đoàn Nghệ An tuyên dương Thanh niên tiêu biểu làm theo lời Bác. nhưng đôi khi chỉ biết nhìn vào trong nhà thay vì tính đến chuyện cạnh tranh với các điểm đến khác trên thế giới”, ông Phước Đặng nói. Chỉ số phát triển du lịch Việt Nam giảm không đồng nghĩa với việc năng lực cạnh tranh điểm đến Việt Nam giảm đi trên trường quốc tế. Những chỉ số này phần nào giúp các nhà quản lý nhìn nhận lại những điểm mạnh, điểm yếu và hạn chế để có sự thay đổi phù hợp. Ông Nguyễn Tiến Đạt, CEO AZA Travel nhận định: “Các nhà quản lý cần quan tâm đến những chỉ số này để có những nhìn nhận, đánh giá lại và so sánh với các nước khác, đặc biệt là những nước trong khu vực. Qua so sánh, đối chiếu, chúng ta mới thấy được sự chênh lệch từ đó tìm ra cách cải thiện những chỉ số còn thấp, tăng tính cạnh tranh trong khu vực. Khi chọn Việt Nam làm điểm đến, du khách không căn cứ theo những chỉ số này mà sẽ chịu sự tác động từ những đợt quảng bá, xúc tiến hoặc từ những lời nhận xét của bạn bè, người thân... Thông thường du khách sẽ chọn những điểm đến đẹp, an toàn, người dân thân thiện, giá cả phải chăng, độ mở cơ chế visa...". Về một số giải pháp để cải thiện những chỉ số về du lịch, ông Phước Đặng cho rằng, không nên quy hết trách nhiệm cho các địa phương. Thay vào đó, du lịch Việt Nam cần những biện pháp cụ thể, xác định lại các trọng tâm về phát triển du lịch bền vững, cải thiện môi trường. Đây là điều mà số đông du khách quan tâm. “Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam nên đưa ra các chính sách tổng thể, rõ ràng ở tầm quốc gia. Cần xác định đúng thực trạng du lịch đang yếu ở đâu, những chính sách, chiến lược sẽ kéo dài bao lâu, trách nhiệm xử lý thuộc về đơn vị nào”, chuyên gia kiến nghị. Sự chỉ đạo, điều tiết của Nhà nước vẫn đóng vai trò quan trọng nhất. Các cơ quan quản lý nhà nước cần dự báo được mức tăng trưởng của khách du lịch, từ đó đưa ra định hướng giúp du lịch có nhiều nét đặc sắc và hấp dẫn. “Việc định hướng, điều tiết cần thực hiện từ cấp quốc gia đến địa phương, cần xác định được vị thế cạnh tranh du lịch quốc gia. Địa phương phải xem lại những sản phẩm du lịch đã phù hợp với tài nguyên của địa phương hay chưa. Việc đầu tư cũng phải đánh giá kỹ lưỡng, tránh tình trạng cung vượt quá cầu”, ông Nguyễn Tiến Đạt cho biết. Khi đã có sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn du khách, các địa phương phải có cách quản lý phù hợp để đảm bảo phát triển du lịch theo hướng bền vững, không thể “ăn xổi”, phá hủy tài nguyên thiên nhiên sẵn có. NGỌC ÁNH - GIA LINH Số đông du khách quan tâm đến du lịch bền vững, sự thân thiện và an toàn của điểm đến ẢNH: NHƯ Ý Xu hướng du lịch xanh, chất lượng, bảo đảm sức khỏe đang được đề cao và trở thành lựa chọn ưu tiên của nhiều du khách. Ông Vũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam nhận định, chuyển đổi xanh trong du lịch sẽ tập trung từ khâu xây dựng sản phẩm du lịch xanh, dịch vụ xanh, điểm đến xanh, con đường du lịch xanh, đào tạo lao động có kiến thức về du lịch xanh… Bản chất của việc này là chú trọng đến bảo vệ môi trường, xây dựng môi trường du lịch thân thiện, qua đó làm cho sản phẩm du lịch của Việt Nam hấp dẫn hơn, đổi mới hơn. n NSND ĐẶNG THÁI SƠN ĐƯA HỌC TRÒ CƯNG VỀ VIỆT NAM. Hòa nhạc Timeless Resonance - Thanh âm bất tận đánh dấu lần đầu tiên NSND Đặng Thái Sơn bắt tay cùng các học trò biểu diễn tại Việt Nam. Đây sẽ là chuỗi âm nhạc thường niên, tổ chức từ tháng 6/2024, do nhạc sĩ Quốc Trung khởi xướng. Mở đầu cho chuỗi hòa nhạc, nhạc sĩ Quốc Trung mời NSND Đặng Thái Sơn biểu diễn với hòa nhạc mang tên Đặng Thái Sơn và các học trò. Với tên gọi Timeless Resonance - Thanh âm bất tận, nhạc sĩ Quốc Trung kỳ vọng chuỗi chương trình sẽ mang những giai điệu của dòng nhạc cổ điển tới đông đảo khán giả hơn. Ba học trò cùng biểu diễn với NSND Đặng Thái Sơn là Sophia Shuya Liu, Kai-Min Chang, Zitong Wang. Họ đều đoạt nhiều giải thưởng cao tại các kỳ thi âm nhạc uy tín thế giới như cuộc thi Piano quốc tế Ettlingen hạng A lần thứ 18 tại Đức, giải Nhất cuộc thi quốc tế Thomas & Evon Cooper năm 2023... n NGÀY HỘI GIAO LƯU VĂN HÓA ẤN ĐỘ. Nhân kỷ niệm 10 năm ngày Quốc tế Yoga và ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Trung tâm văn hóa Swami Vivekananda Ấn Độ tổ chức Ngày hội giao lưu văn hóa Ấn Độ. Các hoạt động tập trung vào thực hành đồng diễn Yoga cơ bản, thử trang phục truyền thống của Ấn Độ, trải nghiệm ẩm thực truyền thống Ấn Độ, sáng tạo với các hoạt động handmade, tham gia các trò chơi dân gian truyền thống của hai nước... Chương trình diễn gói gọn trong ngày 1/6 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (36 Lý Thường Kiệt, Hà Nội). KHÁNH CHI n HIỂU THÊM VỀ TRẺ TỰ KỶ. Triển lãm nghệ thuật Chèo méo thể hiện mối tương tác hai chiều giữa trẻ với các môi trường xung quanh, trong đó có gia đình, cộng đồng và xã hội. Những người thực hiện Chèo méo mong muốn mở ra không gian nơi người tham quan có thể phần nào cảm nhận được quá trình trẻ tự kỷ làm quen và thích nghi với từng vòng tròn quan hệ. Hiểu được những khó khăn này có thể giúp chúng ta đồng cảm, mềm dẻo hơn khi tương tác với trẻ. BTC kỳ vọng thông qua nghệ thuật, trẻ tự kỷ có thể thoải mái bộc lộ ngôn ngữ cá nhân, phát huy thế mạnh trong sự hài hòa với cộng đồng chung. Triển lãm khai mạc lúc 15h ngày 1/6, mở cửa tự do từ 9h-18h các ngày từ 2-5/6 tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài (Hoàn Kiếm, Hà Nội). THU AN AI, XEM GÌ, Ở ĐÂU? NSND Đặng Thái Sơn cùng các học trò lần đầu tiên biểu diễn tại Việt Nam Triển lãm nghệ thuật để hiểu hơn về trẻ tự kỷ
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==