ÁP LỰC PHẢI HOÀN HẢO Lắng nghe một số trường hợp tư vấn điển hình liên quan đến áp lực thi cử thời gian gần đây do Tổng đài 111 cung cấp, PV báo Tiền Phong đã biết đến câu chuyện của em H (ở tỉnh Thái Nguyên). H đang là học sinh lớp 9 và rơi vào trạng thái trầm cảm khi gặp áp lực về sự hoàn hảo của gia đình. Theo H, việc ôn luyện thi cuối cấp đã được khởi động từ đầu cấp, vì vậy, em luôn bị áp lực thường trực phải đặt tâm thế cạnh tranh với bạn bè cùng trang lứa. Khi lên lớp 9, H phải tự đặt vào trạng thái tăng tốc nhất có thể để giữ phong độ, thậm chí, trong các lần thi thử, đều phải đạt mốc điểm tối đa để có thể đỗ vào trường chuyên. Với H, áp lực thi cử là cần thiết để em có động lực phấn đấu, cạnh tranh với bạn bè. Tuy nhiên, chính bố mẹ lại là tác nhân gia tăng áp lực, khiến nó trở nên tiêu cực hơn. H cho biết, mỗi khi bày tỏ một vấn đề của mình với bố mẹ và thầy cô, câu trả lời đều theo hướng: “Thế hệ các con được chăm sóc đầy đủ, có điều kiện học tập tốt, nên khi chỉ gặp các vấn đề nhỏ thôi các con lại làm quá lên”. Vì vậy, H đã luôn tự co nén cảm xúc của mình để bố mẹ không đánh giá là “dễ gãy vỡ” hay “làm quá lên”. Khi điểm số không như kỳ vọng, H bị cha mẹ mắng, “chỉ có việc học thôi mà cũng không xong…!”. Điều này vô hình trung đã tạo nên khoảng cách giữa gia đình và H ngay trong thời điểm “nước rút” thi cử. Gần đây nhất, H uống 7 viên thuốc ngủ một lúc vì không biết làm gì để giải toả được trạng thái quá tải, bí bách, tiêu cực bên trong. ÁP LỰC “ĐIỂM ẢO” Qua các buổi trao đổi, trò chuyện với học sinh chuẩn bị thi vượt cấp, ông Lê Thanh Tùng- chuyên gia tâm lý của Viện Tâm lý giáo dục và đào tạo nhận thấy, hầu hết các em đều ở trong trạng thái lo lắng, áp lực vì nhiều lí do. Em học khá giỏi, bị áp lực vì mục tiêu thi vào trường tốp đầu, trường chuyên, lớp chọn. Em có năng lực trung bình phải phấn đấu thi đỗ một trường công lập nào đó. “Các em cảm thấy bị đặt kỳ vọng quá mức, trong khi điểm số ở trường lớp là điểm ảo, khiến các con không tin vào khả năng của mình. Có em nói, Ngữ văn tổng kết trên 8.0; Toán trên 9.0, nhưng thực tế năng lực không phải vậy, dẫn đến mất tự tin vào bản thân”, ông Tùng nói. Theo ông Tùng, áp lực học hành, thi cử không chỉ đến từ phía phụ huynh mà cả phía giáo viên. Một số học sinh tâm sự rằng, con mất niềm tin khi thầy cô có đánh giá không công bằng. Có em phản ánh chuyện không đăng ký đi học thêm ở nhà giáo viên vì cảm thấy cô dạy không hay. Vì thế điểm kiểm tra trên lớp không như kỳ vọng. Điều đáng nói là, có những học sinh “gặp vấn đề”, dù chuyên gia tâm lý đã trò chuyện, gợi mở nhiều cách để giúp các em giải tỏa nhưng vẫn rất khó khăn. “Nhiều gia đình, bố mẹ bận rộn mưu sinh, khi thấy con điểm kém hay tỏ thái độ mệt mỏi là chửi bới, thậm chí có hành vi bạo lực. Điều này rất nguy hại, vì ở độ tuổi này, trẻ có thể có những hành động xốc nổi hoặc rơi vào trạng thái rối loạn cảm xúc, trầm cảm. Thực tế, có những sự việc đau lòng đáng tiếc xảy ra”, ông Tùng nói. TRÁCH NHIỆM CỦA GIA ĐÌNH Theo chị Lê Thị Thảo - Phó trưởng Tổng đài 111, có nhiều trường hợp học sinh gặp áp lực thi cử gọi nhờ tư vấn thời gian gần đây. Các trường hợp áp lực thi cử của học sinh phổ biến như: bố mẹ cho con tham gia nhiều lớp ngoại khoá về văn hoá, kỹ năng và vẫn phải duy trì mức điểm số các môn học; bố mẹ chỉ chú trọng chăm sóc con về mặt sức khoẻ, chế độ ăn uống; học sinh đã bị áp lực từ những năm trước, bị dồn nén áp lực thi cuối cấp từ sớm; áp lực vì sự so sánh của bố mẹ mình với bố mẹ các bạn trong lớp… “Đa số các trường hợp đều không được giải toả tâm lý từ bố mẹ, nên mới gọi điện đến tổng đài. Bởi lẽ, nếu các em bày tỏ với bố mẹ, các em sợ sẽ gây thêm mâu thuẫn hoặc bất đồng quan điểm và sợ bố mẹ sẽ không chấp nhận năng lực của mình”, chị Thảo nói. Theo chị Thảo, áp lực thi cử là một khía cạnh nhỏ thuộc vấn đề tâm lý và quan hệ ứng xử của học sinh. Đây là một dạng áp lực âm ỉ, thường trực trong bất cứ học sinh nào nhưng lại chưa được nhận thức giải quyết ngay. Vì vậy, từ áp lực thi cử, nếu không được giải toả sớm, học sinh rất dễ bị rơi vào trạng thái trầm cảm và nảy sinh suy nghĩ tiêu cực, tự ti, hoài nghi về năng lực của bản thân hoặc có thể sẽ “lao” vào học, ôn tập không có khoa học. TS Doãn Ngọc Anh - Trưởng khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 đưa ra một số nguyên nhân chính làm gia tăng áp lực thi cử cho học sinh. Cụ thể, đó là mục tiêu, chỉ tiêu về thành tích. Tỷ lệ học sinh có điểm số cao trong kiểm tra, thi cử và đỗ đạt vào trường đào tạo danh tiếng, đã khiến giáo viên đặt kỳ vọng cao ở học sinh, mong muốn học sinh thành công trong thi cử để mang lại vinh dự cho giáo viên, nhà trường. Đặc biệt, về phía gia đình, các bậc phụ huynh ngày càng đầu tư tài chính nhiều hơn cho các con trong việc học ở trường, học thêm, tự học nên đôi khi đặt kỳ vọng cao hoặc mặc định các con phải đem lại kết quả xứng đáng. “Theo tôi, áp lực thi cử đương nhiên gắn liền với các vấn đề về sức khỏe tâm lý, vì ở lứa tuổi học sinh, hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo. Qua đó, các em tìm thấy giá trị của bản thân, được thừa nhận, được hòa đồng với các bạn bè đồng lứa. Áp lực thi cử và học tập có thể gây ra các rối loạn như lo âu hoặc trầm cảm, cũng như nhiều mã rối loạn khác, như tự hại hoặc thậm chí tự tử, nếu các em không được gia đình đồng hành…”, TS Doãn Ngọc Anh nói. CHÂU LINH - NGUYỄN HÀ Theo số liệu thống kê của Tổng đài 111, tỉ lệ trẻ em, học sinh gọi về tổng đài nhờ tư vấn các giải pháp giảm tải áp lực thi cử đang có xu hướng tăng, nhất là nhóm vấn đề về tâm lý, quan hệ ứng xử; chỉ xếp sau vấn đề xâm hại, bạo lực và pháp luật, chính sách bảo vệ trẻ em. 7 n Thứ Ba n Ngày 28/5/2024 GIỚI TRẺ Trầm cảm vì áp lực thi cử Áp lực thi cử dễ gây nên các rối loạn tâm lý của học sinh (Ảnh minh Họa) Chú ý các tác nhân gây rối nhiễu tâm lý TS Doãn Ngọc Anh, Trưởng khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 cho rằng, nhà trường, gia đình cần có sự nhận biết và can thiệp kịp thời vấn đề áp lực thi cử. Cần chú ý tới các tác nhân gây rối nhiễu tâm lý, như sự hoang mang không có định hướng hướng nghiệp, sự quá tải trong các môn học, áp lực thành tích ở trường, lớp các em theo học, những khó khăn trong học tập khác mà học sinh khó nói… Gia đình cần có các thao tác can thiệp nhẹ nhàng như tăng cường quan tâm, chia sẻ, lắng nghe, hoặc phối hợp với nhà trường triển khai hoạt động “vệ sinh sức khỏe tâm lý” dưới nhiều hình thức khác nhau. Ngày 27/5, Tỉnh Đoàn Đồng Tháp tổ chức Lễ ra quân Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè năm 2024. Anh Huỳnh Minh Thức - Bí thư Tỉnh Đoàn Đồng Tháp cho biết, chiến dịch năm nay chuẩn bị các nguồn lực tạo nên những công trình, phần việc thiết thực, hiệu quả, có giá trị cộng đồng; chung tay cùng xã hội giải quyết những vấn đề tồn đọng, cấp thiết trên địa bàn, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Chiến dịch tình nguyện hè năm nay thực hiện 22 chỉ tiêu, tập trung xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và bảo vệ môi trường; hỗ trợ, đồng hành, chăm sóc thiếu niên, nhi đồng. “Thông qua việc tổ chức 7 ngày cao điểm ra quân đồng loạt, hứa hẹn một mùa hè ý nghĩa, dịp để các bạn đoàn viên, thanh niên cống hiến sức trẻ xây dựng quê hương”, anh Thức nói. Tại lễ ra quân, các đơn vị trao tặng nguồn lực thực hiện nhiều công trình, phần việc, hoạt động an sinh xã hội tại TP Sa Đéc và các địa phương trong tỉnh, với tổng trị giá gần 9,5 tỷ đồng. Sau lễ ra quân, đoàn viên, thanh niên tham gia nhiều hoạt động sôi nổi trên địa bàn TP Sa Đéc, như: Bàn giao 5 nhà nhân ái; trồng 200 cây kèn hồng; khánh thành công trình đèn bằng năng lượng mặt trời và tuyến đường chuyển đổi số; bàn giao sân chơi thanh niên; khám và chăm sóc răng miễn phí cho thiếu nhi... HÒA HỘI Trao cờ lệnh cho Ban chỉ huy các hoạt động trong Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè năm 2024 ĐỒNG THÁP: Gần 9,5 tỷ đồng thực hiện các công trình, phần việc
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==