Tiền Phong số 107

TikTok, nhiều tài khoản nổi lên nhờ chuyên hát nhạc cover (hát lại ca khúc nổi tiếng). Sau khi bài hát nhạc Hoa lời Việt có tên Độ ta không độ nàng gây sốt với hàng chục bản cover, nhiều bản nhạc Hoa khác tiếp tục được chuyển ngữ hoặc viết lời mới. Tuy nhiên, việc xin phép tác giả hầu như bị ngó lơ. Giữa năm 2023, khán giả phẫn nộ khi bài thơ Lượm của cố nhà thơ Tố Hữu bị chế thành bản nhạc phản cảm. Nhạc sĩ sau đó phải lên tiếng xin lỗi, gỡ ca khúc khỏi mọi nền tảng và yêu cầu mọi người ngừng sử dụng bản nhạc để tạo xu hướng. Một tài khoản mạng có tên Vanh Leg - nổi tiếng với những ca khúc nhạc chế - cũng từng gây tranh cãi vì biến tướng lời phản cảm ca khúc Thương quá Việt Nam. CHẶN THÓI QUEN “XÀI CHÙA” Trung tâm Bảo vệ bản quyền tác giả âm nhạc Việt Nam cho biết, thời gian qua đơn vị này đã khởi kiện hơn 40 vụ vi phạm bản quyền, trong đó có hơn 20 vụ vẫn đang trong quá trình giải quyết. Việc xử lý khó khăn do trong nhiều trường hợp, tác giả chỉ thỏa thuận miệng, tin nhắn hay gọi điện thoại với công ty phát hành,… Ông Phạm Việt Long, Chủ tịch Hội đồng quản lý Viện Nghiên cứu Văn hoá và phát triển nhận định, môi trường số đang bị lợi dụng khiến nạn xâm phạm quyền tác giả gia tăng. Nhiều người dễ dàng tiếp cận tác phẩm để khai thác, thu lợi mà các tác giả bất lực. Hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan cũng xảy ra với muôn hình vạn trạng và khó kiểm soát. “Việc xài chùa chất xám gây thiệt hại về tinh thần cho các nhạc sĩ, người sáng tạo. Họ có thể cảm thấy thiếu được tôn trọng, từ đó giảm hứng khởi sáng tạo. Sau đó là thiệt hại về kinh tế. Thậm chí, nhạc sĩ còn bị mất luôn tên mình, khi người ta bỏ tên tác giả khỏi tác phẩm”, TS Phạm Việt Long nói. Nhạc sĩ Dương Trường Giang nêu quan điểm, trừ những tác phẩm dân gian (không tìm thấy tác giả), các ca khúc chế với mục đích nào đi chăng nữa vẫn phải xin phép tác giả, đó là sự tôn trọng cần thiết. “Xin phép tác giả là động thái nhỏ nhưng đó là biểu hiện của sự tôn trọng cần có. Không xin phép không khác gì hành động ăn cắp”, nhạc sĩ nói. Là thành viên của Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam, TS Phạm Việt Long nhận định, nhạc sĩ, tác giả cũng phải tự bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Thái độ dễ dãi, cả nể, ngại va chạm hay chưa có thói quen bảo đảm tính pháp lý cho tác phẩm dẫn đến những hệ lụy khó lường. “Nhạc sĩ phải tạo cơ sở pháp lý cho các tác phẩm của mình như đăng ký bản quyền, ký các hợp đồng thể hiện sự đầu tư của mình khi tạo nên tác phẩm đã được thu thanh, thu hình, ký hợp đồng với những chủ thể phân phối tác phẩm. Cơ quan chức năng cần nhận thức được mức độ nghiêm trọng của tình trạng vi phạm quyền tác giả để bảo vệ quyền này một cách đúng mức, không để xảy ra tình trạng thờ ơ, buông lỏng”, ông Long nói. THU AN 9 n Thứ Ba n Ngày 16/4/2024 VĂN HÓA - GIẢI TRÍ chế lời tràn lan tại bến phà này, ông là tiểu đội trưởng, cùng 12 TNXP được giao nhiệm vụ phân tán, điều tiết những đoàn xe quân sự, người qua phà. Tiểu đội của ông ăn ở, sinh hoạt cùng với một đội công binh bảo vệ phà. Lúc bấy giờ, tiểu đội TNXP của ông Lâm được chia làm hai đội nhỏ. Một đội 6 người đóng ở lưng chừng núi thay nhau gác phát hiện máy bay do thám, đánh kẻng báo hiệu để phà tắt đèn, sơ tán phương tiện. Một đội 6 người ở dưới được chia sang 2 bờ sông làm công tác điều tiết xe, người lên phà. THÔNG MINH, LINH HOẠT Quá trình trực chiến, đội giám sát trên núi của ông Lâm nắm được nguyên tắc hoạt động của những đội máy bay ném bom. Chúng chỉ hoạt động ban ngày, khi đi bắn phá, chúng chia thành các tốp bắn phá liên tục từ 6 giờ đến 17 giờ thì ngừng. Ông Lâm cho biết: “Ban đêm, máy bay xuất hiện chủ yếu là để trinh sát chứ ít khi ném bom. Vì chốt của đội nằm trên lưng chừng núi nên dễ dàng quan sát phát hiện được máy bay trinh sát bật đèn pha. Khi đó, chúng tôi sẽ gõ kẻng báo để phà, xe tắt đèn, di tản ra xung quanh để không bị phát hiện”. Ông Lâm kể, tại bến Tạ Khoa có 2 chiếc phà, luân chuyển như con thoi suốt đêm. Chiếc này sang thì chiếc còn lại quay về. Để đi đêm, trên phà được trang bị đèn báo bão để báo hiệu. “Khi đó, phà được thiết kế đơn giản lắm, công suất cũng nhỏ. Phà là những tấm gỗ lớn được ghép vào nhau rồi gắn ca nô vào dắt. Một chiếc phà khi đó có chiều rộng chừng 4,5m, chiều dài khoảng 10m. Mỗi lần sang sông chỉ chở được một xe ô tô có kéo pháo phía sau. Cứ khoảng 1 giờ thì sẽ có một chuyến chở xe tải và pháo qua sông. Trong thời gian chờ thì chở người, lương thực, đạn dược. Nếu không có phương tiện thì cứ 60 người là đủ tải một chuyến. Và nhiệm vụ của đội TNXP là phân tán, điều tiết để chuyến phà đủ tải trọng khi qua sông”, ông Lâm nhớ lại. Ông kể công tác giữ bí mật lúc đó được đảm bảo tuyệt đối. Ngay cả điểm lập bến phà qua dòng Đà Giang hung dữ tại Tạ Khoa cũng được cấp trên tính toán, lựa chọn kỹ càng. Bởi đoạn được chọn hoạt động phà lòng sông chỉ rộng chừng 200m, không có thác ghềnh, không có đá ngầm. Hai bên bờ sông có các dãy núi cao che chắn. Nếu máy bay có ném bom cũng sẽ rơi trên các đỉnh núi, ít có khả năng ảnh hưởng đến chuyến phà. Thời điểm đó, phà chạy suốt đêm, đến 5 giờ sáng hôm sau cả người, xe và phà đều phải sơ tán vào rừng. Còn vị trí giấu phà cách điểm sang sông hơn 1km. Phà được đưa vào chỗ kín, có cây to ngả xuống, nhiều cành lá được chặt để che đậy. Có những lúc, phà được cho đá lên để dìm xuống dưới mặt nước. Ông Lâm kể về một sự kiện sau Chiến dịch Điện Biên Phủ mà ông vẫn còn nhớ. Ngoài việc bộ đội lên chiến trường chiến đấu, chiến thắng trở về qua phà Tạ Khoa để về chiến khu. Mấy ngày sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, đơn vị của ông nhận được tin báo sẽ có đoàn tù binh được đưa qua phà để sang Yên Bái, lên tàu về xuôi. Tù binh phải được đảm bảo an toàn, bí mật. “Nhiệm vụ của chúng tôi là đảm bảo an toàn thông suốt, không để tù binh trốn khi qua phà. Đêm hôm đó, tất cả tù binh là các tướng tá được chở trên 5 xe tải. Còn lại hơn 16.000 lính đều đi bộ đến khu vực phà thì dừng lại. Đoàn người trải dài, hai bên là rừng núi nên cứ khoảng vài chục mét lại có một chiến sỹ của ta làm nhiệm vụ giám sát. Khi lên phà sang sông, cả tướng Đờ Cát và cả đoàn tướng tá đi cùng đều phải xuống xe. Qua ánh đèn le lói, tôi được chỉ cho biết mặt vị tướng này. Lúc đó, mặt ông ta tái sạm đi, không còn điệu bộ oai phong với chiếc mũ ca lô lệch trên đầu như người ta vẫn kể”. Sau chiến dịch Điện Biên Phủ, ông về công tác tại Đội 34 Công trường 111 TNXP và tiếp tục lên khu vực biên giới tỉnh Lai Châu mở đường từ Pa Tần (huyện Sìn Hồ) đến Ma Lù Thàng (huyện Phong Thổ), rồi sau đó nghỉ hưu. Đến nay, tuy đã 92 tuổi nhưng ông Lâm vẫn còn khỏe. “Tôi đi kiểm tra định kỳ, không có bệnh tật gì. Mỗi sáng tôi vẫn đạp xe 5, 6km bên dòng sông Nậm Rốm để luyện tập, dạo mát và ngẫm nghĩ về cuộc đời mình. Và, quãng thời gian phục vụ tại bến phà Tạ Khoa là quãng đời đáng nhớ nhất của tôi”, ông Lâm bộc bạch. (Còn nữa) Ông Trần Ngọc Lâm kể chuyện về thời gian phục vụ tại bến phà Tạ Khoa Năm 2003, bến phà được thay thế bằng cây cầu bê tông nối đôi bờ sông Đà phục vụ việc đi lại, giao thương hàng hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện vùng cao Bắc Yên, tỉnh Sơn La. 5 đêm nhạc jazz quốc tế đổ bộ thành phố biển Nha Trang Trong cuộc họp báo chiều 15/4, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Tạ Quang Đông cho biết, nhạc jazz dần dần trở nên phổ biến tại Việt Nam, nhiều ban nhạc chơi jazz đạt trình độ khu vực và quốc tế. Đó là lý do Bộ VHTTDL giao Nhà hát Lớn Hà Nội (Trung tâm tổ chức biểu diễn nghệ thuật và sự kiện văn hóa) chủ trì, Cục Nghệ thuật biểu diễn, Cục hợp tác Quốc tế phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao tỉnh Khánh Hòa tổ chức liên hoan jazz tại Nha Trang, Khánh Hòa. Các hoạt động âm nhạc tại festival hướng đến chinh phục khán giả đại chúng, với sự kết hợp mới mẻ giữa các nghệ sĩ trong nước và quốc tế, đa dạng về thể loại từ classic, bossa nova tới jazz funk, world music. Khán giả được thưởng thức âm nhạc hoàn toàn miễn phí, trong không gian rộng lớn được đảm bảo an ninh, an toàn. Chương trình gồm 5 đêm từ 27/4 đến hết ngày 1/5/2024 với các chủ đề âm nhạc jazz hấp dẫn khác nhau tại hai địa điểm là Quảng trường 2/4 và sân bóng Thanh Niên (TP Nha Trang). Ông Nguyễn Văn Nhuận, Giám đốc Sở VHTT Khánh Hòa kỳ vọng, đây là dịp giới thiệu với người dân và du khách hình ảnh về một điểm đến an toàn, một vùng đất đầy năng động, mến khách. Khánh Hòa chuẩn bị những điều kiện ăn nghỉ tốt nhất cho nghệ sĩ, có thể giới thiệu một số điểm tham quan nổi tiếng để nghệ sĩ trải nghiệm. Trả lời câu hỏi của Tiền Phong về hệ thống thiết bị âm thanh phục vụ festival, Thứ trưởng Tạ Quang Đông cho biết, dù thiết bị âm thanh chuyên dùng cho jazz khắt khe, tuy nhiên may mắn là nhiều nhà cung cấp Việt Nam đã đáp ứng được. Giám đốc âm nhạc, nhạc sĩ Hoàng Anh Minh tiết lộ, BTC mời gần 200 nghệ sĩ, trong đó 100 nghệ sĩ jazz nổi tiếng trong nước và một số nghệ sĩ quốc tế đến từ Mỹ, Hàn Quốc, Singapore, có thể kể tới nghệ sĩ nổi tiếng thế giới như Chico Freeman. NGUYÊN KHÁNH Nghệ sĩ nổi tiếng Chico Freeman được mời đến Nha Trang chơi nhạc jazz Bản nhạc nổi tiếng của thiếu nhi bị biến tấu làm sai lệch ý nghĩa ban đầu Một số ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được ca sĩ Hà Lê làm mới với album Ở trọ. Việc khoác áo mới cho những nhạc phẩm quen thuộc được công chúng yêu thích và gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn chấp thuận. Ca sĩ Hà Lê khi làm mới nhạc Trịnh cũng cẩn trọng xin phép gia đình nhạc sĩ. Chương trình Jazz quốc tế lần thứ I - Nha Trang 2024 quy tụ gần 100 nghệ sĩ jazz trong nước và quốc tế. Âm nhạc jazz chảy tràn trong 5 đêm biểu diễn từ 27/4 đến hết 1/5.

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==