Tiền Phong số 107

8 VĂN HÓA - GIẢI TRÍ n Thứ Ba n Ngày 16/4/2024 PHÁI SINH TÙY TIỆN, VI PHẠM BẢN QUYỀN Chị Phạm Hồng Tuyến, con gái nhạc sĩ Phạm Tuyên cho biết, trên mạng xã hội đang lan truyền bài hát phái sinh Chú voi con ở Bản Đôn với những biến thể âm nhạc lẫn phần lời ca khúc khác với bản gốc. “Ca khúc đã bị điều chỉnh từ giọng trưởng sang giọng thứ mà chưa hề được sự chấp thuận của nhạc sĩ. Bố tôi và cả gia đình đều cảm thấy khó chịu vì không có ai xin phép tác giả để ra bài hát biến thể (phái sinh) này. Thậm chí, nhiều người khi hát bài này vẫn nghĩ là của nhạc sĩ Phạm Tuyên, đến ca sĩ chuyên nghiệp khi được đề nghị biểu diễn Chú voi con Bản Đôn lại hát bản phái sinh, như một sự mặc nhiên”, chị Tuyến chia sẻ. Nhạc sĩ và gia đình biết đến bản phái sinh từ vài năm trước. Nhận thức đây là hành vi vi phạm bản quyền bài hát, nên đã ủy thác đơn vị giám sát bản quyền các bài hát thiếu nhi của nhạc sĩ Phạm Tuyên trên các nền tảng số xử lý việc này. Gần đây, các video bản phái sinh lại lan truyền trên mạng xã hội, gia đình nhạc sĩ quyết định lên tiếng để cảnh tỉnh về nhận thức bản quyền. “Tình trạng vi phạm bản quyền ở Việt Nam ngày càng tinh vi. Trước đây, thường việc vi phạm là sử dụng phần lời, phần giai điệu hoặc sử dụng phần bản ghi mà không xin phép tác giả ca khúc. Nhưng giờ đây, nhiều chương trình, nghệ sĩ trẻ còn sẵn sàng biến tấu một bài hát sang một phong cách khác, làm mất đi ý nghĩa của bài hát gốc”, con gái nhạc sĩ Phạm Tuyên lên tiếng. Nhạc sĩ Phạm Tuyên ủng hộ sự tìm tòi, sáng tạo, làm mới tác phẩm của ông. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là tùy tiện sử dụng, biến đổi ca khúc mà không hề xin phép tác giả hoặc làm mất đi tinh thần tác phẩm gốc. Trên một số nền tảng mạng xã hội, đặc biệt là Hành lang pháp lý về bản quyền và quyền tác giả đang đối mặt với thách thức mới từ môi trường số Chuyện phái sinh tác phẩm, nặng hơn là chế nhạc, chế lời, xâm phạm bản quyền âm nhạc lại nóng lên khi gia đình nhạc sĩ Phạm Tuyên lên tiếng về ồn ào xoay quanh ca khúc Chú voi con ở Bản Đôn. Nhiều người dễ dàng tiếp cận tác phẩm để khai thác, thu lợi mà các tác giả bất lực. Nguy hại nhạc phái sinh, MỖI NGÀY, PHÀ HỨNG 13 TẤN BOM Người chúng tôi được gặp là ông Trần Ngọc Lâm (SN 1932) quê ở xã Đạo Lý (huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam). Nhà ông Lâm hiện nay ở phố Nguyễn Chí Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, cạnh dòng sông Nậm Rốm lịch sử. Đầu năm 1953, anh thanh niên Lâm (21 tuổi) tham gia đội thanh niên xung phong (TNXP Đội 34), rồi được cử đi làm đường Đồng Mỏ (tỉnh Lạng Sơn). Cuối năm 1953, khi chiến dịch Điện Biên Phủ nổ ra, đội TNXP 34 được lệnh hành quân về phục vụ tại bến phà Tạ Khoa. Phà Tạ Khoa cách ngã 3 Cò Nòi chừng hơn 40km. Theo tài liệu lưu tại tỉnh Sơn La, trong chiến dịch Điện Biên lịch sử, mùa xuân năm 1954, để có thể vận chuyển con người, vũ khí và các vật lực khác lên tiền tuyến, một con đường gian khổ nhưng rất đỗi hào hùng được khẩn trương xây dựng. Đó là con đường từ Lạng Sơn qua Thái Nguyên lên Yên Bái, vượt sông Hồng ở bến phà Âu Lâu, qua đèo Lũng Lô lên Phù Yên - Bắc Yên (Sơn La). Đường vận tải này vượt sông Đà ở bến Tạ Khoa, băng qua đèo Chẹn lên gặp đường 6 ở ngã ba Cò Nòi. Trong đó, đoạn từ đèo Lũng Lô qua phà Tạ Khoa sang ngã ba Cò Nòi là trọng điểm đánh phá của máy bay Pháp. Và, ngày đó, cung đường huyền thoại này cõng phần lớn khí tài từ Liên Xô, Trung Quốc viện trợ chi viện cho chiến trường Điện Biên Phủ. Đoạn đường này kéo dài, lúc đó, địch không đủ điều kiện đánh phá diện rộng, mà tập trung vào những trọng điểm xung yếu. Và bến phà Tạ Khoa là một trong những trọng điểm vượt sông Đà của bộ đội ta. Theo ngành công binh Việt Nam tổng kết, tại ngã ba Cò Nòi cứ 13 phút là có một đợt máy bay địch đánh phá, có ngày lên tới gần 70 tấn bom. Còn bến phà Tạ Khoa trên sông Đà cũng phải hứng chịu 13 tấn bom mỗi ngày. Phà Tạ Khoa xưa giờ đây được thay bằng cây cầu bê tông nối hai bờ sông Đà. Việc đi lại không còn lo ngại gì nữa. Ông Lâm nhớ lại, năm 1953 khi đến phục vụ Bến phà Tạ Khoa (huyện Bắc Yên, Sơn La) nối liền hai bờ sông Đà, là điểm trọng yếu trên cung đường chuyển quân, lương thực, vũ khí cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Lần này, chúng tôi ghé thăm, ghi lại chuyện ở bến phà xưa, và được ông Trần Công Chính, Chủ tịch Hội TNXP tỉnh Điện Biên, giới thiệu gặp cựu thanh niên xung phong (TNXP) từng chiến đấu tại bến phà này… Di tích bến phà Tạ Khoa nay là Cầu Tạ Khoa Bến phà Tạ Khoa qua sông Đà xưa giờ đã được thay thế bằng cây cầu bê tông AI, XEM GÌ, Ở ĐÂU? TRUYỆN TRANH THUẦN VIỆT - U LINH TÍCH KÝ: LENG KENG. Tập đầu tiên của bộ truyện U Linh Tích Ký: Leng Keng ra đời hai năm sau phim hoạt hình U Linh Tích Ký: Bột thần kỳ ra mắt. Với mong muốn lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa về các câu chuyện U Linh Tích Ký, tác giả Leo Dinh quyết định ra mắt bộ truyện tranh lấy ý tưởng từ các câu chuyện trong phim. Tiếp nối tập phim U linh tích ký: Bột thần kỳ đã ra mắt, sau khi gây rối tại quán ăn của bác Trư An, Leng Keng và Hấp Huyết bị phạt phải thực hiện 100 việc công ích để khắc phục hậu quả. Trong quá trình thực hiện hình phạt, bộ đôi vô số lần bị kéo vào nhiều phi vụ phức tạp, có ảnh hưởng đến sự tồn vong của Linh Giới. Tập đầu tiên của sêri truyện tranh U linh tích ký: Leng Keng chính thức lên kệ từ ngày 15/4, các tập tiếp theo dự kiến phát hành mỗi 2-3 tháng. ALBUM ĐẦU TAY CỦA QUÁN QUÂN RAP VIỆT MÙA 3. Sau thời gian dài ấp ủ kế hoạch và thực hiện, Double2T chính thức cho ra mắt album 10 năm trước lấy cảm hứng từ câu chuyện có thật về cuộc sống và tình yêu của anh trong 10 năm qua, bao gồm hành trình từ một anh thợ cắt tóc đến quán quân Rap Việt mùa 3. Nam rapper cho biết, anh đã dùng toàn bộ số tiền kiếm được trong thời gian qua để thực hiện album đầu tay như một món quà sinh nhật cho mình. Ca khúc đầu tiên được phát hành là Tan vỡ, ở đó, Double2T thể hiện một hình ảnh hoàn toàn mới, “lột xác” từ vẻ ngoài cho đến phong cách âm nhạc. AN KHÁNH Double2T với tạo hình khác lạ trong album đầu tay 10 năm trước Theo Luật Sở hữu trí tuệ, tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn. Điều 20 của luật này nêu rõ, làm tác phẩm phái sinh là quyền độc quyền của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả. n NHÓM PV BAN BẠN ĐỌC KÝ SỰ Bài 2: Thăm lại bến phà Tạ Khoa

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==