ĐAU ĐẦU VÌ GIÁ LEO THANG Việc kéo dài kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 lên 5 ngày góp phần kích cầu du lịch, giúp người dân có thêm lựa chọn nghỉ dưỡng, giải trí phù hợp. Tuy nhiên, không ít đơn vị lữ hành cho biết, thông báo về số ngày nghỉ chính thức được đưa ra khá muộn, nên doanh nghiệp dù cố gắng xây dựng thêm tua tuyến mới nhưng vẫn gặp khó vì giá dịch vụ cao. Theo khảo sát, chặng bay Hà Nội - Phú Quốc (thời gian đi, về trong kỳ nghỉ lễ) có giá vé khứ hồi lên tới gần 12 triệu đồng (đã bao gồm thuế và phí). Đường bay Hà Nội - Côn Đảo, Hà Nội - Đà Lạt có mức giá không dưới 7 triệu đồng/khách. Ông Vũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, cho biết, khi công bố số ngày nghỉ quá muộn, việc nghỉ dài hay nghỉ ngắn không còn nhiều ý nghĩa. “Doanh nghiệp lữ hành đều muốn có nhiều ngày nghỉ nhưng thông báo đưa ra quá gấp, dồn dập khiến các công ty không thể chuẩn bị các sản phẩm một cách chu đáo. Chất lượng dịch vụ, sản phẩm du lịch và giá cả mới là điều quan trọng, không phải kỳ nghỉ dài hay ngắn”, ông Bình chia sẻ. Nhiều doanh nghiệp lữ hành chủ động làm việc với khách sạn, nhà hàng để có mức giá tốt, ưu đãi cho khách đoàn trong dịp nghỉ lễ. Ông Nguyễn Ngọc An, Phó tổng giám đốc cty lữ hành Vietluxtour, cho biết, phần lớn các tua dài ngày, đoàn đông, tua nước ngoài thời điểm này đã hoàn tất đặt chỗ từ trước khi thông báo số ngày nghỉ. Nếu khách chọn đi nước ngoài dịp lễ này mà không có kế hoạch từ trước, doanh nghiệp “trở tay không kịp”. Chuyên gia du lịch nhận định, dịp lễ 30/4-1/5 rất hiếm tua giá rẻ, nhất là khi vé máy bay “nhảy múa” như hiện nay. “Giá vé máy bay cao ảnh hưởng đến du lịch, tùy theo mức độ khác nhau. Khi doanh nghiệp làm việc với hãng hàng không để xây những gói sản phẩm cơ bản đặt trước cho cả năm, có một số hãng xác nhận cho giai đoạn 3 tháng, 6 tháng hoặc cả năm. Việc đặt hàng lâu dài sẽ có giá tốt. Sản phẩm bị ảnh hưởng lớn nhất là tua cho nhóm gia đình mới xây dựng trong thời điểm cận kề ngày lễ. Giá tua chắc chắn phải tăng lên, ví dụ chuyến đi từ TP.HCM ra Hà Nội 5 ngày 4 đêm có thể lên tới 10 triệu đồng/người, nhưng TP.HCM đi Thái Lan có thể chỉ 7 triệu đồng. Khoảng cách giữa tua trong nước và tua đi nước ngoài dường như không còn nữa. Chúng tôi luôn phải làm việc chặt chẽ với hàng không để tìm giá tốt nhất”, ông An nói. CHỜ KỲ NGHỈ HÈ Một số doanh nghiệp lữ hành cho biết, họ không tập trung đẩy mạnh bán tua vào các dịp lễ, Tết bởi việc này có thể đẩy các điểm du lịch đến tình trạng quá tải. Giám đốc Image Travel & Events Nguyễn Ngọc Toản cho biết, công ty theo đuổi chính sách du lịch có trách nhiệm, vì vậy thường hạn chế, tránh bán tua trong nước vào các kỳ nghỉ toàn quốc. “Du lịch kiểu toàn quốc cùng đổ xô du lịch ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển bền vững của địa phương”, ông Toản nói. Nhiều du khách quan tâm, tìm kiếm tua quốc tế như Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản… “Sản phẩm tua đi các nước châu Á có nhiều khách hàng trẻ ở độ tuổi đi làm quan tâm hơn, do lễ kéo dài và họ muốn tận dụng khoảng ngày nghỉ dài. Dự đoán doanh thu mảng du lịch quốc tế có thể tăng 20%”, ông Toản nêu. Ông Bùi Thanh Tú, giám đốc marketing Cty du lịch Best Price, cho biết, sau khi Thủ tướng thông qua đề xuất kéo dài kỳ nghỉ 30/41/5, phần đông du khách vẫn chọn mua tua quốc tế, tua nội địa khởi hành trong cả mùa hè thay vì chịu chi cho du lịch dịp lễ cận kề 30/4. “Du khách đều có nhu cầu cụ thể. Họ khảo giá sau đó đặt tua ở công ty có sản phẩm phù hợp nhất. Thông thường, du khách sẽ lên kế hoạch du lịch từ rất lâu trước đó, vì vậy khi kéo dài ngày nghỉ, số lượng khách mua tua trọn gói không thay đổi nhiều, nhu cầu của du khách ít biến động”, ông Tú nói. Chị Trần Thanh Hà (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ, đại gia đình gần 40 người đã lên kế hoạch du lịch Đà Nẵng vào dịp hè, đặt khách sạn xong xuôi từ đầu năm. Theo chị, kỳ nghỉ hè kéo dài hơn nhiều, du lịch cũng bớt đông đúc như kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5. “Kỳ nghỉ sắp tới dài hay ngắn không quá quan trọng, gia đình tôi chỉ về quê hoặc nghỉ dưỡng 1-2 ngày ở homestay gần Hà Nội. Muốn du lịch xa trong dịp này cũng khó vì cận kề ngày nghỉ, giá dịch vụ biến động nhiều”, chị Hà nói. Một số gia đình ít người lựa chọn điểm đến gần Thủ đô như Hải Phòng, Hạ Long, hay xa hơn một chút là Hà Giang, Sa Pa… vì đường đi thuận tiện. Thời gian này, nhiều doanh nghiệp rục rịch quảng bá sản phẩm tua hè. Từ tháng 4, đại diện TSTtourist cho biết, đơn vị này đồng loạt triển khai 63 đường tua chào hè cả trong và ngoài nước, với tổng số 163 lượt khởi hành. Mỗi tua trung bình chỉ tiếp nhận 20 khách để đảm bảo yếu tố chất lượng và chăm sóc khách hàng chu đáo. Tua đi Thái Lan dài 5 ngày có giá khoảng 10 triệu đồng/khách, tua đi Malaysia - Singapore khoảng 16 triệu đồng/khách… Tua đi Phú Quốc, Nha Trang ổn định ở mức khoảng 7-8 triệu đồng/người. Dịp hè, Vietravel cung cấp hành trình mới, độc, lạ như trải nghiệm du lịch Lệ Giang (Trung Quốc) bằng tàu hỏa, khám phá Singapore - Malaysia qua góc nhìn du thuyền 5 sao, khám phá những quốc gia đậm sắc màu văn hóa như Morocco, Mông Cổ… Cả doanh nghiệp và khách hàng đều có tâm lý tránh kỳ nghỉ đông đúc như 30/4, lựa chọn phương án tua với chi phí hợp lý nhất. NGỌC ÁNH - GIA LINH Chuyên gia du lịch nhận định, dịp lễ 30/4 và 1/5 rất hiếm tua giá rẻ, nhất là khi giá vé máy bay cao như hiện nay. Phần đông du khách vẫn chọn mua tua quốc tế, tua nội địa khởi hành trong cả mùa hè thay vì chịu chi cho du lịch dịp lễ cận kề. Du khách ít thay đổi kế hoạch du lịch theo thông báo nghỉ lễ 4 THỜI SỰ n Thứ Ba n Ngày 16/4/2024 Giá dịch vụ cao, vẫn thiếu người điều tiết Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình khẳng định, du lịch nội địa còn rất nhiều tiềm năng phát triển, nhiệm vụ quan trọng vẫn là điều tiết giá cả. “Việt Nam chưa làm được chương trình khuyến mại quốc gia như Thái Lan. Họ có người cầm trịch, điều tiết hàng không, dịch vụ ăn uống, mua sắm… Phải có mức giá cân đối công khai trước, sau đó mới tung ra chương trình khuyến mại. Chúng ta có thể quảng bá du lịch nhiều cảnh đẹp, ăn uống ngon nhưng chưa thể nhắc đến giá cả. Du lịch trong nước đôi khi mạnh ai nấy làm, không có nhạc trưởng”, ông Bình nói. Dịch vụ “nhảy múa”, khách kém mặn mà DU LỊCH DỊP 30/4-1/5: CHUYỆN HÔM NAY Nhưng từ năm học này, học phí sẽ được chỉnh tăng cao, trong đó tăng mạnh có lẽ là bậc đại học. Thực tế, đã ba năm qua các trường đại học không tăng học phí. Nhiều địa phương phải cấp bù kinh phí để hỗ trợ học sinh với bậc mầm non và phổ thông. Bài toán học phí vẫn luôn khó giải đối với các trường đại học, nhất là các trường đại học công lập khi mà nguồn thu từ học phí chiếm tỉ trọng chủ yếu với trên 80% tổng nguồn thu của trường. Vì thế, nhiều năm sau khi Nghị định 81 ra đời các trường phải gắng gượng dạy và học qua ngày. Nhiều trường đề nghị phải tăng học phí để có thể bù đắp chi phí hoạt động, có trường “cầu cứu” được tăng học phí vì lo lắng có thể đứng trước nguy cơ đóng cửa. Tuy nhiên, nhìn vào lộ trình tăng học phí trong năm học 20242025, những con số làm không ít phụ huynh ngán ngại, đặc biệt với những gia đình khó khăn quả là một thách thức. Thực tế, nếu áp dụng theo Nghị định 81, biên độ tăng học phí với đại học công lập sẽ cao, tăng bình quân 45,7%. Đặc biệt, học phí khối ngành Y - Dược tăng 93%, khối Nhân văn-Khoa học xã hội tăng 53%. Riêng nhóm khoa học sự sống, khoa học tự nhiên, mức tăng là 15,8%. Đến năm học 2026-2027, mức trần tăng lên 1,7-3,5 triệu đồng/tháng sẽ gây khó khăn cho phụ huynh, người học. Minh, một sinh viên trường Đại học Gia Định chia sẻ với tôi nhiều khả năng trong năm học tới nhà trường sẽ tăng học phí, với mức tăng gần 10 triệu đồng/ học kỳ. Con số này với những gia đình khá giả sẽ không sao nhưng với sinh viên nghèo như Minh sẽ là nỗi lo lắng đè lên vai cha mẹ mình. Với biên độ tăng học phí khoảng 8% cho 3 ngành Quản trị kinh doanh, Công nghệ thông tin và ngành Marketing sẽ là áp lực cho cả phụ huynh và người học. Hiện nay, mức học phí được áp dụng tại trường này từ 12-14,5 triệu đồng/ học kỳ đối với chương trình đại trà và 25 triệu đồng/học kỳ đối với chương trình tài năng và mức phí này chưa dừng lại trong năm học tới. Trong khi Trường Đại học Công nghệ TPHCM tăng học phí bình quân dự kiến 5,3-6 triệu đồng/ tháng, tương đương khoảng 16-18 triệu đồng/học kỳ. Riêng ngành Dược học, sinh viên phải đóng 6-6,5 triệu đồng/tháng, tương đương 18-20 triệu đồng/học kỳ… Trường nào cũng có những lý lẽ của riêng mình khi tăng học phí như đầu tư cơ sở vật chất mới, kinh phí để phục vụ đưa sinh viên tốt hơn… Nhưng tựu chung lại là tăng để “nâng cao chất lượng” nhưng thước đo chất lượng ra sao thì rất khó đong đếm được?!. Các chuyên gia giáo dục cho rằng việc nhiều trường đồng loạt tăng học phí có thể sẽ loại bỏ những học sinh có năng lực nhưng lại không đủ khả năng kinh tế. Khi có cơ sở vật chất tốt hơn, chất lượng đào tạo cũng được cải thiện nhưng tăng học phí cần tính đến khả năng tài chính của người học, bởi thu nhập bình quân của người dân hiện nay chưa cao. Vì vậy, nhìn vào bảng học phí của nhiều trường chắc chắn thí sinh và phụ huynh sẽ cân nhắc khi đưa ra quyết định chọn ngành, chọn trường nếu không muốn con em “đứt gánh giữa đường” vì điều kiện tài chính của gia đình. N.L Nỗi lo TIP THEO TRANG 1
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==