Tiền Phong số 107

THỜI SỰ 3 n Thứ Ba n Ngày 16/4/2024 Đó là phát biểu của Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt tại buổi họp báo công bố Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (HĐNQ LHQ), diễn ra chiều 15/4 tại Hà Nội. Tại cuộc họp báo, ông Việt trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết ý kiến về báo cáo của các cơ quan LHQ và các bên liên quan về Việt Nam theo cơ chế UPR chu kỳ IV. Ông khẳng định, một trong những nguyên tắc mang tính nền tảng của quan hệ quốc tế hiện đại và được ghi nhận trong Hiến chương LHQ là không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia. Một trong những nguyên tắc mang tính nền tảng giữa Việt Nam và các nước trên thế giới là tôn trọng thể chế chính trị của nhau. “Chính vì vậy, tôi kiên quyết bác bỏ những ý kiến, đề xuất, kiến nghị vi phạm nguyên tắc này”, Thứ trưởng Ngoại giao nói. Về các nội dung báo cáo khác, ông Việt bày tỏ không đồng tình với nhiều ý kiến và nội dung trong báo cáo đó. Ông cho rằng các báo cáo có nhiều nội dung được xây dựng dựa trên thông tin chưa được kiểm chứng, đưa ra nhận định thiếu khách quan về tình hình Việt Nam. Ông cho biết, Việt Nam tổ chức rất nhiều hội thảo tham vấn nhưng các tổ chức đó không tham gia, thậm chí không có mặt ở Việt Nam, nhưng họ đưa ra những thông tin sai lệch về tình hình Việt Nam. Thứ trưởng khẳng định, Việt Nam luôn đảm bảo sự tham gia đầy đủ, tích cực của các bên liên quan trong suốt tiến trình UPR. Khi xây dựng UPR, Việt Nam đã tham vấn rộng rãi với các bên liên quan để xây dựng báo cáo quốc gia. Ngược lại, tất cả các báo khác được nộp lên LHQ đều không được tiến hành một cách công khai, minh bạch như cách Việt Nam tiến hành. “Chúng tôi hoàn toàn không được tham vấn gì khi họ tiến hành những báo cáo đó. Cách làm ở đây rất khác nhau. Chúng tôi rất minh bạch, công khai, bảo đảm tính bao trùm, với sự tham gia của tất cả các bên liên quan, còn các bác cáo khác không được tiến hành theo cách như vậy”, ông Việt nói. Thứ trưởng cho biết, các nguyên tắc cơ bản của cơ chế UPR là đối thoại, hợp tác, bình đẳng, khách quan và minh bạch. Vì vậy, ông bày tỏ mong muốn các đại sứ quán cân nhắc thận trọng khi sử dụng các báo cáo; dùng nguồn thông tin được kiểm chứng để cung cấp thông tin đầy đủ, khách quan nhất cho chính phủ của các nước trước khi diễn ra phiên đối thoại tại Hội đồng Nhân quyền vào tháng 5 tới. COI TRỌNG CƠ CHẾ UPR UPR là một trong những cơ chế quan trọng nhất của HĐNQ, với nhiệm vụ rà soát tình hình nhân quyền tại tất cả các nước thành viên LHQ, qua đó thúc đẩy các nước thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, cam kết về quyền con người trên nguyên tắc đối thoại, hợp tác, bình đẳng, khách quan, minh bạch. Thứ trưởng Ngoại giao cho biết, với chính sách nhất quán về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, Việt Nam coi trọng Cơ chế UPR và luôn nghiêm túc xây dựng các Báo cáo quốc gia cũng như triển khai các khuyến nghị Việt Nam chấp thuận tại tất cả các chu kỳ. Vừa qua, Việt Nam đã chính thức nộp Báo cáo quốc gia theo Cơ chế UPR chu kỳ IV lên HĐNQ LHQ. Dự kiến Việt Nam sẽ tham gia Phiên Đối thoại về Báo cáo quốc gia UPR chu kỳ IV tại HĐNQ vào ngày 7/5 tới. Tính đến tháng 1/2024, trong số 241 khuyến nghị mà Việt Nam chấp thuận tại chu kỳ III, Việt Nam đã hoàn thành thực hiện có kết quả 209 khuyến nghị (chiếm 86,7%), thực hiện một phần 30 khuyến nghị (12,4%), và 2 khuyến nghị còn lại đang được xem xét thực hiện vào thời điểm phù hợp, Bộ Ngoại giao cho biết. Báo cáo cung cấp những dẫn chứng, con số cụ thể, cập nhật, qua đó khẳng định nỗ lực rất lớn của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người, nhất là trong hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người, thực hiện nghĩa vụ theo các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên, thành tựu của Việt Nam trong giảm nghèo đa chiều bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân và đảm bảo quyền của các nhóm dễ bị tổn thương, tham gia đối thoại, hợp tác quốc tế và khu vực trong lĩnh vực quyền con người. Những kết quả này đều được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. THU LOAN Việt Nam bác bỏ những báo cáo có nhiều nội dung được xây dựng dựa trên thông tin chưa được kiểm chứng, đưa ra nhận định thiếu khách quan về tình hình nhân quyền ở Việt Nam, vi phạm nguyên tắc mang tính nền tảng của quan hệ quốc tế hiện đại. Hỗ trợ trang thiết bị cho học sinh học tập trong bối cảnh phòng chống đại dịch COVID-19 ẢNH: BAOLAMDONG.VN Bác bỏ ý kiến Việt Nam vi phạm nguyên tắc của LHQ KHẨN TRƯƠNG KHẮC PHỤC Ngày 15/4, ông Lê Quang Vinh, Giám đốc Chi nhánh Khai thác đường sắt Phú Khánh, cho biết, đơn vị thi công vẫn đang tiếp tục khoan núi tại phần đỉnh hầm, sau đó phun bê tông vào vị trí có đất đá sạt lở tại hầm Bãi Gió để ngăn sạt lở lan rộng. Khi tiến hành các công việc này, phía dưới hầm không ai được đi vào để tránh tình trạng bị đất đá rơi xuống người. Sau khi bê tông được phun vào kết đông, đơn vị sẽ cử lực lượng vào khảo sát bên trong hầm để kiểm tra mức độ an toàn, rồi mới cho công nhân vào thu dọn, đưa khối đất đá sạt lở ra ngoài. Theo ông Vinh, số lượng công nhân vào bên trong hầm được tính toán kĩ càng, toàn bộ công nhân phải trang bị đầy đủ bảo hộ. Đơn vị thi công cũng sẽ làm một vòm sắt phía dưới trần hầm để ngăn ngừa đất đá tiếp tục sạt lở trong quá trình khắc phục sự cố. “Đơn vị thi công đã chia lực lượng làm 3 ca, túc trực xuyên suốt ngày đêm với mong muốn nhanh chóng thông hầm đường sắt Bãi Gió. Không gian trong hầm hẹp gây khó khăn cho công tác khắc phục nên chưa xác định được thời gian sẽ thông hầm”, ông Vinh nói. Trước đó, khoảng 13 giờ ngày 12/4, mái hầm đường sắt Bãi Gió bất ngờ bị sạt kéo theo khoảng 180m3 đất, đá bịt kín hầm với chiều dài khoảng 10m. Rất may thời điểm xảy ra sạt lở không có tàu khách đi qua. Ngay sau đó, các đơn vị liên quan đã huy động nhiều kỹ sư, công nhân cùng máy móc nỗ lực thông hầm. Đến hơn 4 giờ sáng 13/4, khi đơn vị thi công đang nỗ lực đào đất, đá vận chuyển ra ngoài thì có khoảng 50m3 đất, đá tiếp tục sạt lở xuống. Mặc dù lực lượng chức năng đã huy động hơn 200 kỹ sư, công nhân cùng nhiều máy móc nỗ lực đào đất, khắc phục sự cố nhưng đến nay vẫn chưa thể thông hầm. CẤM NHIỀU PHƯƠNG TIỆN ĐI QUA ĐÈO CẢ VÀ HẦM ĐÈO CẢ Trong quá trình khắc phục sạt lở tại hầm Bãi Gió, Khu Quản lý đường bộ 3 (Cục Quản lý đường bộ) đã có phương án phân luồng giao thông qua đèo Cả. Theo Khu Quản lý đường bộ 3, hầm đường sắt Bãi Gió trên đường sắt Bắc- Nam bị sụt lún đất đá từ đỉnh vòm hầm và diễn biến phức tạp. Tuyến hầm đường sắt giao chéo bên dưới với Quốc lộ 1A khu vực đèo Cả gây ảnh hưởng đến an toàn công trình đường sắt, đường bộ và ảnh hưởng an toàn giao thông tại khu vực. Đơn vị quản lý đường sắt đang triển khai phương án khắc phục sự cố sụt lún trong hầm. Sau khi trao đổi và thống nhất với các đơn vị liên quan, Khu Quản lý đường bộ 3 thông báo phương án tổ chức phân luồng cho các phương tiện giao thông đường bộ không được lưu thông qua hầm đường bộ đèo Cả. Cụ thể, các loại phương tiện không được phép lưu thông qua hầm đường bộ đèo Cả gồm: xe chở hàng độc hại, hóa chất độc hại, dễ cháy, chất nổ, hàng hóa nguy hiểm… và các loại phương tiện có chiều cao lớn hơn 4,95m, xe quá khổ có bề rộng từ 3,5m trở lên, mô tô, xe máy, xe thô sơ. Lực lượng CSGT hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa đã lập chốt điều tiết, hướng dẫn phương tiện đi qua hầm đường bộ đèo Cả trong thời gian xử lý sự cố tại hầm Bãi Gió. Hiện các đoàn tàu khách Bắc- Nam vẫn khởi hành hằng ngày để phục vụ hành khách đi lại trên tuyến. Do sự cố sạt lở, tất cả các chuyến tàu đi từ Hà Nội vào phải dừng ở ga Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên), các chuyến tàu đi từ TPHCM ra phải dừng ở ga Giã (tỉnh Khánh Hòa). Từ ngày 12 - 15/4, ngành đường sắt đã trung chuyển hơn 10.000 hành khách bằng ô tô qua khu vực này. KHÁNH NGUYÊN - LỮ HỒ Khoan núi, vá sạt lở tại hầm đường sắt Bãi Gió Đơn vị thi công vẫn đang khẩn trương khắc phục sự cố sạt lở tại hầm đường sắt Bãi Gió Những ngày qua, hàng trăm công nhân ngành đường sắt vẫn ngày đêm khoan núi, đổ bê tông vào bên trong để khắc phục sự cố sạt lở tại hầm đường sắt Bãi Gió, thuộc đoạn đường sắt Bắc - Nam đi qua đèo Cả, nằm giữa hai tỉnh Phú Yên - Khánh Hòa. Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt chủ trì cuộc họp báo chiều 15/4 ẢNH: DN Báo cáo quốc gia UPR chu kỳ IV trình bày tổng thể việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam trên các lĩnh vực kể từ lần rà soát trước và rà soát toàn diện việc thực hiện những khuyến nghị mà Việt Nam đã chấp thuận tại chu kỳ III.

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==