Tiền Phong số 107

CHUYẾN BIỂN KINH HOÀNG Ngày 15/4, PV Tiền phong tìm về nhà ngư dân Hoàng Minh Nhơn (26 tuổi, ở thôn Bình Tịnh, xã Bình Minh, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) người sống sót hy hữu sau 38 giờ đồng hồ bơi giữa biển lạnh sau khi bị lật thúng trong đêm. Trước mặt tôi là chàng thanh niên với vóc người nhỏ nhắn. Nhơn nói mình cao 1,65 mét, nặng 57kg nhưng nay chỉ còn 52kg. Chàng ngư dân trẻ vẫn chưa thôi ám ảnh về chuyến biển kinh hoàng. Nhơn kể, ngày 25/2 (tức 16 tháng giêng) hai cha con cùng 40 bạn tàu đi trên tàu câu mực của chủ tàu người địa phương. Chuyến biển đầu năm chở biết bao hy vọng bội thu không ngờ lại đối mặt với “thần chết”. Sau 4 ngày xuất bến, tàu tới ngư trường. Như thường lệ, công việc của ngư dân tàu câu mực là rời tàu xuống những chiếc thuyền thúng để câu, bắt đầu từ chiều tối cho đến sáng hôm sau. Đánh bắt thuận lợi được 2 hôm thì cả đội phải tạm nghỉ 2 ngày do gió lớn. Đến ngày đánh bắt thứ ba, 42 chiếc thúng được thả xuống biển. Nhơn nhảy lên chiếc thúng của mình, cùng với đồ nghề sẵn sàng cho đêm câu mực. Đến khoảng 21 giờ thì bỗng nhiên một cơn sóng rất lớn đánh lật úp chiếc thúng, cậu và toàn bộ đồ đạc rơi xuống biển. “Khi chui ra và định thần lại em cố lợi dụng con sóng để lật chiếc thúng trở lại nhưng không được, quờ quạng thì vớ được nửa chiếc áo phao và một chiếc phao tín hiệu buộc lên người, lúc sau thì chiếc thúng cũng chìm hẳn”, Nhơn kể. Tiếng kêu cứu của ngư dân trẻ lọt thỏm trong đêm, cậu chỉ còn biết lần theo ánh sáng lờ mờ phía xa nhắm hướng để bơi tới. “Em thấy xa có chiếc tàu nhưng khi bơi được nửa đường thì tàu đó lại di chuyển đi chỗ khác, có thể vì trên người em đeo chiếc phao định vị (loại tín hiệu để tàu hàng nhận diện tránh va chạm). Không có gì để bám víu nên em cứ phải bơi liên tục. Cả đêm không dám ngủ vì sợ chợp mắt thì sẽ chìm luôn trên biển”, Nhơn nhớ lại. Giữa biển, đêm dài như vô tận, bụng rỗng đói và cổ họng bỏng rát vì khát. Đói thì cố chịu nhưng cơn khát quá lâu khiến cổ họng bỏng rát, cậu bắt đầu uống nước biển. Nhơn kể: Ban đầu em uống ngụm nhỏ cố ngậm để bớt mặn thì mới nuốt. Sau đó thì khát quá uống luôn nước biển rồi lại nôn ra. Có lúc mệt quá tưởng muốn buông rồi nhưng rồi động viên mình cứ cố chút nữa, biết đâu trời thương sẽ có tàu phát hiện cứu mình. Trời sáng, người cũng rã rời, cậu cố đưa mắt tìm kiếm có chiếc tàu nào gần đó để cầu cứu nhưng vô vọng. Cuộc vật lộn giữa biển cứ thế kéo dài, đói - khát - và mệt rã. “Mệt quá em muốn buông tay rồi, nhưng hình ảnh ba mẹ, người vợ sắp cưới, người thân khóc sưng mắt vì em thì lại nhắc mình cố gắng thêm chút nữa”, giọng ngư dân trẻ như nghẹn lại. Hai ngày đêm ròng bơi giữa biển khiến khuôn mặt cậu sạm đen, thân tím tái, đôi mắt nhoè đi, không còn chút sức lực nào nữa. Lần cuối cùng ngước mắt lên, Nhơn nhìn thấy một chiếc tàu hàng rất lớn. Đó là chiếc tàu hàng nước ngoài, trên boong có một người nhìn về hướng Nhơn. Cậu dùng chút sức còn lại hô lên “Cứu em với”, nghe văng vẳng phía bên kia đáp lại “Chiếc tàu đằng sau sẽ cứu anh đó. Giữ bình tĩnh nhé”. Và chiếc tàu đằng sau cũng trờ tới vớt Nhơn lên, đó là một tàu cá Bình Định. Suýt chút nữa thì họ không vớt lên vì tưởng đâu khúc củi, toàn thân tím tái, đen nhẻm. Không thể nói được, Nhơn cầm bút viết tên mình, số hiệu tàu, số liên lạc rồi lịm đi. CẤP CỨU KỊP THỜI NHỜ LỰC LƯỢNG CỨU HỘ 38 giờ Hoàng Minh Nhơn bơi giữa biển cũng là chừng ấy thời gian ông Hoàng Thanh Tâm (53 tuổi, ba của Nhơn) vật lộn với cơn sóng lớn trong lòng. Hơn 30 năm bám biển, nhiều lần đối diện với rủi ro nhưng chưa bao giờ ông thấy ngực mình thắt lại, khó thở đến vậy. Khi phát hiện con trai mình mất tích, chiếc thúng không còn định dạng thì ông Tâm điếng người. Chủ tàu đưa thuyền tìm kiếm, hai tàu khác cũng tham gia hỗ trợ nhưng hết một ngày đêm vẫn không có tin tức. Cứ mỗi giờ trôi qua, người cha ấy lòng như lửa đốt vì hy vọng tắt dần. Cho đến khi hay tin tàu cá Bình Định thông tin vớt được một ngư dân lên tàu tên Hoàng Minh Nhơn, ông khóc khóc mếu mếu nói chủ tàu chạy đến. Phải mất 5 giờ đồng hồ sau tàu của ông mới tiếp cận được tàu đã cứu con mình. Ông khóc, lòng không khỏi hoang mang vì giờ có tìm thấy thì gần 2 ngày trời rồi làm sao mà sống nổi nữa?! Nhìn thấy con tím tái, thoi thóp thở ông Tâm thắt lòng. Tình thế khẩn cấp, ông liên lạc với trung tâm cứu nạn nhờ hỗ trợ cứu con trai mình. Hai tàu phải chạy ngược chiều nhau thêm nhiều giờ nữa nạn nhân mới được lực lượng chức năng đưa lên tàu sơ cứu kịp thời. Qua thăm khám, các bác sĩ nhận định tình trạng nạn nhân lúc này hết sức nguy kịch do bị đa chấn thương, suy hô hấp, kiệt sức, không phản ứng với các biện pháp kiểm tra lâm sàng. Sau khi được sơ cứu, Nhơn tiếp tục được chuyển lên tàu SAR 412 của Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực II (Danang MRCC) để được chăm sóc y tế đặc biệt và khẩn trương đưa về bờ. Cùng con trai trở về, nhưng ông Tâm thấy đường trở về dài thăm thẳm. Ông vừa nắm tay con vừa khấn trời phật cho con tai qua nạn khỏi. Trong khi đó, bà Trần Thị Chín mẹ Nhơn ở nhà cũng ngất lên ngất xuống khi hay tin con gặp nạn. Sợ bà không chịu nổi cú sốc nên thông tin con trai mất tích suốt 2 ngày đêm được người cha gọi về từ ngoài biển “lược” bớt đi, chỉ nói con bị mệt ngâm nước nên người mệt đang đưa về bờ, dẫu vậy linh tính người mẹ nhấp nhổm có điều chẳng lành. Gần một tuần nặng nề trôi qua, bác sĩ Phòng Hồi sức cấp cứ Bệnh viện Đà Nẵng nói Nhơn đã qua cơn nguy kịch, hạnh phúc vỡ òa. HOÀI VĂN 10 ĐỜI SỐNG n Thứ Ba n Ngày 16/4/2024 Chàng trai sống sót sau 38 giờ trên biển “Sau khi chiếc thúng chìm thì em với được chiếc phao định dạng và nửa chiếc áo phao buộc vào người rồi nhắm hướng có ánh đèn le lói cứ thế bơi. Em bơi cả ngày lẫn đêm, không dám chợp mắt vì sợ lịm đi giữa biển, 38 giờ đồng hồ sau thì được một tàu cá vớt lên sau đó em lịm đi không biết gì nữa” - ngư dân trẻ Hoàng Minh Nhơn, nhớ lại. Nụ cười hạnh phúc của hai mẹ con anh Nhơn ngày đoàn tụ ẢNH: HOÀI VĂN Ngày đưa Nhơn về nhà, cả làng kéo đến chia vui. Làng biển Bình Minh vốn chịu nhiều nỗi đau từ biển. Tháng 5/2006, siêu bão Chanchu đã cướp đi gần 230 ngư dân các tỉnh miền Trung, trong đó riêng làng biển Bình Minh này có tới 87 ngư dân vĩnh viễn không trở về. Ông Lê Xuân Tới - Phó Chủ tịch UBND xã Bình Minh cho hay, đội tàu của xã có 100 chiếc thì 19 chiếc ở thôn Bình Tịnh hành nghề câu mực. “Đây là nghề truyền thống, cho thu nhập cao nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Hằng năm xã đều tổ chức các lớp tập huấn y tế cho bà con ngư dân, các tàu cá cũng được trang bị tương đối đầy đủ các máy móc hiện đại, bà con tạo các tổ đoàn kết để cùng hỗ trợ nhau khi ra khơi. Nhưng có những rủi ro không ngờ ập tới, những ngư dân can trường tự mình vượt qua, nhưng trường hợp ngư dân trẻ như Hoàng Minh Nhơn sống sót khi bơi 38 tiếng đồng hồ cũng rất hy hữu. UBND xã đã đến chia sẻ cùng gia đình, hỗ trợ 2 triệu đồng”, ông Tới nói. LẬT THUYỀN CÂU MỰC: Lực lượng chức năng tiếp cận, khẩn trương cấp cứu kịp thời ngư dân Hoàng Minh Nhơn ẢNH: DANANG MRCC

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==