chợ kịch bản tại HIFF 2024 đã mang đến nguồn vốn và sự hỗ trợ đắc lực cho các nhà làm phim trẻ cũng như các dự án đầy tiềm năng khác. Rất có thể các dự án được phát hiện từ mùa LHP năm nay sẽ được phát triển, hoàn thành và tham gia tranh giải ở các mùa tới. ĐIỂM ĐẾN CỦA CÁC ĐẠO DIỄN HUYỀN THOẠI Nhà tổ chức HIFF đã gây sốc khi tuyên bố sự xuất hiện của hai đạo diễn nổi tiếng nhất châu Á là Hirokazu Kore-eda và Kim Jee-Woon. Quả thực, người yêu điện ảnh tại Việt Nam không chỉ chào đón mà còn săn đón họ như thần tượng Hàn Quốc. Những buổi chiếu phủ kín rạp, những màn giao lưu đầy hứng khởi, hai vị đạo diễn không giấu nổi sự bất ngờ khi nhận biết rằng những tác phẩm của họ được khán giả Việt Nam mến mộ nhiều đến thế. Đạo diễn Kim Jee-Woon hứa hẹn, trong tương lai nhất định sẽ làm phim lấy bối cảnh Việt Nam, trước hết ông sẽ giới thiệu điện ảnh Việt Nam đến với bạn bè. Đạo diễn Kore-eda tại cuối buổi giao lưu nhắn nhủ: “Tôi từng quyết định làm phim ở Hàn Quốc là vì tình cảm dành cho thành phố Busan và LHP nơi đây. Do đó, tôi sẽ suy nghĩ nghiêm túc đến việc làm phim về Việt Nam, chỉ khi HIFF có thêm lần thứ hai, lần thứ ba và rất nhiều lần nữa”. Việc được tận mắt chứng kiến những nhà làm phim huyền thoại là một món quà ý nghĩa mà HIFF mang lại cho người hâm mộ điện ảnh. Tuy nhiên, một mùa LHP thành công không đủ để làm nên một LHP danh giá. Một nền điện ảnh giàu tiềm năng vẫn chưa thể gọi là nền điện ảnh lớn được. QUANG LÊ 9 n Thứ Bảy n Ngày 13/4/2024 VĂN HÓA - GIẢI TRÍ ảnh Việt được mừng thọ uống rượu cần, gắp thức ăn và nói lời cầu chúc chân tình. Họ kể lại những công lao của cha mẹ, ông bà đã săn sóc, nuôi dạy và cầu mong các đấng sinh thành sống lâu với con cháu. Trước khi kết thúc buổi lễ, ông bà, cha mẹ sẽ ngồi quây quần cùng con cháu, dặn dò, khuyên bảo mọi người trong buôn cùng nhau làm ăn phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc dân tộc và nghe kể sử thi, thổi khèn. Sau đó, người con sẽ mời họ hàng, anh em gia đình, bà con dùng bữa cơm thân mật. Ngay sau lễ cúng mừng thọ, gái trai trong buôn làng sẽ đến chúc thọ, cùng nhau múa hát, uống rượu cần. Già Ma Thuyên cho biết, theo quan niệm của người M’nông, rượu cần là nước uống của Yàng. Thần linh sai sứ giả xuống hướng dẫn cách làm rượu cho bà con nên ngoài giá trị vật chất, rượu cần còn mang giá trị văn hóa giao tiếp tinh thần sâu sắc. Bản thân người làm rượu cần phải “sạch sẽ” thì rượu mới ngon và không có lỗi với thần linh. Với người M’nông, mỗi khi tổ chức nghi lễ dù lớn hay nhỏ tại gia đình đều có sự tham gia của cộng đồng buôn làng. BỀN LÂU GIÁ TRỊ Trong ngôi nhà nhỏ ở buôn Đung, xã Đắk Phơi, nghệ nhân Y Ơn Liêng miệt mài đan lát. Giữa không gian tĩnh lặng, giọng ông hoà vào tiếng xào xạc lá khô. Người M’nông ở huyện Lắk còn lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống. Trong đó có Lễ mừng thọ. Với người M’nông, lễ mừng thọ là nghi lễ quan trọng. Trước kia, lễ mừng thọ cho cha mẹ thường được người con gái cả tổ chức nhưng ngày nay tất cả các con đều được tổ chức lễ này cho cha mẹ mình. Nghệ nhân Y Ơn Liêng khao khát lưu giữ giá trị văn hóa truyền thống để Lễ mừng thọ trường tồn với thời gian. Huyện Lắk hiện có 28 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong đó, đồng bào M’nông chiếm 51,2% dân số toàn huyện. Là một trong những người đang nắm giữ di sản Lễ mừng thọ, ông Y Ơn Liêng cảm thấy băn khoăn khi kho tàng văn hóa mà ông bà để lại dần mai một. Trong thực tế, nhiều người không phải nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân Nhân dân nhưng rất tâm huyết với văn hóa truyền thống. Họ tổ chức nhiều lớp truyền dạy cho thế hệ trẻ nhưng không được hỗ trợ. Hiện nay, với xu thế giao lưu hội nhập, các giá trị văn hóa nghi lễ vòng đời của người M’nông ở huyện Lắk có nguy cơ mai một. Những người am hiểu luật tục, tham gia và thực hành nghi Lễ mừng thọ truyền thống của người M’nông đa phần đã lớn tuổi. Con cháu rời buôn làng đi làm ăn xa. Để Lễ mừng thọ của người M’nông được gìn giữ và phát huy, theo ông Y Ơn Liêng, chính quyền cần có chính sách hỗ trợ các nghệ nhân - những người nắm giữ linh hồn của nghi Lễ mừng thọ, đặc biệt là các nghệ nhân có điều kiện kinh tế khó khăn. Bên cạnh đó, các cấp cần có biện pháp hữu hiệu, kịp thời sưu tầm, ghi chép lại các bài cúng, trình tự cúng của các nghi lễ để phục vụ cho công tác bảo tồn… Trước đó, ngày 19/11/2023, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội thảo Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ mừng thọ của người M'nông. Hội thảo đã nhận được sự tham gia hưởng ứng của hơn 20 nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý trên các lĩnh vực khác nhau... ở các viện, trung tâm nghiên cứu, các đại học, các cơ quan Trung ương và địa phương thường trú tại Đắk Lắk. Ông Lại Đức Đại, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk cho biết, tỉnh đã có nhiều chủ trương, giải pháp và tổ chức các hoạt động văn hóa nhằm bảo tồn, giữ gìn nét đẹp văn hóa các dân tộc thiểu số của địa phương; đồng thời tổ chức nhiều hoạt động văn hóa liên quan đến công tác bảo tồn di sản văn hóa dân tộc. Tỉnh xác định, Lễ mừng thọ của người M’nông là một trong những di sản văn hóa cần được quan tâm, duy trì bảo tồn, khai thác hiệu quả gắn với phát triển du lịch địa phương, nâng cao đời sống người dân. Tỉnh đang tiếp tục xây dựng các đề án, kế hoạch bảo tồn và phát huy Di sản văn hóa quốc gia Lễ mừng thọ của người M’nông. N.T Các đại biểu trao đổi tại hội thảo “Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ mừng thọ của người M’nông huyện Lắk” được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận cấp quốc gia vào tháng 8/2022, trở thành 1 trong 3 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia của tỉnh Đắk Lắk. Trải qua gần 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lực lượng CAND luôn thể hiện sự trung thành tuyệt đối với sự nghiệp cách mạng, đoàn kết, tận tụy trong công tác, dũng cảm, mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Tuy nhiên, bối cảnh hiện nay đang đặt ra yêu cầu ngày càng cao hơn, nhiệm vụ ngày càng nặng nề hơn đối với sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia. Tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Ở trong nước, nhiều vấn đề mới, khó khăn nảy sinh trong quá trình đổi mới, các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình”, tăng cường sử dụng các biện pháp “mềm”, tập trung làm chuyển hóa về chính trị, tư tưởng, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, kích động chia rẽ, “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang. “Cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự còn gặp nhiều khó khăn, thách thức khi tội phạm luôn tìm mọi cách để tác động, lôi kéo, mua chuộc, gài bẫy hòng khống chế, lung lạc ý chí, làm tha hóa phẩm chất, phai nhạt lý tưởng của đảng viên, cán bộ, chiến sĩ CAND. Bối cảnh đó đòi hỏi mỗi đảng viên, cán bộ, chiến sĩ công an phải thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng, giữ mình cho thật trong sạch, vững vàng để không sa ngã trước sự mua chuộc, lôi kéo của các phần tử xấu, lợi ích nhóm...”, PGS.TS Vũ Trọng Lâm, Giám đốc, Tổng biên tập NXB Chính trị quốc gia Sự thật nêu. Tại tọa đàm khoa học Công an nhân dân khắc ghi lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất”, các đại biểu, các nhà khoa học tập trung thảo luận làm rõ, làm sâu sắc hơn giá trị và ý nghĩa lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với quá trình tu dưỡng, rèn luyện, học tập, công tác và chiến đấu của lực lượng CAND, phân tích, đánh giá kết quả, bài học kinh nghiệm, những vấn đề đặt ra. Phát biểu tổng kết tọa đàm, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết, trong thời gian tới, lực lượng CAND cần xác định rõ nhiệm vụ hàng đầu, có tính nguyên tắc là xây dựng lực lượng CAND thật sự trong sạch, vững mạnh, tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân. “Mỗi cán bộ, chiến sĩ công an phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện để nêu cao ý chí chiến đấu, thường xuyên tự soi, tự sửa, tự tu dưỡng, rèn luyện theo 6 điều Bác Hồ dạy CAND. Phải lấy lời căn dặn của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để tu dưỡng, rèn luyện, xây dựng bản lĩnh, đề cao danh dự, lòng tự trọng”, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc nhấn mạnh. GIA LINH Hai đạo diễn lừng danh của Hàn Quốc và Nhật Bản được săn đón tại HIFF 2024 Công an nhân dân khắc ghi lời căn dặn thiêng liêng Nhằm khẳng định và làm sâu sắc hơn giá trị và ý nghĩa lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với quá trình tu dưỡng, rèn luyện, học tập, công tác và chiến đấu của lực lượng Công an nhân dân (CAND), Bộ Công an và NXB Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức tọa đàm khoa học Công an nhân dân khắc ghi lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất”, chiều 12/4, tại Hà Nội. Tọa đàm khoa học Công an nhân dân khắc ghi lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất”
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==