THỜI SỰ 3 n Thứ Bảy n Ngày 13/4/2024 SỚM TRIỂN KHAI CÓ HIỆU QUẢ CÁC VĂN BẢN HỢP TÁC Phát biểu tại Diễn đàn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, lãnh đạo cấp cao Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn ủng hộ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các địa phương Việt Nam tăng cường hợp tác cùng có lợi với các địa phương Trung Quốc, trong đó có tỉnh Vân Nam. Quốc hội Việt Nam sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ để hợp tác giữa các địa phương Việt Nam với tỉnh Vân Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân. Để phát huy hơn nữa tiềm năng, thế mạnh của hai bên, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, hai bên đẩy nhanh kết nối chiến lược phát triển; sớm triển khai có hiệu quả các văn bản hợp tác đã ký trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình vừa qua. Hai bên sớm thống nhất phương án kết nối đoạn tuyến đường sắt giữa ga Lào Cai (Việt Nam) và ga Hà Khẩu Bắc (Vân Nam, Trung Quốc)… Theo Chủ tịch Quốc hội, đó là các hạng mục quan trọng để thúc đẩy các hoạt động giao thương giữa hai bên, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân hai tỉnh Lào Cai, Vân Nam nói riêng và hai nước Việt Nam, Trung Quốc nói chung đẩy mạnh hợp tác thương mại và đầu tư. KIẾN TẠO MÔI TRƯỜNG KINH TẾ THUẬN LỢI Thời gian qua, 4 tỉnh biên giới Việt Nam giáp Vân Nam đã có nhiều hoạt động giao lưu hữu nghị; tăng cường hợp tác kinh tế thương mại, đầu tư, hợp tác phát triển cửa khẩu; tăng cường tuyên truyền, thu hút các doanh nghiệp phân luồng xuất khẩu hàng hóa thông qua các cửa khẩu tiếp giáp với tỉnh Vân Nam… Để phát huy hơn nữa các cơ chế hiện có, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị các cơ quan hữu quan cần bám sát nhu cầu thực tế của nhân dân hai bên, kiến tạo môi trường kinh tế thuận lợi để các hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư kinh doanh của các doanh nghiệp trong khu vực có thể tiến ra các thị trường quốc tế. Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Quốc hội Việt Nam đã và sẽ luôn đồng hành với cả hệ thống chính trị để ban hành nhiều chính sách phù hợp xây dựng khung pháp lý minh bạch, công bằng, toàn diện, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và doanh nghiệp Trung Quốc nói riêng kinh doanh thuận lợi, thành công tại Việt Nam. Qua đó, cùng nhau cụ thể hóa các thành quả mới, nội hàm mới của quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc, đưa quan hệ hai Đảng, hai nước không ngừng phát triển, đi vào chiều sâu, ổn định, tốt đẹp, bền vững và lâu dài. Phát biểu chào mừng Diễn đàn, Phó Chủ tịch chính quyền tỉnh Vân Nam Lưu Dũng bày tỏ tin tưởng, qua Diễn đàn lần này sẽ tăng cường sự tin cậy giữa hai bên, mở ra những cơ hội mới để thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai bên. Nhấn mạnh, sự tin cậy chính trị từ cấp cao nhất của lãnh đạo hai Đảng, hai nước và tình hữu nghị giữa Nhân dân hai nước là cơ sở để quan hệ hợp tác giữa tỉnh Vân Nam với các địa phương của Việt Nam ngày càng phát triển hiệu quả hơn nữa, ông Lưu Dũng khẳng định, tỉnh Vân Nam sẽ nỗ lực đẩy nhanh hợp tác cùng có lợi với các địa phương của Việt Nam, nhất là trong những lĩnh vực mà Vân Nam có thế mạnh và địa phương của Việt Nam có nhu cầu. Tại Diễn đàn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đại biểu hai nước đã chứng kiến các doanh nghiệp hai nước trao các bản ghi nhớ, thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực: hàng không; tài chính chuỗi cung ứng; thiết kế chế tạo hệ thống robot, dây chuyền tự động ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất và thương mại sản phẩm cà phê tại Trung Quốc và Việt Nam… THÀNH NAM Sáng 12/4, tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã dự Diễn đàn Chính sách pháp luật thúc đẩy hợp tác đầu tư, thương mại Việt Nam Trung Quốc. Diễn đàn với sự tham dự của hơn 450 đại diện doanh nghiệp hai nước. Đây là Diễn đàn thứ hai nhằm thúc đẩy hợp tác đầu tư thương mại giữa hai nước được tổ chức trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Chủ tịch Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đại biểu đến Diễn đàn ẢNH: TTXVN Trong khuôn khổ chuyến thăm, ngày 12/4, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến dâng hoa và thăm Khu di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh, tại số 89-91 phố Nam Hoa Sơn, thành phố Côn Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống và làm việc ở đây từ tháng 2-10/1940. Trong thời gian ở đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp gỡ các nhà cách mạng nước nhà là Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp và những đồng chí khác ở Côn Minh để bàn về những sự kiện trọng đại của cách mạng Việt Nam… Việt Nam - Trung Quốc cùng nhau cụ thể hóa các thành quả mới, nội hàm mới Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tại kỳ họp cho thấy, sau 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển theo Nghị quyết số 36 của Trung ương và các Nghị quyết của Chính phủ, kinh tế biển đã có nhiều bước phát triển. Năm 2022, GRDP của 28 tỉnh/ thành phố ven biển theo giá hiện hành đạt mức 4.786 nghìn tỷ đồng, chiếm 49,8% GDP cả nước. Du lịch và dịch vụ biển có sự phát triển nhanh chóng, tạo diện mạo mới cho hệ thống đô thị ven biển, từng bước hình thành cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại, cao cấp. Đặc biệt, quy mô ngành thủy sản ngày càng mở rộng, tốc độ tăng trưởng cao, giá trị sản xuất lớn. Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản năm 2022 đạt 5,14 triệu tấn, khai thác 3,85 triệu tấn. Kim ngạch xuất khẩu tăng từ 8,8 tỷ USD lên gần 11 tỷ USD vào năm 2022. Bên cạnh đó, các ngành kinh tế biển mới và năng lượng tái tạo đang được đẩy mạnh. Cả nước có 19 khu kinh tế ven biển nằm trong quy hoạch được phê duyệt (18 khu đã được thành lập), thu hút 553 dự án nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký là 54,36 tỷ USD; 1.604 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký 1,37 triệu tỷ đồng. Tuy vậy, các báo cáo tại kỳ họp cũng đánh giá quy mô kinh tế biển còn nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và cũng chỉ mới tận dụng, khai thác hiệu quả được một phần vùng biển quốc gia, chưa có đủ điều kiện để vươn ra vùng biển quốc tế. Hệ thống giao thông đường bộ ven biển chưa đáp ứng yêu cầu, hạ tầng kỹ thuật biển còn yếu, chưa đồng bộ; chưa có nhiều cảng biển lớn tầm cỡ khu vực. Công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch chưa đồng bộ, thiếu bền vững. Đặc biệt, cơ chế chính sách thu hút đầu tư, nhất là từ khu vực tư nhân cho phát triển các ngành kinh tế biển chưa đủ sức hấp dẫn. THÀNH LẬP QUỸ THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ BIỂN Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, thời gian qua, nguồn lực nhà nước đã được đầu tư rất nhiều cho các công trình, dự án phục vụ kinh tế biển như các khu công nghiệp ven biển, sân bay, đô thị, hạ tầng giao thông, hành lang kinh tế… Tuy nhiên, còn rất nhiều chỉ tiêu quan trọng mà Nghị quyết 36 đề ra chưa đạt được. “Cần tập trung xây dựng cơ chế, chính sách, bố trí nguồn lực đủ mạnh; đồng thời hình thành những mô hình, động lực mới cho kinh tế biển với những cơ chế chính sách đặc thù”, ông Dũng nói và đề nghị các bộ, ngành, địa phương rà soát các quy hoạch, ưu tiên “các dự án đầu tư không hối tiếc”, tập trung cho những ngành nghề mới trong lĩnh vực kinh tế biển. Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu các bộ quản lý chuyên ngành chịu trách nhiệm chủ trì nhóm công tác nhằm đề xuất những nhiệm vụ trọng tâm, đột phá như: Xây dựng các bộ chỉ tiêu quốc gia về kinh tế biển; huy động nguồn lực; phát triển trung tâm năng lượng ngoài khơi, kết hợp nuôi biển công nghệ cao và dịch vụ hậu cần nghề cá; vận tải biển và logistics; nghiên cứu, điều tra cơ bản tài nguyên môi trường biển; phát triển đô thị biển; xây dựng cơ sở dữ liệu phục quản trị và thực hiện chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển… Trong thời gian tới, Phó Thủ tướng yêu cầu Ủy ban Chỉ đạo quốc gia về thực hiện chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam cần tập trung cho ý kiến chỉ đạo nhằm khẩn trương hoàn thành quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ; các bộ chỉ tiêu đánh giá việc thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ trong Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển. Các bộ, ngành có liên quan khẩn trương nghiên cứu, triển khai việc thành lập quỹ thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển, chính sách ưu đãi điện gió ngoài khơi, cảng biển. VĂN KIÊN Bố trí nguồn lực đủ mạnh để phát triển kinh tế biển Tàu xếp dỡ hàng hóa tại Cảng Cát Lái (TPHCM) ẢNH: ĐẠI DƯƠNG Ngày 12/4, Ủy ban Chỉ đạo quốc gia về thực hiện chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã họp kỳ thứ nhất. “Cần tập trung xây dựng cơ chế, chính sách, bố trí nguồn lực đủ mạnh; đồng thời hình thành những mô hình, động lực mới cho kinh tế biển với những cơ chế chính sách đặc thù”. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư NGUYỄN CHÍ DŨNG
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==