Ông Huỳnh Ngọc Dương - Phó Giám đốc Sở Công thương Đắk Lắk (địa phương đang là “thủ phủ” cà phê của cả nước) cho biết, Việt Nam là quốc gia sản xuất và xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới. Xu hướng tiêu dùng của thế giới cũng đang dịch chuyển dần sang Robusta. Điều này đồng nghĩa với việc cà phê Việt Nam càng rộng đường xuất khẩu. Tín hiệu vui này hiện hữu bằng việc nhiều đối tác đang đặt mua cà phê của Việt Nam tới tấp với số lượng lớn và sẵn sàng trả giá cao. Tuy nhiên, các doanh nghiệp lại e dè, chưa nhận đơn hàng vì sợ rủi ro. Lý do, giá cà phê đang cao, thậm chí cao hơn giá xuất khẩu. Nhiều doanh nghiệp đang nợ đơn hàng cũ nên chưa nhận đơn hàng mới. “Không ít doanh nghiệp đang xoay xở đủ cách để trả nợ đơn đã ký trước đó. Việc gom hàng lúc này không dễ vì một thực tế đã tồn tại xưa nay: Cứ cà phê tăng giá, nông dân lại giữ hàng. Trong khi đó, mức giá hiện nay (trên 100.000 đồng/kg) đang rất tốt để nông dân bán hàng”, ông Dương chia sẻ. Ông Dương tiết lộ, nhiều doanh nghiệp rót vốn cho nông dân (để đầu tư sản xuất) và cho các đại lý cấp dưới (gom hàng), nhưng nay chưa thu được cà phê. Có tình trạng đại lý thu mua cà phê ở Đắk Lắk bị vỡ nợ, bỏ trốn vì thua lỗ. Để có hàng giao cho đối tác, nhiều doanh nghiệp “bấm bụng” chịu lỗ, đẩy giá lên cao hơn giá xuất khẩu để gom được hàng. Để tránh rủi ro, thời điểm này, doanh nghiệp theo chính sách “ăn chắc mặc bền”, tức mua được hàng rồi mới nhận đơn chứ không bán trước giao hàng sau. Ông Trịnh Đức Minh - Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) cho biết thêm, doanh nghiệp đang đối mặt với nhiều nguy cơ (mất uy tín, thua lỗ, gom không được hàng cho đối tác), sau khi cà phê tăng giá. Không ít doanh nghiệp bị thua lỗ nặng. Tuy nhiên, theo ông Minh, đây là thời điểm các bên tham gia vào chuỗi ngành hàng cà phê buộc phải phân chia lại lợi nhuận. Bởi lâu nay, tỉ lệ lợi nhuận của người nông dân rất thấp. Từ lâu, Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) đã nghiên cứu, đưa ra nhận định, mức giá 3 USD/kg mới đảm bảo thu nhập đủ sống cho người trồng cà phê toàn cầu. Song lâu nay giá cà phê ở Việt Nam khá thấp (40.000-50.000 đồng/kg) và chỉ bắt đầu tăng trong vòng 2 năm trở lại đây. Do đó, mức giá hiện tại là lẽ công bằng để “buộc chân” nông dân với cây cà phê. HUỲNH THỦY Cà phê tăng giá, doanh nghiệp “bấm bụng” chịu lỗ Nhân công phân loại cà phê 14 n Thứ Bảy n Ngày 13/4/2024 XÃ HỘI Theo UBND tỉnh Kon Tum, mực nước ở 80 hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh đang xuống thấp, chỉ đạt khoảng 60% công suất thiết kế. Đặc biệt, hồ thủy lợi thôn Bình Minh (còn gọi là hồ C3) ở xã Hà Mòn, huyện Đăk Hà với sức chứa 370.000m3 phục vụ tưới tiêu cho hơn 200 ha cây trồng trên địa bàn thôn Bình Minh, giờ chỉ còn những vũng nhỏ ở đầu nguồn, giữa lòng hồ đã khô cằn, nứt nẻ. Ghi nhận tại huyện Đăk Hà, dọc tuyến đường vào xã Hà Mòn có nhiều vườn cà phê héo rũ, vàng úa, lá non bị cháy đen. Kênh dẫn nước dọc đường cạn kiệt. Hàng trăm héc-ta cà phê trên địa bàn huyện đã xuất hiện tình trạng cháy lá, khô cành và quả non. Thời tiết cực đoạn kéo dài khiến người trồng cà phê lo lắng bởi thiệt hại không chỉ mùa vụ này mà vườn cây sẽ bị ảnh hưởng lâu dài. Gia đình ông Cao Đăng Tuyên (trú xã Hà Mòn) đang có 500 cây cà phê. Ông Tuyên cho hay, mùa khô các năm trước, gia đình chỉ tưới cà phê 3 đợt nhưng năm nay, ông đã tưới đến đợt thứ 5 vẫn chưa đến mùa mưa. Cứ theo đà này, ông sẽ phải tưới thêm đợt thứ 6, có khi lên tới đợt 7, 8. “Nếu nắng nóng thêm vài tháng, hồ thủy lợi sẽ không còn nước. Lúc đó một lượng lớn cây trồng sẽ chết khô”, ông Tuyên nói. Nắng nóng kéo dài khiến nhiều công nhân, người lao động Công ty Cà phê Đăk Uy và người dân trồng cà phê tại thôn Bình Minh, xã Hà Mòn đứng ngồi không yên khi nguồn nước tưới không bảo đảm. Ông Phạm Văn Tiệp - công nhân Công ty Cà phê Đăk Uy cho hay, nhiều năm nay, người dân sử dụng nước tưới tiêu từ 2 nguồn, gồm hệ thống kênh cấp I của công trình Đập thủy lợi Đăk Uy và từ hồ C3. Nhưng giờ đây, hồ C3 đã cạn nước khiến hơn 100ha cà phê của người dân không đủ nước tưới tiêu. NGÀY ĐÊM BƠM NƯỚC CHỐNG HẠN Ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Trưởng phòng Quản lý công trình, Quản lý nước và Quản lý Đầu tư, Công ty TNHH MTV Khai thác các công trình thuỷ lợi tỉnh Kon Tum cho hay, hiện trên địa bàn TP.Kon Tum có hơn 400ha lúa nước vùng bán ngập lòng hồ thuỷ điện Yaly “khát nước”. Vì vậy, để đảm bảo đủ nước tưới cho diện tích lúa này, đơn vị đã huy động 3 trạm bơm điện tại 2 xã Ngọc Bay và Vinh Quang (TP.Kon Tum) vận hành hết công suất cả ngày lẫn đêm bơm nước chống hạn. Theo ông Nghĩa, với công suất một trạm bơm khoảng 600m3/giờ, hiện các trạm vẫn đảm bảo nguồn nước tưới cho hơn 400ha lúa nước giai đoạn trổ bông tập trung ở 3 xã Ngọc Bay, Vinh Quang và Đoàn Kết. Còn đối với 2 trạm bơm điện Tà Rộp và Tà Wắc (xã Đăk Năng) do bể hút bị hụt nguồn nước nên đơn vị có giải pháp khác nhằm giảm thiệt hại, hỗ trợ người dân. Ghi nhận tại công trình thủy lợi hồ C3, có hàng chục máy bơm tưới của người dân ngày ngày túc trực bên lòng hồ đã cạn kiệt, trơ đáy. Để có nước, các hộ phải luân phiên nhau chia ca theo tiếng để bơm về diện tích cà phê của gia đình. Tuy nhiên, việc bơm nước từ lòng hồ bị nhiễm bùn cũng trực tiếp ảnh hưởng đến cây cà phê. Tương tự tại hồ thuỷ lợi xã Sa Bình (huyện Sa Thầy) có nhiều máy bơm chờ trực tới lượt bơm nước. Theo một số hộ dân ở đây, họ sẽ ưu tiên cho những diện tích cà phê bị khô cháy lấy nước trước để tránh cạn kiệt nguồn nước ít còn trong hồ. Theo ông Nguyễn Tiến - hộ dân trồng cà phê lâu năm tại xã Sa Bình, chưa có năm nào như thời tiết nắng nóng kéo dài như năm nay. “Cứ đà này, hồ thuỷ lợi trên địa bàn sẽ cạn kiệt nguồn nước, không còn khả năng tưới cà phê, hoa màu. Chúng tôi mong chính quyền sớm có phương án hỗ trợ”, ông Tiến cho hay. Ông Trần Đức Trọng - Chủ tịch UBND xã Hà Mòn cho biết, nắng nóng gần 40 độ C kéo dài, hồ C3 cạn kiệt nước đã khiến một số diện tích cây cà phê và hoa màu trên địa bàn bị ảnh hưởng. Từ đó, cuộc sống của người dân càng thêm khó khăn. Theo UBND tỉnh Kon Tum, hiện mực nước và lưu lượng nước trên các sông suối giảm dần, duy trì ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm. Nghiêm trọng là sông Đăk Bla, đoạn chảy qua huyện Kon Rẫy và TP.Kon Tum, lưu lượng nước thấp hơn từ 40-65%. Tổng diện tích cây trồng dự kiến có khả năng khô hạn, thiếu nước trên 1.770ha (diện tích lúa 780ha, cây cà phê 990ha). THÁI LÂM Dù triển khai nhiều giải pháp điều tiết nước tưới, thế nhưng hàng nghìn héc-ta (ha) cà phê tại huyện Đăk Hà, Kon Tum đang phải “gồng mình” chống chịu với thời tiết cực đoan, nắng nóng kéo dài. Theo ông Nguyễn Văn Huấn - Trưởng phòng dự báo Đài Khí tượng thủy văn khu vực Tây Nguyên, do ảnh hưởng El Nino, nền nhiệt khu vực mùa khô năm nay tăng cao hơn trung bình nhiều năm. Từ nay tới cuối tháng 4 khu vực có khả năng sẽ hứng chịu thêm nhiều đợt nắng nóng gay gắt. Do đó, tình hình khô hạn sẽ khốc liệt hơn nhiều năm. Hàng nghìn héc-ta cà phê “gồng mình” chịu hạn Thiếu nước tưới khiến nhiều diện tích cà phê héo rũ, vàng úa, lá non bị cháy đen Theo tiết lộ của các chuyên gia, nhiều doanh nghiệp đang “bấm bụng” chịu lỗ khi cà phê tăng giá mạnh. Thậm chí có tình trạng đại lý thu mua cà phê vỡ nợ, bỏ trốn. Ngày 12/4, Bệnh viện Nhi Đồng 2 TPHCM cho biết, tại đây vừa tiếp nhận và điều trị cho bé gái C.C.V (4 tuổi, quốc tịch Campuchia) thoát khỏi cơn nguy kịch. Bé C.C.V bị sốt cao liên tục và đã được điều trị tại bệnh viện sở tại nhưng bệnh không giảm. Đến ngày thứ 3, bệnh chuyển nặng, ói ra máu, li bì và gia đình đã đưa bé C.C.V qua Việt Nam điều trị. Lúc đầu bé C.C.V được đưa đến một phòng khám tư tại tỉnh Bình Phước sau đó vì bệnh nặng nên bệnh nhi được chỉ định chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng 2 TPHCM. BS.Đỗ Châu Việt, Trưởng khoa Hồi sức Tích cực Nhiễm và COVID-19, Bệnh viện Nhi Đồng 2 cho biết: “Thời điểm nhập viện, bệnh nhi trong tình trạng suy hô hấp, mạch huyết áp khó đo, sốc kéo dài, suy đa tạng, nguy hiểm hơn bệnh nhi bị mất nhiều máu, gan bị tổn thương rất nặng”. Bệnh nhi nhanh chóng được cho thở máy, chống sốc với dung dịch điện giải, cao phân tử, truyền bù các chế phẩm máu, sử dụng thuốc vận mạch và trợ tim. Sau 24 giờ hồi sức tích cực, tình trạng huyết động vẫn chưa ổn định, bé gái được tiến hành giải áp ổ bụng, lọc máu liên tục và điều trị bảo tồn gan. BS.Việt cho biết, sau 5 ngày điều trị, bệnh nhi đã qua được nguy kịch, các chỉ số sinh hiệu dần trở về ngưỡng bình thường và hiện đã ngưng lọc máu, cai máy thở. Các bác sĩ đang tiếp tục theo dõi, điều trị và dự kiến bệnh nhi sẽ được xuất viện trong vài ngày tới. VÂN SƠN Cứu sống bệnh nhi Campuchia nguy kịch vì sốt xuất huyết BS Đỗ Châu Việt thăm khám cho bệnh nhi Campuchia vừa qua cơn nguy kịch vì sốt xuất huyết ẢNH: BVCC
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==