Ngày 12/4, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang tống đạt quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Bảo Sinh (48 tuổi), Phó Chủ tịch UBND TP. Long Xuyên (An Giang), để điều tra về hành vi “vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất”. Cơ quan điều tra xác định, Nguyễn Bảo Sinh đã ký 5 quyết định giao đất làm nhà ở cho 5 người không thuộc trường hợp tái định cư, và còn ký cấp đất không đúng đối tượng được tái định cư sai quy định cho 13 hộ dân khác. Liên quan vụ việc trên, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang còn khởi tố, tạm giam ông Huỳnh Lê Phong (61 tuổi) - nguyên Trưởng Phòng TN&MT TP. Long Xuyên với cùng tội danh. Cùng bị khởi tố, bắt tạm giam có: Nguyễn Thanh Phong (36 tuổi), cán bộ Trung tâm Phát triển quỹ đất TP. Long Xuyên; Nguyễn Thiện Thanh (48 tuổi), cán bộ Phòng TN&MT TP. Long Xuyên. Cơ quan điều tra xác định, từ năm 2019, ông Võ Văn Trung lợi dụng chức vụ là Phó Giám đốc và Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất TP. Long Xuyên để làm hồ sơ khống, cấp sai quy định 5 thửa đất ở, do trung tâm này quản lý. Sau khi có 3 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, người dân đã bán 2 thửa lần 1 với giá 7,2 tỷ đồng, bán lần 2 với giá 11,5 tỷ đồng. Qua thanh tra phát hiện sai phạm, tháng 7/2022, Thanh tra TP. Long Xuyên chuyển kiến nghị khởi tố đến công an cùng cấp thụ lý. Tháng 8/2022, người thân phát hiện ông Võ Văn Trung chết trong tư thế treo cổ tại vườn nhà ở. NHẬT HUY PHÁP LUẬT 11 n Thứ Bảy n Ngày 13/4/2024 Ngày 12/4, TAND tỉnh Quảng Ninh đã đưa ra mức án phạt cho cựu Giám đốc Công an TP Hải Phòng Đỗ Hữu Ca và các bị cáo liên quan vụ án “mua bán trái phép hóa đơn, đưa hối lộ, nhận hối lộ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Thẩm phán Bùi Văn Tuấn, chủ tọa phiên tòa trước khi tuyên án đã trình bày, trong thời gian công tác, bị cáo Đỗ Hữu Ca đã có nhiều thành tích đóng góp cho xã hội. Vì vậy, nhiều cơ quan, đoàn thể, người dân có đơn xin giảm án cho bị cáo Ca. Thậm chí, có nhiều người dân đã đến TAND tỉnh Quảng Ninh để xin giảm án cho bị cáo Đỗ Hữu Ca. Nhưng hành vi của bị cáo Đỗ Hữu Ca là đặc biệt nguy hiểm tới xã hội, bị cáo cũng đã đồng ý với những tình tiết trong bản cáo trạng. Bị cáo Ca có 4 lần nhận tiền từ vợ chồng Trương Xuân Đước thể hiện việc chấp nhận chạy tội cho Đước sau khi Ngọc Anh tới nhà nhờ vả. Chủ toạ phiên toà nói. Theo đó, cựu Giám đốc Công an TP Hải Phòng Đỗ Hữu Ca bị HĐXX tuyên phạt 10 năm tù về tội “Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản”. Cùng với đó, với vai trò chủ mưu, bị cáo Trương Xuân Đước bị tuyên tổng hình phạt là 9 năm tù về tội “Mua bán hoá đơn, chứng từ nộp ngân sách nhà nước” và “Đưa hối lộ”. Giúp sức cho Đước, bị cáo Nguyễn Thị Ngọc Anh bị tuyên tổng hình phạt là 4 năm, 6 tháng tù về tội “Mua bán trái phép hoá đơn, chứng từ nộp ngân sách nhà nước và “Đưa hối lộ”. Về nhóm tội phạm Nhận hối lộ, bị cáo Nguyễn Đình Đương bị tuyên phạt 6 năm, 6 tháng tù. Bị cáo Đỗ Thanh Hoài bị tuyên phạt 4 năm, 6 tháng tù. Các bị cáo khác bị phạt tù từ 18 tháng đến 7 năm tù hoặc bị phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 2 tỷ đồng. TAND tỉnh Quảng Ninh quyết định trả lại 15 tỷ đồng cho vợ chồng Trương Xuân Đước trong tổng số 35 tỷ đồng mà ông Ca nhận từ vợ chồng ông Đước và đã nộp lại cho cơ quan tố tụng vì lý do đây là tang vật vụ án. Trong quá trình điều tra, nhiều lần bị cáo Đước đã thành khẩn khai báo và giúp cơ quan điều tra làm rõ những khúc mắc trong quá trình điều tra. Riêng bị cáo Đỗ Hữu Ca vì quanh có chối tội và không thành khẩn khai báo. NHẬN TỘI SAU 1 ĐÊM Ngay khi bắt đầu phiên xét xử ngày thứ 2 (11/4), luật sư bào chữa cho bị cáo Đỗ Hữu Ca đặt câu hỏi cho thân chủ rằng có suy nghĩ gì về những lời khai tại tòa vào ngày hôm trước (10/4). Trước vành móng ngựa, ông Đỗ Hữu Ca trải lòng: Khi kết thúc ngày xét xử đầu tiên, đêm đến tại phòng tạm giam, bị cáo đã suy nghĩ rất nhiều về những câu hỏi của HĐXX và lời khai của các bị cáo khác. Ông Ca thừa nhận nhận thức pháp luật của bản thân chưa đúng. “Tôi nghỉ hưu, tư duy pháp luật lỗi thời, tuổi thì già, tiếp cận kiến thức mới khó khăn nên đã có những nhận thức chưa đúng. Hành vi phạm tội của tôi được mô tả trong cáo trạng là đúng, phù hợp với kết luận điều tra. Bây giờ tôi đã nhận thức đầy đủ pháp luật, cảm ơn HĐXX, tôi nhận tội đúng như cáo trạng truy tố. Tôi thành khẩn khai báo, xin nhận được sự quan tâm, giảm nhẹ hình phạt để sớm trở về với gia đình”, bị cáo Đỗ Hữu Ca nói tại phiên tòa. Trước đó ngày 10/4, ông Ca thừa nhận về việc 4 lần vợ của bị cáo Trương Xuân Đước là Nguyễn Thị Ngọc Anh mang tổng số tiền 35 tỷ đồng tới nhà mình. Tuy nhiên, bị cáo Đỗ Hữu Ca một mực khẳng định số tiền đó chỉ nhằm khắc phục hậu quả chứ không phải để chạy tội cho bị cáo Trương Xuân Đước. Song, vợ chồng Trương Xuân Đước khai tại tòa là mang tiền đến nhà bị cáo Ca để nhờ chạy tội. Theo bị cáo Ca, Ngọc Anh đã nhiều lần tìm tới, thậm chí quỳ giữa nhà để xin cứu bị cáo Đước. Thậm chí bị cáo Đước còn tỏ ra bất mãn khi người được gọi là “anh trong nhà” (bị cáo Ca) liên tục chối tội. Theo vợ chồng bị cáo Đước, nếu thành khẩn nhận tội thì họ chỉ bị tù vài năm nhưng vì ông Ca mà họ mắc thêm tội “Đưa hối lộ” khiến mức án càng nặng thêm. “Không ai tự dưng mang một số tiền lớn như thế đến nhà người khác cả, chỉ có bị điên mới làm thế. Đây là tiền tôi nhờ anh Ca chạy án, nhưng anh Ca dám làm mà không dám nhận. Tôi rất buồn”, bị cáo Đước bức xúc nói trước tòa khi bị cáo Ca liên tục chối tội. Mọi chuyện được giải quyết sau một đêm suy nghĩ rất nhiều của bị cáo Ca. Bị cáo đã bất ngờ nhận tội. HOÀNG DƯƠNG Tuyên phạt ông Đỗ Hữu Ca 10 năm tù Bị cáo Đỗ Hữu Ca bị tuyên phạt 10 năm tù về tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản CHUYỆN HÔM NAY cung cấp nước cho một vùng rộng lớn của Campuchia mà hiện khá thiếu nước ngọt vào mùa khô. Dự án chắc chắn sẽ tác động rất nhiều đến tài nguyên nước ngọt vùng hạ lưu, đặc biệt là Đồng bằng sông Cửu Long. Theo thiết kế, kênh Funan Techo có hai phần: phần thứ nhất nối sông Mekong với Biển Hồ xuống sông Hậu; phần thứ hai nối trực tiếp từ sông Hậu ra biển. Với dự án này, lượng nước được hút để phục vụ tưới tiêu và các mục đích khác ven kênh đào sẽ rất lớn, vì thế sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến mực nước trên hai nhánh của sông Mekong đoạn chảy vào Việt Nam là sông Tiền và sông Hậu, chắc chắn khiến tình trạng xâm nhập mặn gia tăng. Khi chưa có các đập thủy điện dọc sông Mekong, Đồng bằng sông Cửu Long luôn có mùa nước nổi. Mùa nước nổi cực kỳ quan trọng, giúp đưa nước vào trữ ở những khu vực thấp, như Biển Hồ của Campuchia và Việt Nam. Nước ngọt có tác dụng thau chua rửa mặn, cung cấp phù sa, nâng cao nền đất... Lượng này lớn hơn nhiều so với độ lún tự nhiên của đồng bằng, nên hằng năm mặt đất được bồi đắp thêm. Trước tình trạng biến đổi khí hậu và xây dựng các đập thủy điện dọc sông Mekong, nguồn nước vào mùa lũ còn rất ít, trừ những năm có mưa rất lớn khiến thượng nguồn phải xả lũ. Nói chung tất cả các hồ thủy điện đều trữ nước. Lượng nước tích trữ trong hồ bay hơi nhiều, phần còn lại các quốc gia chủ yếu sử dụng cho mục đích thủy lợi và tưới tiêu của họ, nên việc xả nước phụ thuộc vào lượng nước còn lại trong hồ. Điều này gây thiệt hại rất lớn tới đồng bằng hạ nguồn, cả về lượng phù sa, nguồn nước ngọt và lượng nước tích trữ trong các bể chứa nước tự nhiên. Những năm càng hạn hán thì các hồ càng tích trữ nước và giảm xả nước. Tình hình hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện đã rất phức tạp, trong tương lai sẽ càng nghiêm trọng hơn. Việt Nam cần có nghiên cứu để đánh giá tác động của dự án này đối với Đồng bằng sông Cửu Long. Khi đó, chúng ta sẽ có đủ cơ sở khoa học để đàm phán với phía Campuchia về những vấn đề liên quan đến chia sẻ tài nguyên nước giữa hai quốc gia. Ủy ban sông Mekong Việt Nam cần xem xét vấn đề này, để tìm ra những giải pháp chung giữa các quốc gia ở lưu vực sông Mekong, xử lý vấn đề sao cho hài hòa, đảm bảo nhu cầu phát triển kinh tế của Campuchia cũng như quyền lợi chính đáng của Việt Nam. Quốc gia hạ nguồn luôn chịu tác động nhiều nhất từ những thay đổi ở thượng nguồn. THU LOAN (ghi) Làm sao để hài hòa? TIP THEO TRANG 1 Bắt một phó chủ tịch TP Long Xuyên liên quan đất đai Ông Nguyễn Bảo Sinh - Phó Chủ tịch UBND TP Long Xuyên bị bắt tạm giam Ngày 12/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an tỉnh Quảng Trị cho hay đang truy tìm đối tượng Hoàng Thị Thu Hiền để điều tra giải quyết tố giác tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra vào năm 2023 trên địa bàn tỉnh. Hoàng Thị Thu Hiền (SN 1991, tên gọi khác là Hoàng Ly Sa, quê quán xã Bùi Xá, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh; đăng ký thường trú tại phường 1, TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị). Đặc điểm nhận dạng của đối tượng này là vết sẹo cấm cách 1,5 cm trên trước đầu mắt phải. Theo Cơ quan CSĐT, từ tháng 5 đến tháng 7/2023, Hiền làm nghề mua bán đất đã liên lạc với nhiều cá nhân để đưa ra thông tin có các lô đất giá rẻ, có thể mua, bán để kiếm lời. Ban đầu, Hiền thực hiện việc nhận, chuyển tiền gốc, tiền lời theo đúng thoả thuận để các cá nhân tin tưởng, tiếp tục chuyển tiền cho Hiền để đầu tư mua bán đất. Đến ngày 26/7/2023, Hiền không chuyển tiền gốc, tiền lời cho các cá nhân theo thoả thuận và bỏ đi khỏi địa phương, không liên lạc được. Số tiền Hiền đã chiếm đoạt của 9 cá nhân có đơn tố giác là gần 26 tỷ đồng. Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Trị đề nghị đơn vị, cá nhân nào phát hiện Hiền ở đâu xin báo ngay cho Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Trị (địa chỉ tại phường 1, TP Đông Hà) theo số điện thoại 0694.120.243, hoặc 0913585635 gặp điều tra viên Lê Phước Thành. H.THÀNH Truy tìm đối tượng “ôm” 26 tỷ rồi biến mất TAND tỉnh Quảng Ninh quyết định trả lại 15 tỷ đồng cho vợ chồng Trương Xuân Đước trong tổng số 35 tỷ đồng mà ông Ca nhận từ vợ chồng ông Đước và đã nộp lại cho cơ quan tố tụng vì lý do đây là tang vật vụ án.
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==