Ếch phi tiêu độc là một nhóm các loài ếch trong họ Dendrobatidae chuyên sống ở Trung và Nam Mỹ. Không giống như hầu hết các loài ếch, các loài này hoạt động ban ngày và thường có thân màu rực rỡ.
Sở dĩ chúng có tên như vậy vì nọc độc của chúng được thổ dân da đỏ sử dụng để tẩm vào phi tiêu khi săn bắn. Sát thủ sở hữu nọc độc mạnh nhất trong họ này chính là ếch phi tiêu vàng (Phyllobates terribilis) ở Colombia với kích thước chỉ có 5cm.
Da của chúng tiết ra batrachotoxin, một loại chất độc khiến hệ thân kinh bị tê liệt, gây tê liệt các cơ và dẫn tới tử vong. Nọc của một con ếch phi tiêu vàng có thể giết chết gần 20 người đàn ông khỏe mạnh hoặc thậm chí 2 con voi đực châu Phi.
Mặc dù tất cả các loài trong họ Dendrobatidae hoang dã ít nhất phần nào có độc, mức độ độc tính thay đổi đáng kể từ loài này sang loài khác và từ nhóm này sang nhóm khác. Nhiều loài đang cực kỳ nguy cấp. Những động vật lưỡng cư này thường được gọi là "ếch phi tiêu" do dân bản xứ da đỏ sử dụng các chất tiết độc của da các loài ếch này để tẩm độc đầu mũi phi tiêu thổi.
Trên thực tế, trong số 179 loài, chỉ có ba loài đã được ghi nhận như đang được sử dụng cho mục đích này (chất nhựa cura ở các cây độc như Strychnos toxifera, Chondrodendron tomentosum thường được sử dụng nhiều hơn), và loài được sử dụng để tẩm độc mũi tên không thuộc về chi Dendrobates, là chi với các đặc trưng như màu sắc rực rỡ và các hoa văn phức tạp khác nhau trong các loài thuộc chi này
Ếch phi tiêu vàng, loài ếch đẹp chứa độc chết người
Loài ếch này có bề ngoài khá rực rỡ và bắt mắt. Tuy nhiên, đừng để vẻ "bắt mắt" đó đánh lừa bởi vì chỉ cần một va chạm nhỏ với da của chúng, tim người có thể ngừng đập nhanh chóng.
So với các loài ếch phi tiêu khác như ếch phi tiêu đen hay ếch phi tiêu nhị sắc, ếch phi tiêu độc Kokoe (Phyllobates aurotaenia) thì độc tính của ếch phi tiêu vàng gấp rất nhiều lần. Điều đáng sợ hơn, nọc độc của chúng có thể tồn tại tới 1 năm!
Nếu lỡ tay chạm vào chúng, điều đó không có nghĩa là bạn có thể bị trúng độc qua da, bởi vì chúng chỉ bài tiết chất độc qua da khi cảm thấy bị đe dọa, tuy nhiên cũng không vì thế mà có thể chạm vào chúng thoải mái.
Tuy là loài ếch bé nhỏ có nọc độc có thể giết chết cả... voi, nhưng tổ tiên của chúng sống cách đây 40 tới 45 triệu năm lại không hề có độc. Sở dĩ chúng có thể tiết nọc độc là do chúng ăn vào các sinh vật có độc tính.
Ếch phi tiêu độc Kokoe (Phyllobates aurotaenia) là ếch độc nhỏ nhất trong chi ếch độc phi tiêu. Chất độc loài ếch này có thể thấm qua vết thương, lỗ chân lông, làm cho nạn nhân đau đớn, sốt, co giật và tê liệt. Thổ dân Colombia thường dùng chất độc của nó để tẩm vào mũi tên săn bắn.
Ếch độc 3 màu (Epipedobates tricolor) chỉ ngắn hơn 1/2 inch nhưng chất độc của nó có thể dễ dàng giết chết động vật săn mồi và con người. Hiện loài ếch này bị đe dọa tuyệt chủng ở Ecuador vì nó đang bị khai thác để làm thuốc giảm đau epibatadine với công dụng mạnh gấp 200 lần morphine.
Nhỏ hơn ếch phi tiêu vàng một ít, ếch phi tiêu chân đen hay ếch phi tiêu nhị sắc (Phyllobates bicolor) ở miền tây Colombia giết chết người chỉ với 150 microgram độc tố. Nạn nhân bị trúng độc sẽ sốt, đau đớn, co giật, liệt hô hấp và cơ bắp, rồi chết.
Tiếp đến, là ếch đốm đen (Ranitomeya variabilis) sống trên cây rừng nhiệt đới ở Ecuador và Peru, có chất độc tiết ra da có thể giết chết 5 người.
Ếch sọc lưng vàng (Phyllobates vittatus) là một trong 4 chi ếch phi tiêu độc nhất. Nhưng chứa ít độc tính hơn, có thể làm đau đớn, co giật nhẹ và thậm chí tê liệt trong một số trường hợp trúng độc.
Ếch phi tiêu độc sọc (Phyllobates lugubris) ở Trung Mỹ có lượng độc tố tương đối thấp từ 0-0,8 microgram nhưng vẫn có khả năng gây suy tim ở các động vật ăn thịt nó.
Tuy không độc chết người như các chi ếch phi tiêu khác, nhưng ếch phi tiêu lưng gù (Dendrobates Azureus) vẫn là loài ếch có độc tính nguy hiểm.
Ếch độc đỏ đen (Ranitomeya reticulatus) sống ở Peru có độc tính trung bình nhưng có thể giết chết các động vật như gà, làm người bị thương.
Là loài ếch phi tiêu độc lớn thứ 3 với chiều dài khoảng 2 inch, ếch độc nhuộm màu (Dendrobates tinctorius) có rất nhiều màu sắc khác nhau chứa chất độc để tự vệ. Nó được các bộ lạc sử dụng để tẩm mũi tên săn bắn.
Cuối cùng là loài ếch lá khổng lồ (Phyllomedusa bicolor), còn gọi là ếch khỉ, có độc tố nhẹ gây ra cảm giác đau, dạ dày nôn nao dẫn tới ảo giác khi trúng phải. Hiện chúng đang có nguy cơ tuyệt chủng do một số thành phần độc tính của nó có thể được sử dụng trong điều trị AIDS và ung thư.
Những loài ếch kì lạ nhất thế giới
Ếch cầu vồng Malagasy. Loài ếch nhiều màu sắc này sống tại vùng rừng có các núi đá trên đảo Isalo Massif thuộc Madagasca. Ếch cầu vồng Malagasy rất giỏi trèo trên bề mặt ghồ ghề, thậm chí là bề mặt dựng đứng. Khi bị đe doạ, ếch cầu vồng sẽ tự bơm phồng người như một cơ chế để tự vệ trước kẻ thù.
Ếch trong suốt. Loài ếch này có tên khoa học là Hyalinobatrachium pellucidum, hay còn được gọi là ếch pha lê hoặc ếch gương. Nội tạng bên trong cơ thể ếch có thể được nhìn rõ qua lớp da.
Ếch Atelopus. Ếch Atelopus, còn được biết tới với tên gọi ếch hề, từng sống nhiều ở Costa Rica và Panama. Loài ếch này nằm hiện nằm trong danh sách những loài vật có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Ếch nhỏ nhất thế giới. Loài ếch này chỉ có chiều dài tối đa 12,4 mm với con cái và 11,1 mm với con đực. Chúng sống ở độ cao 3.000-3.190 m trên dãy núi Andes thuộc miền nam Peru.
Ếch bự nhất thế giới. Loài ếch khổng lồ này có thể dài tới 33cm và nặng đến 3kg. Chúng sống chủ yếu tại Tây Phi và tuổi thọ có thể lên tới 15 năm.
Ếch đỏ Mantella. Đúng như tên gọi, loài ếch này thường có màu đỏ hoặc màu cam. Đây là loài ếch nhỏ, chiều dài tối đa là 2,5cm và thường cư trú ở Madagascar.
Ếch sừng. Ếch sừng thường sống ở Uruguay, Brazil và miền nam Argentina và chiều dài của chúng có thể đạt 15cm.
Ếch báo. Ếch báo thường được nhìn thấy cho tới khoảng năm 1978 và người ta cho rằng loài ếch này có thể đã tuyệt chủng.
Ếch rêu. Ếch rêu được phát hiện tại Việt Nam và có thể tại Trung Quốc. Tên gọi ếch rêu bắt nguồn từ làn da xù xì màu xanh trông giống rêu xanh mọc trên đá. Làn da cũng là một cách nguỵ trang hiệu quả của ếch rêu.
Ếch phi tiêu vàng, nỗi khiếp đảm ở Nam Mỹ. Clip nguồn youtube.