Đường sắt hôm nay: 'Ngủ quên' trên sự độc quyền, độc đạo

Đường sắt Việt Nam bị cho là chậm đổi mới. Ảnh: Hồng Vĩnh.
Đường sắt Việt Nam bị cho là chậm đổi mới. Ảnh: Hồng Vĩnh.
TP - Chỉ chưa tới 10 ngày qua, đường sắt đã xảy ra liên tiếp 6 vụ tai nạn nghiêm trọng. Nguyên nhân được nói là có phần từ hệ thống đường sắt lạc hậu, cũ kỹ, nhưng sâu xa hơn, đó cũng chỉ là hậu quả của cả quá trình dài chậm phát triển do độc quyền, độc đạo của ngành đường sắt tạo nên.

Trả lời Tiền Phong, ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng Cty Đường sắt Việt Nam (VNR) thừa nhận, đường sắt có giai đoạn đã “ngủ quên” trên chính sự độc quyền, độc đạo của mình. Theo ông Minh, một thời gian dài sau khi đất nước thống nhất, đường sắt là chủ đạo. Nhưng khi đất nước bước sang kinh tế thị trường, khi các loại hình giao thông khác như đường bộ, hàng không, đường thủy phát triển mạnh, hấp dẫn nhà đầu tư, tiến xa tương đương các nước trong khu vực. Nhưng đường sắt lại tụt hậu. Tuy vậy, ông Minh cho rằng sự tụt hậu của đường sắt cũng tới từ nhu cầu đầu tư đồng bộ, với nguồn lực lớn, nhưng ngân sách nhà nước chưa đáp ứng được. “Đường sắt thời gian qua chậm phát triển có cả lỗi ngành đường sắt, đầu tiên là sự chậm thay đổi tư duy, bằng lòng với chính mình. Nhưng giờ đường sắt đã bị dồn vào chân tường”, ông Minh nói.

Theo Chủ tịch VNR, tuổi thọ trung bình của các đầu máy tàu hiện đã 30 năm, còn đầu máy mới nhất là Đổi Mới do Trung Quốc sản xuất cũng đã trải qua 20 năm khai thác. Trong khi đó, dù đã thế kỷ 21, nhưng nhân viên tuần đường vẫn chân đất xách đèn đi tuần. Ông Minh dẫn ví dụ vui câu công nhân đường sắt thường nói: “Ba năm đèn sách để 30 năm xách đèn”.

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, Ủy viên Thường trực Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, đường sắt với hệ thống độc đạo, độc quyền, luôn được ưu tiên nên nhân viên có tâm lý chủ quan. “Anh em đường sắt luôn nghĩ người đi đường thấy tàu phải dừng lại nhường đường, nên chủ quan là sẽ không có tai nạn. Điều đó cũng tạo tâm lý chủ quan cho đội ngũ lãnh đạo đường sắt, không quan tâm nhắc nhở anh em thường xuyên”, ông Nhưỡng nói.

Về giải pháp trước mắt nhằm hạn chế tai nạn, theo ông Nhưỡng, con người cũng như máy móc, qua thời gian cũng cần “khởi động lại” để hoạt động tốt hơn.

MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.