Ban quản lý dự án đường sắt (Bộ GTVT, đại diện chủ đầu tư) cho biết, hiện các đoàn tàu tuyến Cát Linh – Hà Đông vẫn chạy, còn việc đánh giá an toàn hệ thống của tư vấn Pháp tới nay chưa xong. Do đó, chủ đầu tư và các đơn vị đang nỗ lực để có thể bàn giao cho Hà Nội trước 31/3/2021 theo đúng chỉ đạo của Chính phủ.
Theo Bộ GTVT, dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông bị kéo dài, chậm tiến độ do nhiều nguyên nhân. Đặc biệt, dự án dự kiến chạy thử toàn hệ thống đầu năm 2020, sau đó bàn giao cho Hà Nội để khai thác. Tuy nhiên, do dịch COVID-19, nhân sự nhà thầu không thể sang Việt Nam nên không thể thực hiện theo kế hoạch.
Tới nay, dự án đã kết thúc chạy thử để đánh giá an toàn hệ thống. Chủ đầu tư đang làm việc với Hội đồng nghiệm thu Nhà nước, tổng thầu, tư vấn đánh giá độc lập về an toàn, đơn vị tiếp nhận dự án và các đơn vị liên quan để chuẩn bị công tác nghiệm thu, hoàn thiện thủ tục để bàn giao cho Hà Nội khai thác, sử dụng.
Ngoài ra, do vướng mắc trong quá trình thực hiện hợp đồng trọn gói và thực hiện kết luận của Kiếm toán Nhà nước chưa được tháo gỡ, dẫn đến tiến độ thực hiện dự án kéo dài. Do đó, Chính phủ đã chấp thuận với kiến nghị của Bộ GTVT là lùi tiến độ bàn giao cho Hà Nội đến 31/3/2021.
Về dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông, Bộ GTVT cho biết, từ khi khởi công tới nay dự án gặp nhiều khó khăn, vướng mắc làm chậm tiến độ, như: Giải phóng mặt bằng chậm; quy định về hợp đồng EPC chưa rõ ràng, hợp đồng ký thiếu chặt chẽ, chưa đúng bản chất loại hợp đồng này; dự án sử dụng vốn vay ODA; công nghệ mới, kỹ thuật cao lần đầu áp dụng tại Việt Nam; thay đổi về chính sách, quy định;
Tổng thầu EPC (Trung Quốc) bộc lộ nhiều hạn chế trong chỉ đạo, điều hành và quản lý, phụ thuộc nhiều vào các đơn vị liên kết; chưa thực hiện các yêu cầu của Chủ đầu tư nên thường xuyên chậm trễ hoàn thành các hạng mục theo mốc tiến độ đã cam kết.
Về trách nhiệm, ngoài trách nhiệm chính là của Tổng thầu, có trách nhiệm từ chủ đầu tư trong quản lý điều hành dự án (Ban quản lý dự án đường sắt, Bộ GTVT). Ngoài ra, có trách nhiệm của tư vấn thiết kế về chất lượng lập dự án, tư vấn giám sát trong quá trình giám sát thi công; của Hà Nội trong việc chậm giải phóng mặt bằng.
Bộ GTVT đã chỉ đạo Ban Quản lý dự án đường sắt kiểm tra, rà soát các điều khoản trong hợp đồng EPC, xác định rõ trách nhiệm của Tổng thầu và các bên liên quan để xử lý. Cùng với đó là giải quyết các khiếu kiện trong trường hợp cần thiết phù hợp với điều kiện của hợp đồng EPC.
Đường sắt Cát Linh – Hà Đông sẽ xong trước 31/3
![]() |
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông thêm 1 lần gia hạn tới ngày 31/3/2021. Ảnh: Như Ý. |
TPO - Do còn một số công việc liên quan tới thủ tục đánh giá an toàn kỹ thuật, nghiệm thu, nên dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông (Hà Nội) chưa thể hoàn thành bàn giao cho Hà Nội trong tháng 1 này. Thay vào đó, dự án được gia hạn tới ngày 31/3 tới. Bộ GTVT cũng nhận phần trách nhiệm trên cương vị là chủ đầu tư khi dự án chậm tiến độ.
MỚI - NÓNG

Nhiều tuyến đường ở thành phố Bắc Giang ngập trong biển nước
TPO - Do mưa lớn từ đêm qua đến sáng nay, nhiều tuyến đường ở thành phố Bắc Giang ngập sâu trong biển nước.

Bổ nhiệm nhân sự lãnh đạo Sở Giao thông và Viện Kiểm sát nhân dân Hà Nội
TPO - Ngày 23/5, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao trao quyết định về công tác cán bộ tại Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội. Cùng ngày, UBND thành phố cũng trao quyết định về công tác cán bộ tại Sở Giao thông vận tải (GTVT).

Mỹ kết luận vụ tai nạn tàu ngầm ở Biển Đông
TPO - Kết quả cuộc điều tra của Hải quân Mỹ về vụ tàu ngầm đâm vào một cấu trúc ngầm dưới Biển Đông vào tháng 10 năm ngoái là sự cố “có thể ngăn chặn”, xảy ra do sai sót trong khâu lên kế hoạch và quản lý rủi ro.
Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi động sáng kiến IPEF
TPO - Chiều 23/5, tại Tokyo (Nhật Bản) đã diễn ra Lễ Công bố khởi động thảo luận về Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương vì thịnh vượng (IPEF) theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Lao động chật vật trong 'bão' giá
TP - Hơn 2 năm ảnh hưởng của dịch COVID-19, người lao động phải sống trong cảnh thấp thỏm với nỗi lo thất nghiệp, giảm thu nhập. Khó chồng khó, người lao động tiếp tục đối mặt với nỗi lo khi hàng loạt hàng hóa liên tục tăng mạnh.

Giá vàng trong nước chững lại, nhưng vẫn cao hơn vàng thế giới gần 17 triệu đồng/lượng
TPO - Phiên giao dịch đầu tuần, ngày 23/5, giá vàng miếng trong nước chững lại, nhưng vẫn cao hơn giá vàng thế giới tới gần 17 triệu đồng/lượng.

Sau hai tháng mở cửa du lịch, khách quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh
TPO - Theo Tổng cục Du lịch, chỉ trong hai tháng mở cửa (từ 15/3 đến 15/5), lượng khách nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam tăng nhanh chóng với 252.000 lượt, trong đó 125.000 lượt khách đăng ký đi theo đường du lịch và con số này đang tiếp tục tăng nhanh.

Giá xăng tăng mạnh lên mức cao nhất từ trước đến nay, RON 95 vượt 30.000 đồng/lít
TPO - Từ 15h hôm nay, mỗi lít xăng RON 95 tăng 670 đồng lên 30.650 đồng mức cao nhất từ trước tới nay. Còn xăng E5 RON 92 tăng 680 đồng/lít, lên mức giá 29.630 đồng/lít.

Thị trường rộng mở, xuất khẩu cá tra tiếp tục khởi sắc
TPO - Mỹ công nhận thêm 6 nhà máy cá tra Việt Nam được phép chế biến, xuất khẩu (XK) sang thị trường này. Nga bổ sung thêm 2 doanh nghiệp Việt Nam vào danh sách được phép XK vào Liên minh kinh tế Á – Âu. XK cá tra sang hai thị trường Nga và Ukraine đã kết nối trở lại… Những diễn biến mới này có thể thúc đẩy XK cá tra tăng trưởng khả quan hơn nữa trong thời gian tới.

Vị đắng làm thủy điện 'chạy theo nhà đầu tư'
TP - Tính đến cuối năm 2020, tỉnh Kon Tum đã quy hoạch xây dựng 81 thủy điện, chiếm 1.158 ha đất rừng. Thanh tra Chính phủ chỉ rõ việc quy hoạch này có biểu hiện “chạy theo nhà đầu tư”. Và thực tế, từ tháng 4/2021 đến nay, riêng khu vực huyện Kon Plông ghi nhận gần 200 trận động đất, gấp hơn 5 lần số trận động đất ghi nhận được ở khu vực này suốt từ năm 1903 đến 2020.

Vì sao xuất khẩu điều Việt Nam sang châu Âu tăng đột biến?
TPO - Theo Hiệp hội điều Việt Nam, từ khi Hiệp định EVFTA (Việt Nam – Liên minh châu Âu) đưa vào thực thi, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) có rất nhiều lợi thế. Thuế suất đối với các sản phẩm hạt điều nhập khẩu từ Việt Nam giảm về 0%, thay vì con số dao động 7 - 12% như trước đây.

Khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài tăng mạnh
TPO - Các doanh nghiệp lữ hành cho biết, lượng khách tìm hiểu và đặt tour nước ngoài đã bật tăng trở lại. Du lịch nước ngoài rộn ràng hơn, được kỳ vọng sẽ khiến các doanh nghiệp phục hồi.