Nội dung chất vấn xoay quanh chất lượng, hiệu quả thực hiện Chương trình Quốc gia về xây dựng nông thôn mới; công tác tổ chức sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ; ứng dụng khoa học công nghệ cao trong nông nghiệp; công tác mở cửa, phát triển thị trường nông sản, thủy sản. Công tác phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh cho gia súc, gia cầm và chính sách hỗ trợ cho các hộ dân bị ảnh hưởng…
Chiều cùng ngày, Quốc hội chất vấn nhóm vấn đề thứ hai đối với Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh. Nội dung chất vấn liên quan đến công tác quản lý, điều tiết điện lực; việc thực hiện quy hoạch phát triển điện lực, quy hoạch năng lượng mới và năng lượng tái tạo; hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường ngoài nước, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa; thương mại điện tử và kinh tế số; công tác quản lý thị trường; phòng chống gian lận thương mại; quản lý cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng…
Phiên chất vấn sẽ kéo dài trong 3 ngày, từ 6 - 8/11. Cuối phiên chất vấn, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ làm rõ các vấn đề liên quan và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.
Nhấn F5 để cập nhật nội dung mới nhất
06/11/2019 08:28
Phát biểu khai mạc phiên chất vấn,
06/11/2019 08:29
Hoạt động chất vấn tại kỳ họp Quốc hội lần này diễn ra trong 3 ngày (6 đến 8/11), các thành viên Chính phủ sẽ lần lượt đăng đàn là: Bộ trưởng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường; Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh; Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân; Bộ trưởng Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng; Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
06/11/2019 08:39
Đời sống của nông dân nâng 3,5 lần sau 10 năm
Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, sau 10 năm triển khai chương trình nông thôn mới, đời sống của người dân nông thôn đã được nâng lên 3,5 lần, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu.
Đại biểu Chau Chắc, đoàn An Giang chất vấn giá lúa bấp bênh, giải pháp tới đây của Bộ trưởng thế nào?
Đại biểu Phạm Văn Tuân, đoàn Thái Bình chất vấn về chương trình nông thôn mới, dù đã về đích sớm hơn gần 2 năm với nhiều kết quả đạt được, nhưng chưa có sự chuyển biến đáng kể, chưa tăng thu nhập cho dân, ảnh hưởng đến môi trường. Giải pháp của Bộ trưởng ra sao?
Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, lúa là ngành hàng rủi ro. Trong số 7 tỷ người trên toàn thế giới, có khoảng 3,5 tỷ người ăn gạo. Các cường quốc đều cạnh tranh ở chuỗi giá trị này. Áp lực đè lên hạt gạo, hiệu quả thấp và có nhiều bấp bênh.
Về lâu dài, Bộ trưởng cho biết, sẽ giảm dần diện tích đất lúa. Cụ thể, tới đây sẽ đề xuất giảm hẳn nửa triệu ha đất, giảm 3 – 4 triệu tấn gạo, đảm bảo an ninh lương thực. Đồng thời với đó là ưu tiên nhóm giống, lúa gạo sản lượng, chất lượng cao.
Về chương trình nông thôn mới, sau 10 năm thực hiện đã đạt kết quả toàn diện, và có sự bứt phá. Dẫn lời Thủ tướng, đánh giá, đây là một “kết quả lịch sử”, với tổng số tiến đầu tư được nâng lên 2,4 triệu tỷ đồng, với 100 xã có điện nước.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Cường cũng thừa nhận, thực tế vẫn còn những mặt tồn tại. Đời sống của dân ở nông thôn dù được nâng lên 3,5 lần nhưng so với thực tế yêu cầu, nguyện vọng của chúng ta thì vẫn còn thấp. Rồi vấn đề môi trường cũng là một vấn đề. Trong thời gian tới chúng ta sẽ giải tập trung giải quyết những tồn tại này.
06/11/2019 08:57
‘Không chỉ sản phẩm quốc gia, mà sản phẩm của tỉnh cũng bán tốt’
Đại biểu Nguyễn Phương Tuấn, đoàn Ninh Bình chất vấn mặt hàng cá ngừ đại dương, nếu làm tốt sẽ đạt hiệu quả cao với hàng tỷ USD xuất khẩu. Bộ trưởng chỉ đạo gì trong việc xây dựng dài hạn, giúp ngư dân bảo quản cá ngừ tốt hơn, mang lại hiệu quả cao hơn?
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Cá ngừ là hải sản rất có giá trị, nhưng đúng là làm tốt hơn sẽ cho giá trị tốt hơn. Mô hình ở Khánh Hòa, Bình Định đã có DN chế biến ra 30 sản phẩm cá ngừ. Nhưng thực tế mới mặt hàng này mới chỉ 600 đạt triệu USD, nếu làm tốt hơn sẽ tăng gấp 3 con số đó trong xuất khẩu.
Đại biểu Nguyễn Quốc Hận, đoàn Cà Mau chất vấn: Khi các mặt hàng nông sản luôn phải giải cứu, Bộ trưởng có thấy trách nhiệm của mình và giải pháp tới đây để khắc phục tình trạng này?
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, năm nay là năm khó khăn nhất, nhưng đến lúc này tổ chức liên kết cơ bản đáp ứng được nhu cầu, tổ chức được thị trường. Khó khăn nhất là cạnh tranh thương mại nhưng chúng ta vẫn hoàn thành tốt nhất từ trước tới nay. Đặc biệt 10 sản phẩm trụ cột, xuất khẩu 10 tỷ USD vẫn cơ bản đạt được.
Viện dẫn một số sản phẩm, điển hình như gà đồi Bắc Giang, Bộ trưởng khẳng định: “Không chỉ sản phẩm quốc gia mà sản phẩm của tỉnh chúng ta cũng bán tốt”, ông Cường nhấn mạnh.
06/11/2019 09:18
Vì sao 55 tàu của ngư dân nằm bờ?
Đại biểu Lê Công Nhường chất vấn Bộ trưởng về Nghị định 67, giải pháp hỗ trợ ngư dân tới đây ra sao?
Theo Bộ trưởng, nghị định 67 được ban hành nhằm hỗ trợ ngư dân ra khơi, đảm bảo phát triển kinh tế cũng như an ninh quốc phòng trong bối cảnh vùng biển đang có nhiều vấn đề. Chính phủ hỗ trợ trang thiết bị tàu, ngư cụ, các phương tiện đánh bắt để ngư dân yên tâm ra khơi.
Kết quả, đến lúc này chúng ta đã phát triển được hơn 1 nghìn phương tiện, riêng tàu sắt là một dạng hình đóng mới với 358 chiếc.
Với 55 chiếc tàu đang nằm bờ, Bộ trưởng chỉ ra nhiều nguyên nhân, do đánh bắt không hiệu quả, chủ tàu chết, một số chủ tàu không có điều kiện hoạt động, muốn chuyển đổi…
Trước tình hình đó, Bộ đã tham mưu và Thủ tướng đã có quyết sách, thay đổi phương thức đầu tư, vì hiện nay có tâm lý ỉ lại, nên sẽ không hỗ trợ tối đa như trước nữa, mà ngư dân ai có tiềm lực thì ra khơi. “Dân tự bỏ tiền ra, mới khai thác hiệu quả được”, Bộ trưởng cho hay.
Tư lệnh ngành nông nghiệp cũng cho biết, Thủ tướng đã chỉ đạo 28 tỉnh thành tổng kết Nghị định 67, đưa ra quyết sách tiếp, khuyến khích ngư dân, còn chính sách không phù hợp sẽ bỏ qua.
Về Nghị định 67, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho biết, tổng dư nợ hiện nay là 10 nghìn tỷ đồng, trong đó nợ xấu 33%. Theo ông Hưng, quan trọng nhất đặt ra là giải pháp và cuối năm 2018, NHNN đã chủ động báo cáo Thủ tướng, để trên cơ sở đó triển khai các biện pháp, có giải pháp căn cơ, hiệu quả.
Thời gian qua, Ngân hàng đã chỉ đạo các tổ chứ tín dụng, cơ cầu lại thời hạn trả nợ cho ngư dân, ưu tiên thu nợ gốc, nợ lãi thu sau. Tuy nhiên, theo Thống đốc, trước tình hình nợ xấu phát sinh, tới đây sẽ tham mưu, hướng dẫn ngư dân sản xuất khai thác hiệu quả hơn; rà soát các trường hợp có thể hỗ trợ, nhưng nếu ỉ lại sẽ phối hợp thu hồi nợ.
06/11/2019 09:28
06/11/2019 10:30
Bộ trưởng Y tế: Chọn bác sĩ trẻ, tốt nghiệp loại giỏi, khá về 61 huyện nghèo
Làm rõ một số vấn đề liên quan, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết: Để nâng cao chất lượng đội ngũ bác sĩ ngành y tế ở vùng sâu, vùng xa, Bộ Y tế đã đưa ra đề án chọn các bác sĩ trẻ tốt nghiệp loại giỏi, loại khá, sau 6 năm đào tạo và thêm 2 năm chuyên khoa về 61 huyện nghèo trong cả nước như Mường Tè, Mù Căng Chải... Những bác sĩ thuộc đề án trên được hưởng nhiều chính sách ưu đãi.
Ngoài ra, theo bà Tiến vùng sâu, vùng xa cũng được ưu tiên về trái phiếu Chính phủ để xây dựng mới nhiều bệnh viện tỉnh, bệnh viện huyện và trạm y tế.
Bà Tiến cho biết, hiện ngành y tế đang triển khai hàng ngàn trạm y tế ở các tỉnh thành khó khăn theo mô hình y học gia đình.
"Chúng tôi đang triển khai 26 trạm mẫu, sắp tới sẽ khai trương để làm mẫu cho cả nước", bà Tiến nói và cho biết, chỉ số bảo hiểm y tế toàn dân đã đạt vượt mức, với vùng sâu, vùng xa Nhà nước gần như mua toàn bộ thẻ bảo hiểm cho người nghèo, cận nghèo, diện chính sách. Vì vậy, những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn có tỷ lệ bảo hiểm gần 100%", bà Tiến nói.
Về giá dịch vụ y tế, bà Tiến cho biết, ngành y tế đang tiến tới tính đúng, tính đủ, giúp các cơ sở y tế có nguồn thu, nâng cao thu nhập. "Cùng với đổi mới cơ sở y tế, đổi mới cơ chế tài chính và đặc biệt là thái độ của đội ngũ y bác sĩ, nên tỷ lệ hài lòng của người dân ở những vùng này đạt trên 80% với các dịch vụ y tế", bà Tiến cho hay.
06/11/2019 10:52
“Đường ra biển” sao lại hỏi ông Bộ trưởng Nông nghiệp?
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, đoàn Bến Tre chất vấn: Đường ra biển của ngư dân bị bịt kín bởi các khu nghỉ dưỡng, giải pháp của Bộ trưởng ra sao về việc này?
Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường hỏi lại: “Đường ra biển” sao lại hỏi ông Bộ Nông nghiệp? Bộ trưởng Cường nói thêm: Câu hỏi này hình như chưa đúng địa chỉ lắm, nhưng Bộ vẫn phải có trách nhiệm cùng với địa phương và các cơ quan quản lý.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân: Bộ Nông nghiệp phải có tiếng nói cho ngư dân, bởi ngư dân đánh bắt trên biển và là đối tượng Bộ Nông nghiêp phải lo. Bộ Nông nghiệp phải có tiếng nói với Bô ngành nào, địa phương nào đang bịt kín đường ra biển của ngư dân.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Nếu nói theo khía cạnh đó thì Bộ Nông nghiệp ủng hộ quyết liệt và sẽ cùng với bà con ngư dân, cùng với các thành phần nêu trách nhiệm vấn đề này để được sớm tháo gỡ.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị: Câu hỏi này chiều nay Phó Thu tướng sẽ trình bày thêm.
06/11/2019 11:08
06/11/2019 11:48