Có 49 kết quả :

Tri ân, tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh bảo vệ bến Vũng Rô và tàu Không số

Tri ân, tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh bảo vệ bến Vũng Rô và tàu Không số

TPO - "Năm tháng sẽ trôi đi nhưng sự hy sinh cao cả và cống hiến to lớn của các cô bác, anh, chị cùng với các anh hùng liệt sĩ của quê hương Phú Yên, của Tổ quốc Việt Nam sẽ mãi mãi ghi vào trang sử oanh liệt của dân tộc như một thiên anh hùng ca bất diệt. Sự hy sinh to lớn đó, đã trở thành biểu tượng cho ý chí kiên cường của quân và dân ta trong cuộc chiến chống Mỹ cứu nước cũng như sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay", nhà báo Lê Xuân Sơn bày tỏ.
Chút duyên với những con tàu không số

Chút duyên với những con tàu không số

TP - Có thể tôi cũng có chút duyên gì đó với các anh hùng liệt sĩ của Đoàn Tàu Không số. Bởi trong đời có một số sự kiện liên quan đến các bác, các chú mà mình được tham gia, được can dự, thậm chí chủ trì.
Huyền thoại tàu không số Vũng Rô, nơi những anh hùng làm nên phép lạ

Huyền thoại tàu không số Vũng Rô, nơi những anh hùng làm nên phép lạ

TPO - Hơn 200 tấn vũ khí từ miền Bắc chi viện chiến trường Nam Trung Bộ và Tây Nguyên cập bến Vũng Rô, vượt qua hành trình gian nan vào sâu trong lòng địch, những chiến sỹ trên chuyến tàu không số năm xưa đã biến điều không thể thành có thể, viết nên câu chuyện huyền thoại và mốc son đầy tự hào trong lịch sử dân tộc.  
Trước cổng chùa trên đảo Phan Vinh, thứ 2 từ trái qua là Hoà thượng Thích Thanh Nhiễu - Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật Giáo Việt Nam, thứ 3 từ trái qua là ông Nguyễn Văn Trường - Giám đốc Doanh nghiệp XD Xuân Trường, đơn vị được cấp phép và phát tâm tôn tạo 9 ngôi chùa trên 9 đảo ở Trường Sa

Ký sự Trường Sa: Lỡ hẹn với Phan Vinh

TP - Thật sự thì đi Trường Sa lần này, theo kế hoạch, chúng tôi được thăm tới 9 đảo, đảo nào cũng mong, nhưng nơi tôi muốn đến nhất chính là đảo Phan Vinh. Bởi tôi và báo Tiền Phong có một chút duyên nợ với cái tên Phan Vinh đó.
Người dân đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản trên cảng Vũng Rô - Ảnh: CÔNG HOAN

60 năm đường Hồ Chí Minh trên biển: Để vang mãi khúc tráng ca

TP - Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cảng Vũng Rô (ở thôn Vũng Rô, xã Hòa Xuân Nam, thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên) là địa danh gắn liền với những chiến công hiển hách của đoàn tàu không số. Vùng đất ấy đang từng ngày đổi thay và trở thành “địa chỉ đỏ” cho thế hệ trẻ Phú Yên hôm nay.
Thế hệ trẻ Khánh Hòa thả hoa tưởng niệm các chiến sĩ tàu không số C235 tại bến Hòn Hèo. Ảnh: Công Hoan

Hòn Hèo hôm nay

TP - Một ngày giữa tháng 10, chúng tôi có dịp trở lại xã đảo Ninh Vân (thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa), vùng đất khắc ghi sự hy sinh anh dũng của thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh cùng 13 chiến sĩ tàu không số C235 hàng chục năm về trước tại bến Hòn Hèo.
Cán bộ, chiến sĩ Đoàn 125 nhận hàng lên tàu không số để vận chuyển cho chiến trường miền Nam. Ảnh: T.L

Tìm hướng vận chuyển mới

TP - Gia nhập đoàn tàu không số khi đường Hồ Chí Minh trên biển thành lập gần 3 năm, ông Vũ Trung Tính đã 18 lần tham gia các chuyến vượt biển vận chuyển vũ khí cho chiến trường. Việc gia nhập đoàn tàu không số giúp ông hiểu hơn về lịch sử con đường huyền thoại này, đồng thời cũng để lại cho ông những kỷ niệm không quên trong những lần tham gia vận chuyển vũ khí trên Biển Đông.
Bên bức ảnh tàu C235 treo tại nhà, CCB Lê Duy Mai kể cho chị Doãn Thị Thu về trận chiến đấu dũng cảm năm xưa của các đồng đội. Ảnh: Kiến Nghĩa

60 năm đường Hồ Chí Minh trên biển: Những cuộc gặp nghĩa tình

TP - Hơn 4 năm trước, nhân kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh liệt sĩ 27/7, báo Tiền Phong đã tổ chức các hoạt động tri ân về chiến công của tàu C235 huyền thoại, trong đó có mời những cựu chiến binh (CCB) còn sống cùng thân nhân các liệt sĩ (LS) của con tàu này tham gia chương trình. Việc mời tham gia chương trình trên của báo với mong muốn kết nối để có sự gặp gỡ đầy đủ hơn giữa những CCB tàu C235 và thân nhân LS của con tàu.
Các cựu chiến binh và thân nhân liệt sĩ tàu C235 trong cuộc gặp tại nhà bà Hường năm 2017. Ảnh: Kiến Nghĩa

Tình người hậu cứ

TP - Trong số những người đã cứu chữa, chăm sóc cho các thành viên tàu C235 thoát khỏi sự truy kích của địch ngày ấy, có hai người khá đặc biệt. Sau khi kết hôn với nhau, nơi ở của họ trở thành điểm dừng chân của những đồng đội và thân nhân liệt sĩ mỗi khi đến thăm viếng các liệt sĩ tàu C235. Hằng năm, vào ngày các thủy thủ tàu C235 hy sinh, vợ chồng họ đều tổ chức cúng giỗ cho các liệt sĩ.
Các CCB tàu C235 Lê Duy Mai, Hà Minh Thật, Lâm Quang Tuyến, Nguyễn Hồng Phong trước tấm bia ghi danh các đồng đội liệt sĩ tàu C235 tại Khu di tích lịch sử Quốc gia Hòn Hèo. Ảnh: KIẾN NGHĨA

Bản hùng ca bất tử mang tên C235

TP - Sau khi bến Vũng Rô (tỉnh Phú Yên) bị địch phát hiện, bến Hòn Hèo (tỉnh Khánh Hòa) được lựa chọn để làm nơi giao nhận vũ khí. Tại đây, ngày 1/3/1968, thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh và các thủy thủ tàu C235 đã viết nên bản hùng ca bất tử về tinh thần quả cảm, sẵn sàng hy sinh của các chiến sĩ làm nhiệm vụ tại đường Hồ Chí Minh trên biển. Đến nay, di tích tàu không số C235 ở bến Hòn Hèo năm xưa trở thành Khu di tích lịch sử Quốc gia.
Anh hùng Hồ Ðắc Thạnh kể chuyện vận chuyển vũ khí vào bến Vũng Rô cho thế hệ trẻ hôm nay. Ảnh: D.T.X

Huyền thoại về con tàu ba lần vào Vũng Rô

TP - Trong lịch sử đường Hồ Chí Minh trên biển, tàu 41 (sau đổi thành tàu HQ-671) với thành tích ba lần vào bến Vũng Rô giao vũ khí cho chiến trường Khu 5 là một trong những chiến công vang dội nhất. 3 lần, trong hơn hai tháng, tàu hoàn thành nhiệm vụ giao gần 200 tấn vũ khí và trở về an toàn. Hiện tàu HQ-671 được công nhận là Bảo vật quốc gia.
Thủ tướng gặp mặt cựu chiến binh Đoàn tàu Không số. Ảnh baochinhphu.vn

Thủ tướng gặp mặt cựu chiến binh Đoàn tàu Không số

TPO - Chiều 21/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc gặp mặt thân tình một số cựu chiến binh Hội Truyền thống Đường Hồ Chí Minh trên biển toàn quốc – tổ chức đại diện cho hàng nghìn cán bộ, chiến sỹ làm nhiệm vụ trên con đường biển mang tên Bác ở cả ba miền Bắc - Trung – Nam.
Bạn trẻ và cựu binh tàu không số giữa Biển Đông. Ảnh: Thế Duyệt

Giới trẻ nhìn Tổ quốc từ biển

TP - Nằm trong số 150 bạn trẻ đầu tiên trong thời bình xuyên Việt trên biển khi tham gia Hành trình theo dấu tích đường Hồ Chí Minh trên biển (tháng 10 - 2011), những người trẻ họ có cách nhìn mới về Tổ quốc.
Đoàn hành trình trong buổi giao lưu với giới trẻ Quảng Ngãi

Sức sống biển đảo

TP - Ngày 10 - 10, tại Quảng Ngãi, các thành viên đoàn, cựu chiến binh tàu không số và bạn trẻ địa phương có nhiều hoạt động hướng về biển đảo.